Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

KHI HÀ NỘI BÁN CÁT VIỆT NAM CHO TRUNG QUỐC BỒI ĐẮP CÁC ĐẢO ĐÁ Ở BIỂN ĐÔNG!


Mấy tháng qua dư luận trong nước và quốc tế vô cùng phẫn nộ với hành động lấn chiếm trái phép và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Cộng ở Biển Đông. Các nước Philippine và Việt Nam có chủ quyền với các đảo ở Trường Sa, kể cả Mỹ là một nước không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đều mạnh mẽ lên án hành động phi pháp của Trung Cộng trong việc xây dựng các đảo nhân tạo này.

Thế nhưng câu hỏi đặt ra mà chưa có ai chú tâm là Trung Cộng lấy  đâu ra khối lượng cát khổng lồ để bồi đắp các đảo nhân tạo này?

Trung Cộng không thể vận chuyển hàng chục triệu mét khối cát vượt hàng ngàn ki-lo-mét đường biển đến Biển Đông để bồi đắp cho các đảo mà chúng chiếm đoạt phi pháp!

Báo chí ở VN như  Lao Động, Tuổi Trẻ VN đã mạnh mẽ lên tiếng tố cáo chuyện “vét cát” nầy để bán cho TC xây căn cứ của chúng ở Biển Đông để cũng cố  Trường Sa Hoàng Sa mà Hà Nội đã bán cho chúng. Trung Cộng có cướp Hoàng Sa Trường Sa đâu? Chỉ có Hà Nội đã bán các quần đảo nầycho chúng. Bọn Vẹm Tân đã cố tình chạy tội cho CSVN khi hô hào biểu tình chống Trung Cộng cho rằng chúng cướp Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam.

Chính quân đội Nhân dân của XHCN Việt Nam  đã đứng ra thực hiện việc bơm hút cát biển tại Việt Nam bán cho “nước lạ” để họ bồi đắp các đảo nhân tạo.

Bọn Tàu Cộng quỷ quyệt đã dùng các công ty bình phong ở Singapore để làm việc này. Chỉ để nhận lấy vài chục triệu USD đút túi mà chính quyền Khánh Hoà đã cam tâm nối giáo cho giặc.

Chúng coi chuyện Đảng của chúng nó cao hơn vận mệnh dân tộc như lời tên Đảng trưởng tuyên bố mới đây: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?”
Lịch sử sẽ không bỏ qua hành vi bán nước của tập đòan tội phạm phản quốc này!

Dưới đây là các bài báo tố cáo các hành vi bán nước của chúng.

*
*  *

Ông Lê Hải Bình tố cáo Trung Cộng “mở rộng đảo ,đá , xâm phạm nghiêm trọng  chủ quyền của Việt nam ”
NHƯNG HÀ NỘI ĐÃ BÁN CÁT  CHO TC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC ĐẢO , ĐÁ

 


 

  •  Đề nghị tạm ngưng nạo vét, xuất khẩu cát ở Phú Quốc
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151209/de-nghi-tam-ngung-nao-vet-xuat-khau-cat-o-phu-quoc/1017274.html

09/12/2015 09:38 GMT+7
TT – Hoạt động hút cát nạo vét luồng tàu vào quân cảng đã gây sạt lở khoảng 1km tại khu vực bãi biển Vùng 5 hải quân, có nguy cơ gây sạt lở sâu vào đất liền…

Sà lan hút cát bên cạnh con tàu khổng lồ của Singapore – Ảnh: D.Khánh

Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – môi trường và Quân chủng Hải quân đề nghị dừng việc xuất khẩu cát từ dự án nạo vét vùng nước tại quân cảng Vùng 5 hải quân, do Bộ tư lệnh Vùng 5 hải quân làm chủ đầu tư ở thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc vì có hiện tượng sạt lở bờ biển.

Trước đó, trong một văn bản báo cáo UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc cho biết hoạt động hút cát nạo vét luồng tàu vào quân cảng đã gây sạt lở khoảng 1km tại khu vực bãi biển Vùng 5 hải quân, làm ngã đổ một số cây dương và có nguy cơ gây sạt lở sâu vào đất liền…
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, dự án này được Bộ Quốc phòng duyệt chủ trương và Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân triển khai từ năm 2010, giao Vùng 5 hải quân làm chủ đầu tư.

Giữa năm 2010, Vùng 5 hải quân ký hợp đồng thi công với hai đơn vị là Công ty TNHH SX-XD-TM Đức Long (gọi tắt Công ty Đức Long) và Công ty cổ phần Hải Việt.

Trong quá trình thực hiện dự án, Chính phủ có chủ trương cấm xuất khẩu cát nên có lúc hoạt động nạo vét bị gián đoạn. Sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chấp thuận cho phép xuất khẩu cát tận thu từ dự án này.

Tại hiện trường sáng 4-12, mặc dù trên biển gió khá lớn nhưng vẫn có tới bốn sà lan liên tục hút cát bơm sang tàu Ocean Colossus của Singapore. Đến thời điểm hiện tại, đã có bốn chuyến tàu chở cát từ đảo Phú Quốc sang Singapore, mỗi chuyến có trọng tải 58.000 tấn.
Theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Đức Long và đối tác Singapore, mỗi mét khối cát biển được hút rồi bơm sang tàu Ocean Colossus có giá 1,3 USD.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, bộ ngành trung ương đã thống nhất cho Công ty Đức Long và Công ty Hải Việt thực hiện khai thác nạo vét và xuất khẩu cát nhiễm mặn từ dự án.

Tuy nhiên, đến nay hai doanh nghiệp này chưa đăng ký khối lượng khai thác cát nhiễm mặn tại UBND tỉnh Kiên Giang và nộp tiền quyền khai thác khoáng sản theo quy định trước khi tiến hành thi công.

Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn huyện Phú Quốc có rất nhiều dự án, đặc biệt là các dự án được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thực hiện cần lượng cát san lấp rất lớn.

Trong công văn gửi các cơ quan nói trên, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị tạm dừng cấp phép (hoặc tạm dừng gia hạn) giấy phép xuất khẩu cát nhiễm mặn từ dự án, ưu tiên sử dụng lượng cát tận thu này phục vụ nhu cầu của các công trình tại Phú Quốc, đồng thời tạm dừng thi công nạo vét luồng lạch và có biện pháp khắc phục sạt lở bờ biển.

Trong văn bản mới nhất gửi UBND tỉnh Kiên Giang, chuẩn đô đốc Doãn Văn Sở – tư lệnh Vùng 5 hải quân – cho biết việc nạo vét vùng nước quân cảng là nhu cầu cần thiết và cấp bách phục vụ các hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Công ty Đức Long và Công ty Hải Việt có vi phạm, không đảm bảo cam kết nên giữa tháng 11-2015 Vùng 5 hải quân có văn bản chấm dứt hợp đồng đã ký với hai công ty này.

Vùng 5 hải quân cũng cho rằng hiện tượng sạt lở bờ biển, ngã đổ cây dọc bờ biển qua phối hợp kiểm tra với các bên cho thấy là do biến đổi khí hậu, sự tác động của dòng chảy chứ không phải do việc nạo vét gây ra.
Theo Vùng 5 hải quân, việc dừng nạo vét hay có điều chỉnh dự án nạo vét hay không phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân.

Bộ Xây dựng chỉ hướng dẫn xuất khẩu cát
“Trong việc này, Bộ Xây dựng chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý vật liệu xây dựng là hướng dẫn về mặt thủ tục cho chủ đầu tư xuất khẩu cát” là khẳng định của ông Lê Văn Tới – vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) – với Tuổi Trẻ ngày 8-12.
Về việc hướng dẫn xuất khẩu cát sau khi khai thác, ông Tới cho hay việc này Bộ Xây dựng thực hiện trên cơ sở đã xin phép và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã thành lập đoàn, tổ chức cuộc họp có sự tham gia của Bộ Tài nguyên – môi trường, đại diện UBND tỉnh Kiên Giang và chủ đầu tư.
“Tại cuộc họp này và sau đó tỉnh cũng có công văn khẳng định địa phương không có nhu cầu sử dụng loại cát này, nên bộ đã hướng dẫn chủ đầu tư xuất khẩu” – ông Tới nói.

LÂM HOÀI ghi
N.TRIỀU – K.NAM – D.KHÁNH

* * *

 

  • Dự án hút hơn 45 triệu m3 cát biển để xuất khẩu, dự kiến đem về doanh thu hơn 2.754 tỉ đồng ở tỉnh Khánh Hòa, đang bị người dân phản ứng quyết liệt
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/choi-voi-vi-du-an-tan-thu-45-trieu-m3-cat-2015082622422919.htm

26/08/2015 22:59

Dự án hút hơn 45 triệu m3 cát biển để xuất khẩu, dự kiến đem về doanh thu hơn 2.754 tỉ đồng ở tỉnh Khánh Hòa, đang bị người dân phản ứng quyết liệt. Chính quyền huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (gọi tắt là Công ty Phúc Sơn) tạm dừng hút cát ở khu vực biển gần xã Đại Lãnh do người dân nhiều lần kéo ghe, thuyền đến bao vây các sà lan, xáng cạp phản đối.

  • Dân mất nguồn thu, nhà sạt lở

Người dân thôn Đông Nam, xã Đại Lãnh cho biết theo quy luật tự nhiên, vào tháng 10-12 hằng năm, sóng biển rút hết cát dọc bãi biển Đại Lãnh, đến tháng 3-4 thì bồi cát trở lại cao gần bằng nền nhà. Tuy nhiên, năm nay đã đến tháng 8 nhưng cát không bồi trở lại khiến nhà cửa sụt lún. Người dân cho rằng việc hút cát biển là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Nhà bà Phan Thị Lịch mới làm xong đã bị sạt lở

Đứng trước căn nhà mới xây bị sạt lở, bà Phan Thị Lịch (ngụ thôn Đông Nam) bức xúc: “Khoảng tháng 6-2014, các sà lan của Công ty Phúc Sơn vào hút cát 24/24 giờ. Đến tháng 10-2014, sà lan tạm ngừng hoạt động vì biển động mạnh. Chỉ 4 tháng khai thác cát mà đời sống người dân đều đảo lộn. Cát ven biển bị rút dần, không thể bồi đắp lại như quy luật tự nhiên. Căn nhà tôi mới xây nhưng hở móng, phải đắp thêm 5 bậc cấp bằng bao xi măng mới vào được nhà. Nhiều nhà khác, đường giao thông cũng bị sụt lún, hở hàm ếch”.

Hàng trăm hộ dân trong thôn lâu nay sống bằng nghề thả chà bắt tôm hùm con, đi biển đánh bắt cá để trang trải cuộc sống. Theo ông Đặng Văn Sang (ngụ cùng thôn), khi đến hút cát, công ty chỉ thông báo qua loa rồi thu hết chà, lưới. Tôm cá đi sạch, nghề bắt tôm hùm coi như xóa sổ, người dân mưu sinh rất khó khăn.

Quá bức xúc, vào ngày 1 và 2-8, khi thấy 6 sà lan, 3 đầu kéo của Công ty Phúc Sơn quay lại hút cát, hàng chục người dân xã Đại Lãnh đi 27 chiếc ghe, thuyền kéo đến bao vây, ném gạch đá để phản đối, làm vỡ 4 tấm kính chắn gió của sà lan. Gần 30 phụ nữ, trẻ em còn kéo đến UBND xã Đại Lãnh phản đối tàu hút cát.

  • Bên xây kè, bên hút cát

Từ năm 2013, theo đề nghị của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đồng ý giao cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc tận thu cát nhiễm mặn trong quá trình thực hiện dự án nạo vét luồng tại vịnh Vân Phong; chịu trách nhiệm bảo đảm môi trường, không gây sạt lở bờ biển và không ảnh hưởng đến các dự án kinh tế, du lịch cũng như việc sản xuất của ngư dân. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án.

Đến ngày 30-6-2014, Bộ Xây dựng đồng ý với kiến nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Việc xuất khẩu hơn 23,3 triệu m3 cát tận thu từ dự án này thực hiện từ ngày 30-6-2014 đến ngày 10-6-2017. Phạm vi dự án kéo dài trên 12 km dọc bờ biển thuộc các xã Vạn Thọ, Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh; diện tích trên 827 ha, cách bờ 150 m…

Về dự án này, ông Hà Sang (ngụ thôn Đông Nam) thắc mắc: “Khu vực mà dự án triển khai là khu hứng sóng biển, cá tôm nhiều nhưng không thể neo đậu trú tránh bão. Nơi đây lại cách xa cảng Đại Lãnh, không nằm trong vịnh Vân Phong, tàu thuyền ít đi lại, không hiểu sao lại nạo vét ở đây?”.

Liên quan đến những vụ sạt lở mà người dân phản ánh, khu vực biển xã Đại Lãnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây kè với tổng mức đầu tư dự án là 135 tỉ đồng. Ông Trần Kim Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, khẳng định huyện đang bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, dự kiến cuối tháng 8 sẽ khởi công xây dựng trước một đoạn dài 300 m, vốn khoảng 7,8 tỉ đồng.

Về dự án hút cát, theo ông Phan Văn Vị, đại diện Công ty Phúc Sơn, số cát tận thu sẽ xuất khẩu sang Singapore. Tổng khối lượng cát khai thác ước đạt 45,592 triệu m3, thực hiện từ năm 2014-2023, doanh thu dự kiến khoảng 2.754 tỉ đồng. Trong đó, chi phí khai thác 2.033 tỉ đồng, thu ngân sách 567,5 tỉ đồng. Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện dự án mới triển khai giai đoạn đầu theo cấp phép từ Bộ Xây dựng là 23,3 triệu m3 cát. Tuy nhiên, mới khai thác được 400.000 m3 thì bị dân phản ứng.

Ông Phan Văn Vị cho rằng công ty làm đúng trình tự quy định; vị trí khai thác cách xã Đại Lãnh 8-9 km. Công ty đã theo dõi mức độ sạt lở ở nơi khai thác cát, do vậy, nói việc nạo vét ảnh hưởng đến xã Đại Lãnh là không có cơ sở. Tuy nhiên, trước mắt, công ty sẽ tạm dừng việc khai thác cát, chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Xem xét lại hiệu quả dự án

Ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa – cho biết trong cuộc họp giao ban tỉnh ủy mới đây, bí thư Tỉnh ủy đã đề nghị UBND tỉnh giao các ngành chức năng phối hợp với chủ đầu tư xem xét lại mục tiêu, hiệu quả thực hiện dự án, các thủ tục thực hiện dự án. Đặc biệt, xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường xem có gây sạt lở hay không, có ảnh hưởng đến người dân trong vùng dự án hay không.

Trích @ TinParis

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh