Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, March 28, 2024

Giá trị Nhân Quyền trong buổi điều trần ngày 10/10/2018 về EVFTA


Những dân biểu Quốc hội Liên Minh Châu Âu (EU) và những NGO quốc tế vẫn vững lòng tin vào Giá trị Nhân Quyền, đã và đang nhất quyết đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải có những hành động cụ thể và ngay lập tức, để chứng minh sự quyết tâm tôn trọng Nhân quyền của phía VN, trước khi Quốc hội EU đồng ý phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tư Do giữa Việt Nam và Liên Âu (gọi tắt là EVFTA).

Ngày 10/10/2018, Ủy ban INTA (Thương mại quốc tế) của Quốc hội EU đã tổ chức một buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam. Mục đích để các nhà đàm phán chính cũng như các chuyên gia, các bên liên quan (kinh doanh, nhân quyền, kể cả lao động và môi trường) từ EU và từ Việt Nam, có dịp trình bầy về “Những Lợi ích và những Giá trị” liên quan đến EVFTA.

Các dân biểu hiện diện thu thập tin tức, đặt câu hỏi, phê bình và đưa ra những đòi hỏi sửa đổi. Sau buổi điều trần, họ sẽ trình bày vấn đề cùng những nhận định với những đồng nghiệp trong liên minh chính trị của mình (không phải theo nhóm đại diện cho từng quốc gia), để mọi dân biểu nắm vững mọi khía cạnh trước khi biểu quyết phê chuẩn. Tùy vai trò một dân biểu đang nắm giữ trong liên minh chính trị của mình, nhận định của người này có thể định hình các quyết định bỏ phiếu của toàn nhóm.

Cuộc vận động hành lang của “VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền”

Ngày 16/09/2018 “VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền” đã gửi thư cùng lập trường chính thức (Position Paper) tới các Dân Biểu Quốc hội EU thuộc mọi đảng phái. Trong bản lập trường chính thức, VETO! nhấn mạnh đến vấn đề vi phạm nguyên tắc của Hiệp định là một vi phạm căn bản:

“Văn bản “Hiệp định Thương mại Tự do” giữa Liên minh châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (EVFTA) bắt đầu với lời xác định tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền được nêu trong “Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện VN-EU” ký kết năm 2012. Đồng thời EVFTA cũng tái khẳng định cam kết của mình theo đúng các nguyên tắc được nêu rõ trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Do đó, sự tôn trọng các quyền con người là một bộ phận quan trọng của EVFTA và vi phạm các quyền này là một vi phạm nguyên tắc của thỏa thuận.

Thật không may, kể từ khi triển khai thực hiện Hiệp định PCA vào năm 2012 và kể từ khi kết thúc đàm phán EVFTA vào năm 2016, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi một cách đáng kể: số lượng người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và bị kết án vẫn đang tăng đều đặn, dù trong lĩnh vực tự do Tôn giáo, ý kiến, báo chí hoặc hiệp hội, khiến Quốc hội châu Âu đã lên tiếng đặt vấn đề rất nhiều lần, nhiều như chưa từng bao giờ phải làm trước đây. Trong những tình huống này, quyết định của EU phải được dựa vào các hành động chứ không phải là lời hứa của Việt Nam trong quá trình phê chuẩn EVFTA.”

Xử dụng 24 văn bản/ bài viết quốc tế, cũng như một bảng phân tích chi tiết về những tù nhân chính trị hiện nay, VETO! đúc kết một số điều kiện nhà nước VN phải hoàn chỉnh trước khi Quốc hội EU phê chuẩn Hiệp định EVFTA:

1/VETO! kêu gọi EU chỉ phê chuẩn EVFTA sau khi Việt Nam phê chuẩn ba Quy ước ILO nòng cốt 87, 98 và 105, và ban hành luật lao động, cũng như luật công đoàn hoặc hiệp hội phù hợp.

2/ VETO! đặc biệt nhấn mạnh việc trả tự do trước khi ký EVFTA cho tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam đã bị bắt hoặc bị kết án kể từ khi hoàn tất PCA, đặc biệt là những người trong danh sách quan tâm của Quốc hội châu Âu.

3/ Phải thiết lập một cơ chế đền bù và giúp đỡ nạn nhân trong trường hợp bị tước đoạt bất hợp pháp quyền sở hữu bất động sản hoặc tài sản di động.

4/ Phải thiết lập cơ chế đánh giá tác động của các phiên Đối thoại Nhân quyền

EU-VN, với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ độc lập. Cơ chế này phải được thêm vào các cơ chế hiện hành đánh giá những chính sách thương mại của EVFTA. Trong trường hợp vi phạm nguyên tắc điều 57 của PCA, trong đó bao gồm các vi phạm nhân quyền, phái đoàn Đối thoại NQ phải khuyến cáo Ủy ban Hỗn hợp EU-VN áp dụng các biện pháp thích hợp để sửa sai và tránh tái phát.

Từ đầu tháng 10/2018, VETO! đã có một chương trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với các dân biểu. Những dân biểu Quốc Hội EU đã lên tiếng trong buổi điều trần đầu tiên liên quan đến EVFTA ngày 10/10 vừa qua, cũng là những dân biểu giữ những chức vụ then chốt trong các ủy ban của Quốc hội EU.

1/ DB P.A.Panzeri, Ý, đảng S&D Xã hội dân chủ, Chủ tịch tiểu ban Nhân quyền DROI, thành viên Ủy ban Ngoại giao AFET,thành viên Hội nghị các chủ tịch.

2/ DB Barbara Lochbihler, Đức, đảng Grüne/EFA Xanh, Phó chủ tịch tiểu ban Nhân quyền DROI, thành viên Ủy ban Ngoại giao AFET, thành viên Phái đoàn quan hệ với các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN (DASE), Báo cáo viên của “Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện VN-EU” (PCA).

3/ DB Werner Langen, Đức, đảng EPP Nhân dân châu Âu, Chủ tịch (DASE) Phái đoàn quan hệ với các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.

4/ DB Maria Arena, Bỉ, đảng S&D Xã hội dân chủ, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế , thành viên FEMM Ủy ban về quyền phụ nữ và bình đẳng giới

5/ DB Jude Kirton-Darling, Anh, đảng S&D Xã hội dân chủ, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế, thành viên PETI Ủy ban kiến nghị

6/ DB Karoline Graswander-Hainz, Áo, đảng S&D Xã hội dân chủ, phó chủ tịch DLAT Phái đoàn Hội đồng nghị viện châu Âu-Mỹ Latinh, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế, thành viên phòng bị DASE Phái đoàn quan hệ với các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.

7/ DB Heidi Hautala, Phần Lan, đảng Grüne/EFA Xanh, Phó chủ tịch Quốc hội Liên minh châu Âu. Một trong những trách nhiệm lớn của bà là thay mặt chủ tịch EU trong địa hạt châu Á-Thái bình Dương

8/ DB Alessia M.Mosca,đảng S&D Xã hội dân chủđảng S&D Xã hội dân chđảng S&D Xã hội dân chủđảng S&D Xã hội dân ch Ý, đảng S&D Xã hội dân chủ, Phó chủ tịch Ủy ban Phái đoàn quan hệ với bán đảo Ả Rập, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế,

9/ DB Eleonora Forenza, Ý, đảng GUE-NGL Cánh tả thống nhất châu Âu, Phó chủ tịch Ủy ban Phái đoàn Quốc hội EU-Chile, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế,

10/ DB Christofer Fjellner, Thụy Điển, đảng EPP Nhân dân châu Âu, thành viên INTA Ủy ban thương mại quốc tế.

Cần luận cứ có cơ sở

EVFTA trước hết là một hiệp định thương mại. Nhờ Liên Minh châu Âu, đối tác của VN trong hiệp định này là một đối tác tự nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ Nhân quyền và Môi sinh, nên việc hình thành hiệp định phải trải qua nhiều giai đọan do nhiều cơ quan khác nhau phụ trách.

Ủy ban châu Âu (cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu) phụ trách việc đàm phán, thảo văn bản, rà xét pháp lý và ký kết. Dĩ nhiên mục đích cuối cùng của họ là EVFTA đi vào hiệu lực. Nhưng muốn vậy, sau khi EVFTA được nhà cầm quyền VN và Ủy ban châu Âu ký, EVFTA còn phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Liên minh châu Âu (Hội đồng EU,Counsel) và Quốc hội Liên minh châu Âu.

Muốn tác động vào quyết định của Hội đồng EU hay Quốc hội EU cần tìm hiểu chức năng, quyền lực, cách tổ chức và cách vận hành …của những cơ quan này.

Buổi điều trần về EVFTA ngày 10/10/2018 là do Ủy ban thương mại quốc tế của Quốc hội EU tổ chức, với mục đích để các dân biểu lắng nghe, trực tiếp đặt câu hỏi, đưa ra những phê bình và đòi hỏi với những phía liên quan, và sẽ trình bày sự hiểu biết cũng như nhận định của mình cho các đồng nghiệp trong liên minh chính trị của mình.

Để theo dõi cách làm việc đứng đắn và sự tôn trọng cũng như tin tưởng ở giá trị Nhân quyền của các dân biểu Quốc hội EU, có thể theo dõi video về cuộc điều trần tại

http://www.europarl.europa.eu/ep-live/en/committees/video?event=20181010-1430-COMMITTEE-INTA (bắt đầu từ 16:30)

Những dân biểu Quốc hội EU, cũng như các NGO quốc tế, rất cần nhận được từ người dân VN (qua các nhóm xã hội dân sự độc lập?) những tin tức đã được xét duyệt cẩn thận và đứng đắn, những bằng chứng nếu có thể, và nhất là những ý kiến, luận cứ có cơ sở, và những đóng góp có tính cách xây dựng.

EVFTA có thể mang lợi hay hại cho dân Việt tùy sự thông minh, chín chắn, hành động nhiều hơn “tuyên bố” hay “gây sự kiện”, của những người còn có quyết tâm không để đất nước tan hoang, rơi vào tay giặc Hán.

Thật là một điều đáng hổ thẹn khi có những người Việt trong và ngoài nước chịu bó tay, lớn tiếng tuyên bố không còn phương cách gì để dân tộc thoát hiểm, trong khi còn biết bao người ngoại quốc vẫn đang lưu tâm đến số phận những người dân Việt và tin tưởng có thể phụ giúp để những thế hệ Việt Nam tiếp nối còn có một ngày mai.

Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, cha ông chúng ta ắt đã thua keo này bày keo khác, nên Việt Nam mới còn đứng vững tới ngày nay.

Nguồn: Thục Quyên @ VNTB

Hình trên:  Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Ảnh: VGP

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh