Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

BIỂN ĐÔNG: TQ phản đối Sách Trắng Quốc Phòng của Úc, Nhật gia tăng cảnh giác


Ngay sau khi Úc công bố Sách Trắng Quốc Phòng với điểm đáng chú ý là tăng ngân sách quân sự do thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối tài liệu này

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 25/02/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã tuyên bố là Trung Quốc « quan ngại sâu sắc và không hài lòng về những nhận định tiêu cực của Sách Trắng liên quan đến hồ sơ Biển Đông và việc phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ».

Bên cạnh đó, Trung Quốc tỏ ra « quan ngại » về việc Úc chủ trương tăng mạnh ngân sách quốc phòng trong những thập niên tới.

Bắc Kinh cũng bày tỏ mong muốn Canberra thay đổi lập trường và có quan điểm tích cực về sự phát triển của Trung Quốc.

Theo chuyên gia John Blaxland thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng, đại học quốc gia Australia, thì phản ứng của Bắc Kinh về Sách Trắng của Úc thể hiện cách tiếp cận của Bắc Kinh về vấn đề này. Ông nói, « đây là câu trả lời mẫu của Trung Quốc mà chúng ta đều có thể đoán trước » và nhấn mạnh là các nước trong khu vực đều lo ngại về tiến trình tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

NHẬT GIA TĂNG CẢNH GIÁC

Trước động thái được cho là làm gia tăng hành động bành trướng hung hăng trên biển, Nhật Bản thông báo tăng cường cảnh giác.

Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng cho việc nhập khẩu dầu thô và khí đốt cho Nhật Bản. Trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho triển khai dàn tên lửa địa đối không tại các đảo ở Hoàng Sa đã khiến Nhật Bản lo lắng, cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “biến các đảo nhân tạo thành các khu căn cứ quân sự”.

Trước các động thái trên, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, ngày 24/02/2016, cho biết là Tokyo đang “nỗ lực thu thập và phân tích các thông tin đáng quan ngại này”. Cùng ngày, ngoại trưởng Nhật Bản cũng lên án hành động leo thang quân sự của Trung Quốc.

Theo tờ Chicago Tribune, chính phủ Nhật Bản dự định gây áp lực lên Trung Quốc để kềm hãm bớt các hành động trên bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước có liên quan như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ. Thế nhưng, đối với các nước thành viên trong khối ASEAN, việc đưa ra các chính sách phối hợp hành động có liên quan đến Trung Quốc và Biển Đông là điều không dễ, do các nước này đều có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc triển khai dàn tên lửa trên tại đảo Phú Lâm đã làm dấy lên nghi ngờ khả năng “Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ” tại Biển Đông, như là Trung Quốc đã từng làm trên vùng biển Hoa Đông, gần với Nhật Bản, bao gồm các vùng quần đảo có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 11/2013. Vụ việc lần đó đã gây căng thẳng cho quan hệ đôi bên.

Một quan chức cao cấp chính phủ Nhật Bản có cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh có thể trở nên hung hăng hơn trong khu vực là vì: “Trung Quốc đã tận dụng được khoảng trống ảnh hưởng quân sự tại Biển Đông, cũng như là phản ứng của các nước trong khu vực là quá chậm chạp”.

Tin REUTERS, RFI

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh