Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Chiến dịch USS Lassen hoàn tất


Tin tức sau chiến dịch USS Lassen (theo AP, Reuters).- 

Trung Quốc nói đã theo dõi và cảnh báo một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ khi con tàu này tiến sát vào một trong những hòn đảo nhân tạo trong vùng biển Đông đang xảy ra tranh chấp.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trong ngày thứ Ba rằng “con tàu này đã xâm nhập bất hợp pháp vào quần đảo Trường Sa của Trung Quốc. Hành động của tàu chiến Hoa Kỳ đã đe dọa đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc cũng như đặt các nhân viên có mặt trên đảo vào tình huống nguy hiểm.”

Một quan chức thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng, con tàu đã đi vào khu vực được coi là chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc nếu như Hoa Kỳ công nhận các đảo nhân tạo này là một phần lãnh thổ Trung Quốc

Phía Hoa Kỳ chưa bao giờ vi phạm giới hạn 12 hải lý kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc bồi đắp vĩ đại để biến 3 bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo vào năm 2014 – mặc dù luật hàng hải không công nhận lãnh hải tạo ra bởi những hòn đảo được xây dựng trên những bãi đá ngầm.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những hậu quả nếu một quốc gia quấy rối hoặc gây căng thẳng trong vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. “Nếu bất kỳ một quốc gia nào nghĩ rằng, bằng một vài tiểu xảo nào đó, họ có khả năng can thiệp hoặc ngăn cản Trung Quốc tham gia vào các hoạt động hợp pháp và chính đáng trong vùng lãnh thổ của Trung Quốc, thì tôi cho rằng các nước đó hãy thôi ảo tưởng đi,” phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lung Kang nói.

Trên thực tế, nếu các bên liên quan cố tình tạo ra các căng thẳng trong khu vực và làm chuyện bé xé ra to, thì Trung Quốc sẽ bắt buộc phải đi đến kết luận rằng chúng tôi cần phải tăng cường sức mạnh và nâng cao hơn nữa những khả năng tương ứng của chúng tôi [ám chỉ năng lực quân sự]. Tôi khuyên phía Hoa Kỳ đừng nên tạo ra một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực nữa.”

Vùng biển Đông là một mục tiêu của rất nhiều đối thủ và thường có những tuyên bố chủ quyền trái ngược từ phía Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam trong việc tranh chấp chủ quyền một số quần đảo và vùng biển lân cận. Trong vòng chưa đầy 18 tháng, Trung Quốc đã kịp khai khẩn hơn 2000 mẫu tại ba địa điểm chính của quần đảo Trường Sa – đó là bãi đá Subi, Mischief và Chữ Thập, nơi Trung Quốc đang xây dựng đường băng được cho là có khả năng chịu được bom.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa không gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không nhưng Trung Quốc nắm giữ “chủ quyền không thể chối cãi trên vùng biển quần đảo Trường Sa.”

Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào đe dọa đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới danh nghĩa tự do hàng hải và hàng không.

Vào hồi tháng Năm vừa qua, một máy bay giám sát của Mỹ chở theo một đội ngũ nhân viên của CNN đã bay qua quần đảo Trường Sa, khiến Trung Quốc phải đưa ra tám lời cảnh báo.

Hồi tháng Chín, khi tổng thống Obama đến thăm bang Alaska, một số tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã tiến vào khu vực 12 hải lý thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ ở bang này, một quan chức Hoa Kỳ cho biết.
Vị quan chức này cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động đó của Trung Quốc của là hoàn toàn phù hợp theo tiêu chuẩn “đi qua vô hại” của luật biển quốc tế.

‘HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN’
Một quan chức khác thuộc bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trả lời CNN rằng hoạt động này là “thường xuyên” và phù hợp với luật quốc tế.
“Chúng ta được quyền bay và bơi qua cũng như hoạt động tại bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép.”
“Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ là một chiến dịch toàn cầu và được thực thiện ở nhiều vùng biển có tranh chấp chủ quyền, cho dù quốc gia quản lý vùng biển đó là ai”, quan chức đó bổ sung.

Các bình luận của ông đã nhắc lại lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao John Kirby vào hôm thứ Hai, cho rằng một quốc gia không phải phải tham khảo một quốc gia khác “khi đang thực thi quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế.”

Các nước còn lại trong khu vực, vốn cảnh giác với các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, nhiệt liệt hoan nghênh động thái của Hoa Kỳ.

Thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suge từ chối đưa ra bình luận nhưng nói rằng “điều rất quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng chung sức trong việc bảo vệ vùng biển tự do và hòa bình.

Phía Úc cũng “hoàn toàn ủng hộ” quyền đi lại của các quốc gia qua vùng biển Nam Trung Hoa.
Đài Loan từ chối công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và kêu gọi một cuộc đối thoại để giải quyết tranh chấp trong hòa bình.

THÁCH THỨC?
Ông Greg Poling, giám đốc cơ quan Asia Maritime Transparency Initiative thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington cho biết hoạt động của Hoa Kỳ là nhằm kiểm soát thử nghiệm vùng biển, chứ không phải chủ quyền đối với các đảo đang có tranh chấp, và sẽ đưa ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Trung Quốc.

“Nó buộc phải làm rõ các yêu sách của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa cực kỳ mơ hồ.”

Ông Poling nói rằng theo luật hàng hải, các đảo nhân tạo thường không được nằm trong vùng biển 12 hải lý, và việc Hải quân Hoa Kỳ cố tình cho tàu khu trục đến gần bãi đá Subi cũng không nằm ngoài lý do này.
Trước khi Trung Quốc cải tạo khu này, cả hai bãi đá Subi và Mischief đều chìm dưới nước khi có thủy triều, trong khi một dải cát lại vẫn hiện ra ở bãi Chữ Thập ngay cả khi nước triều dâng lên, khiến cho tình trạng pháp lý của nó ngày càng mơ hồ.

“Vì vậy nếu Trung Quốc phản đối bằng việc nói rằng ‘Hoa Kỳ, các anh đang ở trong vùng biển của tôi đấy’, thì phía Hoa Kỳ có thể đáp trả rằng ‘chẳng có lãnh hải nào dành cho một hòn đảo nhân tạo cả’,” ông Poling cho biết.

Ông cũng nói rằng quyết định thực hiện nhiệm vụ sau hàng tháng trời thảo luận tại Washington và có khả năng là sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước, đã tạo ra một chút tiến triển tại vùng biển Nam Trung Hoa.

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh