Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa, cải tổ sâu rộng quân đội vì Biển Đông ?


Trung Quốc cương quyết đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa quân sự, thiết lập hệ thống quốc phòng hoạt động hữu hiệu hơn.

Những điểm này được Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Tập Cận Bình đưa ra trong bài viết được đăng tải trên Tân Hoa Xã, trong đó nói rằng quân đội Hoa Lục ngày càng vững mạnh, kế hoạch hiện đại hóa quân sự được thực hiện đúng với mục tiêu trong bối cảnh đang có những biến chuyển liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bài viết không đưa ra những điểm cụ thể mà Đảng Cộng Sản và quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện, nhưng có nói tới việc sẽ cắt giảm 300,000 binh sĩ mà không ảnh hưởng đến các hoạt động về quân sự.

Trong bài viết, ông Tập Cận Bình cũng tỏ ý cho hay sẽ thiết lập hệ thống điều hành mới để điều khiển bộ tư lệnh 7 quân khu, thay vì các quân khu đang hoạt động đơn lẻ như hiện giờ.

Ông Tập gọi đó là điều cần thiết phải làm để khi cần thiết, có thể huy động quân đội dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.

Trung Quốc sẽ tiến hành cải tổ sâu rộng cơ cấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân, nhằm gia tăng sự kiểm soát của Đảng Cộng sản lên lực lượng quân sự này. Đây được coi là đợt cải tổ quy mô nhất kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949.

Trong một thời gian dài, các lực lượng võ trang của Trung Quốc vẫn gặp hai vấn đề chủ yếu đó là thiếu hiệu quả và tham nhũng, ngay cả vào lúc Bắc Kinh đang hiện đại hóa quân sự, xác quyết mạnh mẽ hơn chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động, mà những người chỉ trích ông cho là một chiến dịch thanh trừng nội bộ trá hình, ngay cả các tướng lãnh trong quân đội Trung Quốc cũng bị hạ bệ cùng với nhiều sĩ quan cao cấp khác, như trường hợp của tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Theo Tân Hoa Xã, tại một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và quân đội, vừa kết thúc hôm 26/11/2015, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố : “Sự lãnh đạo tối cao cao và quyền chỉ huy quân đội phải được tập trung tốt hơn dưới sự quản lý của Đảng và Quân ủy Trung ương”.

Trên thực tế, tại Trung Quốc, quân đội là nhánh vũ trang của Đảng Cộng sản hơn là của Nhà nước. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã nhắc lại rằng, chính là dưới sự lãnh đạo của Đảng mà quân đội Trung Quốc đã phát triển “từ nhỏ tới lớn, từ yếu tới mạnh và từ chiến thắng này đến chiến thắng khác”.

Tân Hoa Xã cho biết là trong cuộc họp vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc đã quyết định sẽ thành lập các vùng chiến thuật mới và các bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp, thay thế cho 7 vùng chiến thuật hiện có. Các vùng chiến thuật hiện nay có các cơ cấu chỉ huy riêng và trách nhiệm hành chính riêng.

Để góp phần “nhổ tận gốc” nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc một cơ quan kỷ luật mới sẽ được thiết lập trong quân đội, cùng với một cơ quan kiểm toán.

Cũng trong chiều hướng cải tổ quân đội, Tập Cận Bình đã nhắc lại thông báo mà ông đã đưa ra vào tháng 9 vừa qua, đó là cắt giảm 300 000 binh lính từ quân số 2,3 triệu người hiện nay. Nhưng lãnh đạo họ Tập khẳng định rằng Trung Quốc nay đã chuyển từ một nước rộng lớn thành một nước “vừa rộng lớn, vừa hùng mạnh”.

Vào lúc mà Bắc Kinh gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng với việc ráo riết xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố rằng chính sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ vẫn “mang tính phòng thủ về bản chất”. Nhưng trên thực tế, việc thành lập bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp, quân đội Trung Quốc sẽ ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu hơn.

Ông Tập Cận Bình không có thời gian để chờ đợi, vì Hoa Kỳ đang thách thức (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ (?!) của Trung Quốc ở Biển Đông trong vụ điều tàu…

South China Morning Post ngày 27/11 đưa tin, từ ngày 24/11 đến ngày 26/11, ông Tập Cận Bình đã triệu tập các tướng lĩnh hàng đầu Trung Quốc tề tựu về Bắc Kinh tham dự hội nghị cải cách công tác Quân ủy trung ương. Ông Tập Cận Bình chủ trì và phát biểu tại hội nghị.

Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ huy và quản lý 

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố một “bước đột phá” trong việc cải cách quân đội vào năm 2020 nhằm hướng tới một hệ thống chỉ huy quân sự tập trung dưới dạng Bộ Tư lệnh như phương Tây, trong đó vai trò của các quân chủng hải – lục – không quân và tên lửa chiến lược là như nhau.

4 cơ quan đầu não gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị sẽ được tổ chức lại thành cơ quan giúp việc cho Quân ủy Trung ương. 7 đại quân khu hiện nay sẽ được tổ chức thành 4 hoặc 5 Bộ Tư lệnh. Một ủy ban kỷ luật sẽ đóng vai trò quan trọng trong Quân ủy trung ương phụ trách chống tham nhũng và duy trì kỷ luật nghiêm ngặt ở mọi cấp.

Kỳ họp diễn ra sau khi ông Tập Cận Bình tuyên bố cắt giảm 300 ngàn quân chỉ hơn hai tháng, trong số đó có 170 ngàn sĩ quan từ Thiếu úy đến Đại tá. South China Morning Post cho rằng, đã có những dấu hiệu kháng cự cải cách trong quân đội khi một số tướng lĩnh cấp cao cảnh báo, cải cách có thể gây bất ổn cho hoạt động của lực lượng vũ trang và xã hội.

Antony Wong Dong, một nhà bình luận quân sự Macau nói với South China Morning Post, có thể ông Tập Cận Bình muốn dùng cải cách quân đội để thực hiện mục tiêu chính trị của mình : “Ông Tập Cận Bình đã khởi động việc điều chỉnh cơ cấu quân đội quy mô lớn đúng thời điểm sau 2 năm chống tham nhũng và loại bỏ các đối thủ chủ yếu trong quân đội.

Và bây giờ ông có thể sử dụng cải cách như một công cụ để nhổ tận gốc những đối thủ chính trị khác. Ông Tập Cận Bình đã nhắc đến mô hình của quân đội Mỹ mà cho đến nay là mạnh nhất thế giới, để cố gắng khích lệ PLA thành quân đội hiện đại. Nhưng mục tiêu của ông là kiểm soát chặt chẽ quân đội và củng cố quyền lực, khả năng kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc”, học giả Macau bình luận.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Quân ủy Trung ương nên được trao quyền lực tối cao trên cả hai mặt, chỉ huy và quản lý quân đội.

Cải cách gấp gáp vì Biển Đông ?

Ông Nghê Lạc Hùng, một nhà nghiên cứu quân sự từ Thượng Hải nói với South China Morning Post rằng ông Tập Cận Bình không có thời gian để chờ đợi, vì Hoa Kỳ đang thách thức (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ ( ? !) của Trung Quốc ở Biển Đông trong vụ điều tàu chiến tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo.

“Tập Cận Bình đã bị đẩy vào chỗ phải khẩn trương cải cách quân đội, vì Mỹ ‘khiêu khích’ ở Biển Đông”, ông Nghê Lạc Hùng nói.

Bình luận về động thái này, Bloomberg ngày 27/11 cho rằng, dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã ‘quyết đoán’ hơn trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông cũng như Hoa Đông, làm tăng căng thẳng với các nước láng giềng, đánh dấu sự thay đổi, thoát khỏi chủ trương “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.

Financial Review ngày 27/11 bình luận, song song với việc cải tổ quân đội, Trung Quốc đang thiết lập hệ thống tiền đồn bên ngoài lãnh thổ của mình và đó là một phần chiến lược của ông Tập Cận Bình biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải.

Reuters ngày 26/11 cho rằng, tuyên bố cải tổ của ông Tập Cận Bình tại hội nghị làm “rung chuyển” cơ cấu chỉ huy quân sự của Trung Quốc. Hãng thông tấn Anh lưu ý, ông Tập Cận Bình xác định hiện đại hóa quân đội cùng lúc Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn trong theo đuổi yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông và Hoa Đông.

Hải quân Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho tàu ngầm và tàu sân bay, trong khi không quân đang phát triển mạnh lực lượng chiến đấu cơ tàng hình.

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh