Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Trung Quốc, Nga, Iran… thách thức công nghệ của hải quân Mỹ


“Tính ưu việt chưa từng bị thách thức” của Hải quân Mỹ trên toàn thế giới “có thể đến hồi  kết thúc“, khi Trung Quốc, Nga và Iran phát triển mạnh các hệ thống phòng thủ, một báo cáo mới cảnh báo. (Hình trên: một chiến đấu cơ F-18 đang đáp xuống hàng không mẫu hạm USS Roosevelt năm 2015).

Báo động đỏ: sự gia tăng các mối đe dọa đến các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ“, đó là tựa đề của một bài tường trình do Trung tâm Cho Một An Ninh Mới của Hoa Kỳ (Center for a New American Security, hay CNAS) được đăng trên tờ Washington Post. Đề tài cô động vào một chiến lược mới để đẩy đối phương ra khỏi các khu vực chiến lược quan trọng càng xa càng tốt. Chiến lược này được gọi là “chống tiếp cận” hay A2/AD.

tau-chien-My

Trong khi Hải quân Hoa Kỳ từ lâu đã tung hoành tự do trên khắp các đại dương trên toàn thế giới, những ngày của sự ưu việt chưa hề bị thách thức của nó có thể đến hồi chấm dứt,” bài viết cho biết. (hình trên: hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ)

Trong những năm gần đây, một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nga và Iran, đã đầu tư mạnh mẽ vào các khả năng chống tiếp cận… như hệ thống phòng không tiên tiến, hỏa tiển chống tàu, hỏa tiển đạn đạo, tàu ngầm và tàu sân bay. Các năng lực này có thể phát triển nhanh trong những năm tới …

Hoa Kỳ “phải xem xét lại tính hợp lý của các tàu sân bay và các hộ tống hạm đồng thời tìm kiếm, sáng tạo các phương cách thao tác mới và tổ chức quân đội trong tương lai “, bài viết khuyến cáo. “Nếu Hoa Kỳ muốn duy trì ưu thế quân sự trong tương lai, thì không có cách nào khác.”

ten-lua-HQ-9-TQ-1Hình trên: giàn hỏa tiển địa đối không HQ-9, loại TQ đặt tại đảo Phú Lâm

Ví dụ, Trung Quốc “tập trung vào việc mua sắm hỏa tiển chống tàu tầm xa,” cùng với khả năng công nghệ cao đang phát triển của họ, đủ nói lên đây là một quốc gia có “nhịp độ đe dọa” cho quân đội Hoa Kỳ, theo bài viết. Cũng như ở Baltic, căn cứ hải quân của Nga tại Kaliningrad có mạng lưới phòng không và hỏa tiển chống tàu, và chỉ huy NATO phát hiện hệ thống chống tiếp cận A2/AD đang tích tụ quanh Syria.

Chưa hết, cụm tàu ​​sân bay Mỹ đã giảm khả năng tấn công tầm xa thay vào đó tăng cường các phi vụ gần. Bài viết báo động “Đối phương có khả năng tiếp cận có lẽ sẽ tấn công vũ bão vào các tàu sân bay từ các thế cách và phương hướng khác nhau. Một cuộc tấn công như vậy sẽ rất khó, nếu không nói là không thể chống trả.

Gần đây, chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc đưa ra những tin tức liên quan sau khi ảnh từ vệ tinh cho thấy sự hiện hữu của hỏa tiển địa đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, vùng đang có tranh chấp ở Biển Đông. Báo cáo mới xếp loại HQ-9 là một đe dọa chống tiếp cận tầm ngắn nhưng cho biết sự chuyển dịch các hệ thống này vào vùng tranh chấp, nếu được cũng cố hợp lý, sẽ là một trở ngại tiềm tàng lâu dài cho hoạt động của hải quân Mỹ.

Bài viết cũng bao gồm các biện pháp đối phó ngắn hạn cho một mạng chống tiếp cận tinh vi, nhưng trong dài hạn nó đề nghị tập trung sức mạnh quân sự vào các thiết bị như tàu ngầm và trang bị máy bay không người lái tầm xa cho các mẫu hạm.

VIETQUOC.COM viết theo tường trình của Newsmax

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh