Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, March 28, 2024

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 277 (15-10-2017)


Bộ phim của những kẻ chống tự vệ !!!

Nhà cầm quyền Việt cộng đang hoảng loạn bởi túng quẫn tài chính, do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì đã khai thác một cách bừa bãi, do dầu khí ở Biển đông khó hút lên vì sự hăm dọa của Tàu cộng, do công khố ngày càng rỗng tuếch vì tham nhũng, bất tài và vô trách nhiệm, do các loại viện trợ của nước ngoài, từ ODA đến viện trợ không hoàn lại ngày càng bị thu hẹp, vì không minh bạch trong việc sử dụng, do núi nợ công ngày càng đùn cao: ít nhất tới 210 % GDP, tương đương khoảng 431 tỷ đô Mỹ, do kiều hối ngày càng suy giảm: từ 13,5 tỷ đôla năm 2015, xuống 9 tỷ năm 2016 và năm nay dự đoán còn khoảng 6 tỷ.

Thế nhưng, giữa cơn lo buồn đó, Ba Đình cũng được chút niềm vui do bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” 10 tập của hai đạo diễn người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick mang lại. Vui ở chỗ bộ phim trình bày ông Hồ Chí Minh như một con người yêu nước và cuộc tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa như một hành vi giải phóng khỏi áp bức, giành độc lập tự do và thống nhất xứ sở. Đối với Hà Nội, niềm vui này chưa trọn vẹn lắm, vì Ken Burns và Lynn Novick có nói huỵch toẹt tổng số thương vong nặng nề của bộ đội trong toàn thể cuộc chiến, trong cuộc công kích tết Mậu Thân, cũng như tổng số quân Trung cộng vào trấn giữ “hậu phương” miền Bắc để Bắc quân rảnh tay đánh miền Nam, những con số mà Việt cộng luôn tìm cách che giấu. Ngoài ra, nhận xét “Việt cộng tàn bạo” trong nhiều trường hợp cũng khiến Hà Nội không hài lòng. Cho đến nay, bộ phim vẫn chưa được phép chiếu tại Việt Nam, dù người trong nước vẫn có thể xem trên mạng.

Đã có nhiều phê bình trái ngược nhau về bộ phim đã dành cả 10 năm chuẩn bị và tốn trên 30 triệu USD này. Riêng đối với đồng bào miền Nam, đồng bào hải ngoại, các cựu chiến binh Hoa Kỳ và một số người am hiểu lịch sử, bộ phim đã gây công phẫn vì rõ ràng có tính thiên lệch.

Sự thiên lệch trước tiên thể hiện qua số người được phỏng vấn. Ken Burns đã hỏi chuyện 79 nhân vật chia làm ba phe: Phe người Mỹ gồm các nhà lãnh đạo, các nhà truyền thông, các cựu chiến binh và gia đình; phe CS gồm sĩ quan binh lính quân đội, các nhà văn, nhà  báo và dân chúng; phe VNCH gồm vài cựu tướng tá, nhà ngoại giao, nhà trí thức, dân biểu cùng một nhà văn nữ. Phe người Mỹ vượt trội về nhân số (trên 50) và thời gian phát biểu, trong đó đặc biệt có Neil Sheehan, nhà báo thiên tả của New York Times, chống VNCH và là tác giả của bộ sách “A Bright Shining Lie” (Một lời nói dối tỏa sáng) cùng một số cựu chiến binh tiêu cực, hèn nhát, đáng thương như John Musgrave hay Mogie Crocker và gia đình. Đa số họ đều trách và chống lại sự tham chiến của Mỹ. Phe CS cũng khoảng trên 20 người gồm bộ đội như Bảo Ninh, Lê Quang Công, Nguyễn Văn Tống, Lê Công Huân, Đồng Sĩ Nguyên, rồi một vài nhà văn nhà báo… Họ có những lời phát biểu đanh đá, bài bản, thuộc lòng, mà theo tiết lộ của đạo diễn Lynn Novick trong cuộc phỏng vấn cuả BBC, là do đã được đảng và nhà nước hướng dẫn và tham mưu trước: phải nói ra sao và không được nói những gì. Điều này dễ hiểu! Phe VNCH, số người được phỏng vấn ít nhất, chỉ có 8. Phát biểu của họ thường rất ngắn, đôi khi chỉ được 1 hay 2 câu (hay đã có thể dài mà bị cắt bớt).

Sự thiên lệch tiếp đến thể hiện qua việc chọn nhiều bức hình phản ảnh sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến VN. Nào hình ảnh (đưa lên 2 lần) Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công khủng bố Bảy Lốp ở đường phố Sài Gòn trong biến cố Mậu Thân (Việc này đã sáng tỏ với bức thơ xin lỗi của phóng viên Eddie Adams, người đã chụp bức ảnh). Nào hình ảnh của Nick Út chụp bé gái trần truồng tên Kim Phúc bị phỏng bom napalm khi Bắc quân tấn công Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972. (Bỏ bom lầm lẫn của không quân chuyện bất khả kháng trong mọi chiến trận). Nào hình ảnh Trung úy William Calley bắn giết dân lành gồm đàn bà con nít ở Mỹ Lai ngày 16-3-1968. (Tay này đã bị tòa án quân sự Mỹ xử chung thân). Nào hình ảnh chết chóc với nhiều quan tài phủ quốc kỳ Mỹ. (Việc này tác động lên tâm lý dân chúng Mỹ đưa tới phản chiến)… Trong khi đó những hình ảnh tàn ác của VC như sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, trường học, nhà thờ, chùa chiền, điển hình là các cuộc đấu tố tử hình hàng trăm ngàn người trong Cải cách ruộng đất, vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy giết chết hơn 200 em học sinh… hoặc hình ảnh người dân chạy nạn bị VC thảm sát trên Đại lộ Kinh hoàng (1972), Quốc lộ 7 (1975) thì không có. Hơn 6,000 thường dân bị giết trong biến cố Mậu Thân, Ken Burns cũng nói là chết dưới đống đổ nát, dù sau đó có phân cảnh tìm ra tử thi hài cốt của một số nạn nhân bị chôn sống bởi VC. (Hồi 6 bộ phim).

Sự thiên lệch còn tỏ ra qua việc phim chỉ nêu lên những trận đánh nhỏ mà phần thiệt hại về phía quân đội VNCH và cố vấn Mỹ như Ấp Bắc, Bình Giả, Đồng Xoài trong khi những trận đánh lớn cấp quân đoàn hoặc nhiều sư đoàn chủ lực với chiến thắng vang dội của họ như Kontum, An Lộc, Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa thì bộ phim không đề cập.

Tất cả những nét thiên lệch trên đều xuất phát từ chính định kiến của hai đạo diễn. Burns và Novick trước hết trình bày chiến tranh VN là nội chiếndù rằng họ đã đưa vào vài chi tiết về sự can thiệp của khối CS mà đại biểu là Liên Sô và Tàu Cộng. Burns nói rằng Hà Nội không chủ trương dùng quân sự để xâm chiếm miền Nam vì còn phải lo tái thiết miền Bắc sau bao năm đánh nhau với Pháp!?! Ông đổ thừa cho chính phủ VNCH đàn áp đẫm máu đám Việt cộng mà ông dư biết là doHồ Chí Minh để lại ở miền Namlàm như các tên nằm vùng này là những  dân hiền lành vô tội!Chẳng biết lấy tài liệu ở đâu mà ông cho rằng chính quyền miền Nam giết hàng trăm ngàn kẻ “vô tội” này để đến nỗi họ phải đứng lên lập ra Mặt trận Giải phóng, dù ông cũng rõ tổ chức này đã do đảng CS khai sinh trong kỳ Đại hội lần thứ ba tại Hà Nội ngày 20-12-1960.

Burns ca tụng Hồ Chí Minh và những người CS là yêu nước, đấu tranh cho độc lập. Ông đưa hình ảnh Hồ viết tâm thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Wilson để bày tỏ ước mong được giúp đánh Pháp giành độc lậpBurns đổ lỗi cho Mỹ đã chọn Pháp làm đồng minh nên đẩy Hồ vào thế chống Mỹ! Trong mấy tập đầu, Burns không tiếc công trình bày hình ảnh HCM giản dị, thân cận với dân nghèo, một lãnh tụ được toàn thể nhân dân miền Bắc kính yêu!?! Ngược lại, ông ta đưa ra hình ảnh Tổng thống Ngô Đình Diệm quan liêu như để so sánhgiới thiệu Cụ Ngô qua lời của giới chức Mỹ (kiêu căng”“ngạo mạn”, “một đấng cứu thế không có thông điệp”), đang khi đó là một nhà ái quốc chân chính, chỉ trong 9 năm đã xây dựng một miền Nam hòa bình và phát triển. Bất cứ lúc nào, Burns cũng nói giới lãnh đạo VNCH toàn là những kẻ tham quyền và hám lợi, cố tình bỏ qua việc giết người dã man của HCM suốt thời gian trước và sau khi nắm quyền lực, từ Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, qua Xét lại Chống đảng, đến Tổng Công kích Mậu Thân

Chính vì lập luận rằng chiến tranh tại VN là một cuộc nội chiến, hơn nữa là nỗ lực giành lại tự do, xây dựng dân chủ hết sức chính nghĩa mà đảng CS và nhà cầm quyền miền Bắc thấy cần phải làm đối với miền Nam đầy áp bức và nô lệ, nên Ken Burns và Lynn Novick cho rằng sự can thiệp củachính phủ Hoa Kỳ là sai trái, và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ là phải đạo. Trong mỗi tập, hầu như đều có hình ảnh dân phản chiến Mỹ biểu tình chống chính sách các Tổng thống Mỹ về chiến tranh VN, nhưng không thấy Burns nói đến những tên trùm gián điệp Liên Xô hay cả một ủy ban quốc tế CS đứng sau lưng phong trào đó. Trong tập 8, khi nói về Hiệp định Paris, Burns cho rằng cả hai phe đều cố tình vi phạm. Ông ta quên rằng lãnh thổ miền Nam là của VNCH mà quân CS phải rút khỏi, đi về Bắc, y như quân đội Hoa Kỳ đã triệt thoái về Mỹ. Burns cũng biết Hà Nội không rút quân mà còn lợi dụng thời cơ cho xe tăng, pháo binh ồ ạt và công khai vào Nam như đi trên xa lộ, đang khi quân miền Nam chỉ biết chống đỡ với đạn dược ngày càng vơi dần. Trong phim ông chỉ qua loa nói đến cuộc chiến Đại Hàn, mà không đặt vấn đề Việt Nam vào trong một bối cảnh rộng lớn là âm mưu xích hoá của CS như đã diễn ra tại Philippin, Kampuchea, Ai Lao, Mã Lai, Nam Dương và tại nhiều nước Âu châu khác.

          Điều ấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì Ken Burns trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến” và cho đến nay, qua bộ phim, vẫn là một kẻ theo phái tả. Nhưng dành danh xưng “phản chiến” cho ông và đoàn làm phim (cũng như cho những nhân vật cộm cán trong phong trào ấy tại Mỹ thời ấy) có thật sự chính đáng không? Theo nghĩa thông thường, “phản chiến” có nghĩa là chống lại chiến tranh, cổ vũ hòa bình. Việc này là tốt đẹp. Nhưng những lãnh đạo phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ (mà nay người ta còn nhớ đến tên tuổi như các ca sĩ Jane Fonda, Joan Baez, chính khách như Robert Kennedy, John Kerry, tại Âu châu như các triết gia Jean-Paul Sartre, Bertrand Russell và nhiều trí thức thiên tả khác…), nếu chịu khó suy nghĩ và tìm hiểu, đều biết từ sau Thế chiến Thứ hai, những cuộc xâm lăng hầu hết đều đến từ các nước Cộng sản. Liên Xô xâm lăng Đông Âu, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, Mông Cổ, Hồi Hồi. Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Bắc Việt xâm lăng Nam Việt… Nếu phản đối chiến tranh thì họ phải kết án trước tiên những đoàn quân cờ đỏ sao vàng hay búa liềm vàng đang ồ ạt tiến chiếm những vùng đất tự do, những chế độ dân chủ, những chính quyền hợp pháp. Không thể có chuyện lên án phe tự vệ, những chính phủ đang tìm cách gìn giữ lãnh thổ và tự do của mình, lên án chính phủ Hoa Kỳ mà qua bao đời Tổng thống, kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay, luôn trợ giúp nhiều quốc gia chống lại cộng sản, thậm chí đã giúp giải thoát cả Khối Đông Âu, và sau đó giúp phát triển. Tại VN, Mỹ đã phải rút lui do nhiều sai lầm về chiến lược và chiến thuật, nhưng sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho miền Nam bị CS xâm lược là chính đáng và cần thiết. Cứ nhìn cảnh hàng chục triệu người chạy trốn các chế độ CS, gần trăm triệu người bị CS sát hại, hàng mấy chục nước tang thương lụn bại vì bị CS thống trị thì biết chính nghĩa nằm nơi đâu.

Burns và Novick hãy noi gương những con người đã phản tỉnh sau khi nhìn thấy mặt thậ chế độ CS như Joan Baez, Jean-Paul Sartre và 6 tác giả đồng viết cuốn “The god that failed” (Vị thần mà đã thất bại) là Louis Fischer, André Gide, Arthur Koestler, Ignazio Silone, Stephen Spender và Richard Wright. Còn cho đến thời điểm này mà vẫn cứ mù quáng như qua bộ phim Vietnam War thì đó không phải là những kẻ phản chiến mà là những kẻ phản tự vệ, chống tự vệ, đáng khinh bỉ vô cùng và bộ phim cũng chỉ đáng vứt vào sọt rác.

Ban Biên Tập. Bán Nguyệt san Tự do Ngôn luận số 277

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh