Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, April 25, 2024

Tính kiểu chén cơm: “Bao giờ dân nổi can qua”


Dân vốn dễ rơi vào hiện tượng “lệ rơi”, lại thêm tâm lý “tre làng”, nên gặp tuyên truyền sỏi thì bị lôi cuốn, xong khi định hình chế độ công an trị, thì mấy đời dân cũng chẳng thể nổi can qua.

Khát vọng để Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ là một chặng đường dài, đấu tranh không ngừng, nó là cuộc đấu tranh không tiếng súng, một cuộc đấu tranh nhằm cải tạo ý thức xã hội về dân chủ.

Thực vậy, chế độ dân chủ kết quả của tinh thần dân chủ, hay tinh thần công dân về các giá trị dân chủ.

Những câu nói như, “Bầy tôi giết vua/ phế vua có được chăng?” chính là chính là câu hỏi luận về tính dân chủ. Tương tự như, “chính phủ yếu kém có thể phế truất được hay không”? – Và chỉ khi nào dân chúng hỏi nhau về điều này, thì nghĩa là đã có sự tiệm cận về các giá trị dân chủ, đào tạo bài bản hơn về thuộc tính đó sẽ đưa họ trở thành những con người cách mạng.

“Chính phủ ơi… Cứu dân”

Thực ra, tập tính dân chủ từ đời xưa đã có, thông qua bầu kẻ cai làng, phép vua phải thua làng xã là bởi vậy. Chưa kể hội nghị Diên Hồng năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp.

Tuy nhiên, càng về sau này, tinh thần dân chủ lại càng ít đi, hoặc giả như, nó không còn được duy trì thường xuyên. Việc có nó hay không phụ thuộc vào một vị minh quân hay một người chủ xướng nào đó có tầm kêu gọi mọi người. Lễ độ, khuôn phép là cách sống thường ngày người dân, dù có tỏ ra tiêu cực thái quá ở những thời điểm khác nhau, nhưng nó cũng chóng được xoa dịu bởi một hành động nhỏ của lãnh đạo.

Rời rạc và yếu đuối – đó chính là tất cả những gì mà tinh thần dân chủ người Việt được biểu hiện. Thành ra hầu như cả dân tộc được thừa hưởng những yếu tố tiêu cực từ giai cấp: an phận thủ thường, dễ dẫn dắt (nông dân), cam chịu kham khổ (công nhân), dễ tin (tiểu tư sản), ham lợi (tư sản).

Nếu ở Đà Nẵng, có ông Nguyễn Bá Thanh với chính sách cho đất, cho nhà một số người – mà khiến cho hàng trăm con người, bao gồm cả dòng họ người được nhận nhà đi ra để đón, chưa kể hiệu ứng “tiếng lành đồn xa” khiến cho người người yêu mến, xây cầu làm đường đã xóa đi tham nhũng (làm cầu, bán đất tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc…) và độc tài hành xử (trong cách trị tướng công an), người dân chỉ còn biết mỗi công chứ không hề đoái hoài đến tội, đủ biết chính sách tuyên truyền “bỏ con son sắt, bắt con cá rô” của ông tài như thế nào?

Hay như mới đây, báo Dân Trí cho đăng tải bài mang tên “Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, bất ngờ dừng xe chia sẻ với người nghèo bên đường”, dù nặc mùi truyền thông, nhưng đã thu hút không biết bao nhiêu comment (phản hồi), mà đại ý là: “Đó chỉ là một hành động nhỏ nhưng thể hiện một tấm lòng lớn làm ấm lòng biết bao nhiêu hoàn cảnh. Đất nước này cần nhiều hơn nữa những vị lãnh đạo như thế này”. Hành động nhỏ của lãnh đạo đã làm biến mất tì vết to trong việc quản lý lao động phổ thông Trung Quốc – vốn đang tràn ngập tại khu kinh tế Vũng Áng formosa, cũng như comment của người tên ĐỨC TÙNG (ductung111@gmail.com) chìm nghỉm dưới các lời tán tụng có cánh, cảm phục, xúc động, cảm kích trước hành vi của vị công bộc, “Không biết do cấp dưới không báo cáo,hay ông chủ tịch nhiều việc quá bỏ rơi một gia đình TB nặng không giãi quyết. Khi HĐGPMB Huyện Đức Thọ làm sai năm 2006 Mặc dù đã có kết luận của Thanh Tra CP và văn bản số 8378 VPCP-V.I /24/10/2014 chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc như sau Đồng ý với kiến nghị của Thanh Tra Chính Phủ Tại văn bản số 1706/BC-TT-CP/24/7/2014,UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện ‘GIải quyết khiếu nại của ông Phùng đức Tùng Báo cáo kết quả lên Thủ Tướng CP’ nhưng đã hơn 3 tháng vẫn không được ông chủ Tịch giải quyết. Tôi biết kêu ai khi chính quyền làm sai?”.

Hay ngay như cách bà con mất đất, đặc biệt là bà con tiểu thương (từ Sài Gòn, Buôn Mê Thuột cho đến Nha Trang gần đây) đều giăng băng-rôn, khẩu hiệu bất hủ: “Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm”; “Chính phủ ơi… Cứu dân”… Và trong quá trình biểu thị đòi hỏi quyền lợi, không thiếu bài Quốc ca.

Thế mới biết, người dân phải cầu cạnh, phải nhờ ơn Đảng, ơn chính phủ soi xét ngay trong những phi lý, bất công mà chính thể chế đã gây ra.

“Bao giờ dân nổi can qua”

Phải thừa nhận rằng, người dân Việt Nam là dân xứ có tính chén cơm, nên khi không bị động chạm vào chén cơm hoặc bị cướp cơm thì họ hiếm khi lên tiếng hoặc có những hành vi cảm tình với đấu tranh dân chủ, nhưng dù bị cướp, tước mất chén cơm thì khi lãnh đạo cho lại một chén thì người dân lại trở về với sự khoan dung cần thiết để tha thứ mọi tội lỗi, quên hết những lỗi lầm, những việc làm không hay của công bộc. Rồi sau đó, tất cả sẽ đi vào mùa lễ tết, hội họp, ca múa, nhảy nhót, ăn nhậu.

Thế nên, giả như tết này, ông chủ tịch, bí thư nào đang làm công bộc tại điểm nóng đất đai, cứ ra sức chịu khó lội bộ đi thăm người nghèo, xoắn tay trộn vài thớ xi măng pha cát trong làm đường nông thôn, hay gửi lời thăm hỏi, động viên cùng một bịch hạt dưa cho người nghèo, thì truyền thống sẽ đưa các ông ấy lên tít mù khơi, và dĩ nhiên… dân sẽ nghẹn ngào xúc động, có “cảm tình cách mạng” với người công bộc tận tụy đó.

Dân vốn dễ rơi vào hiện tượng “lệ rơi”, lại thêm tâm lý “tre làng”, nên tuyên truyền thì lôi cuốn, xong lại định hình chế độ công an trị, thì mấy đời dân cũng chẳng thể nổi can qua. Nó dần không còn nằm ở trình độ học vấn nữa, mà nằm ở việc trình độ nhận thức ra sao, nhận thức ở thực tiễn (nạn nhân chính sách công, các công cụ của thể chế) – 1, luồng tri thức sách vở (các quyền cơ bản con người) – 2, và luồng thông tin xã hội (sự phản ảnh bất công trên các công cụ truyền thông – báo chí) – 3.
Ba nhận thức ấy tương quan lẫn nhau, đặc biệt trong thể chế hiện nay, có là giấy đảm bảo cho một người thực sự trải nghiệm rõ ràng, và đi tới một tinh thần dân chủ vững mạnh, đủ để đối chọi, đứng vững dưới các chiêu trò tuyên truyền và các hình thức đàn áp khác nhau trong xã hội.  Nhưng muốn cải tạo theo phương cách nhận thức đó, phải đi từ cải tạo một nhóm người trí thức (1-2-3), sau đến những công chức nhà nước (2-3), và cuối cùng là giới lao động bình dân (1-2-3). Và để làm được như thế thì về mặt chủ quan phải ở dạng đã và đang triển khai các hoạt động cải tạo đó (báo chí, tọa đàm, hội thảo, đề cao tinh thần dân tộc, quỹ hội thiện nguyện), còn khách quan là sự sụp đổ không vãn hồi của nền kinh tế, là tinh thần dân tộc trước chủ quyền. Chính yếu tố khách quan sẽ thu hút một lượng lớn người tìm đến với các hoạt động cải tạo, hoặc tham gia, hoặc ủng hộ. Như thế, để biết rằng, mọi lý luận không thể xóa bỏ một chế độ, mà nó tạo ra tính hợp lý để diễn tả trạng thái suy yếu chế độ, từ đó tạo điểm ảnh, để thúc đẩy người dân kết thúc một chế độ.

Và sự cải tạo ý thức một phần xã hội không nhằm đem lại những ảo ảnh, mà phải đem lại hy vọng và tư tưởng mới về một xã hội tốt đẹp, động lực cho việc tiến tới hành động. Có thế thì mới đem lại ý thức cho người dân rằng, ”nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam… thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước.”

Nguồn: Lan Hoa @ VNTB

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh