Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Nguyễn Ái Quốc và Việt Nam Quốc Dân Đảng – Ai đã bán đứng cuộc Khởi nghĩa Yên Bái cho Pháp?


Phan Châu Thành (Danlambao)Ngày sinh của đảng CSVN, ngày 3-5/2/1930, dịp Tết Canh Ngọ, cũng là những ngày tháng đổ nhiều máu nhất và đau thương nhất xung quanh ngày 10/2/1930 của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam khắp cả nước và đỉnh điểm là ở Yên Bái. Cuộc đổ máu của dân tộc Việt đã bắt đầu từ tên Nguyễn Ái Quốc 84 năm trước đến nay vẫn chưa bao giờ chưa ngừng! Yên Bái chưa bao giờ yên, để lại lời nguyền Yên Bái! Đó là: Việt Nam sẽ không bao giờ yên khi ngọn cờ máu của CS còn vung lên, rưới máu khắp đất nước này… 

 

*

 

Đầu tiên tôi muốn làm rõ một chi tiết: Nguyễn Ái Quốc ở đây là Nguyễn Tất Thành, người đã tiếm bút danh Nguyễn Ái Quốc chung của bốn vị chí sĩ cách mạng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ 20 là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền.

 

Nguyễn Ái Quốc và Quốc Dân Đảng Tàu

 

Nguyễn Ái Quốc (NAQ) tham gia đảng Xã hội Pháp (SFIO) năm 1919. Khi đảng Xã hội tách ra theo Quốc tế Cộng sản 2, ngày 30.12.1920 NAQ trở thành đảng viên đảng Cộng sản Pháp (PCF) theo Comintern/QTCS của Lenin tại Hội nghị XVIII ở Tours. NAQ được phân là thành viên Ban Công đoàn Quận 17, Paris của PCF, và PCF chỉ là một Chi hội của QTCS ở Moscow thôi. Đảng CSVN bịa đặt rằng từ đó NAQ “tham gia và đại diện, là thành viên” của QTSC là lộng ngôn, theo thói quen luôn luôn lừa bịp của họ.

 

Tháng 10/1922 NAQ gặp lãnh tụ cộng sản Ucraine là Dmitry Manuilsky – đại diện QTCS tại Đại hội II của đảng PCF và được Manuilsky chú ý vì phát biểu hung hăng phê bình PCF không chú ý đến vấn đề thuộc địa như đồng chí Lenin chỉ dẫn. Vì thế, theo gợi ý của Manuilsky, cuối tháng 6 năm 1923, NAQ được PCF cử sang Moscow dự Quốc tế Nông dân I (QTND) của QTCS, vì Nga không có thuộc địa và “vấn đề thuộc địa” như Pháp và một số nước khác, trong khi mục tiêu QTCS của Lenin là chiếm/vô sản hóa toàn thế giới…

 

Ngày 10/10/1923 Nguyễn Ái Quốc gặp Tưởng Giới Thạch và Trương Phát Lôi tại QTND I ở Moscow. Tưởng Giới Thạch và Trương Phát Lôi có mặt tại đại hội vì QTCS xem Tàu là thuộc địa của Anh, Hòa Lan sau cuộc chiến tranh nha phiến và Quốc dân đảng (QDĐ) lẫn Chính phủ Trung hoa Dân quốc của Tôn Dật Tiên (mà Tưởng và Trương đại diện) chỉ là phong trào nông dân thuộc địa. Tại QTND I, vì là đại diện đảng CS Pháp cho vấn đề thuộc địa và vì hăng phát biểu “nổ” kiểu “nhân danh” bậy bạ như ở Tuors, như: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả đảng viên xã hội cả phái tả và phái hữu, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!…”, nên Quốc được bầu vào đoàn Chủ tịch QTND-I gồm đại diện 11 nước (7 nước Châu Âu, Mỹ, Mexico, Nhật và Đông dương – là NAQ).

 

QTCS có đến 9 tổ chức “quốc tế” chân rết hay bù nhìn trong đó Quốc tế Nông dân là một. Điều đáng chú ý là trong Chủ tịch đoàn QTND không có đại diện của một “đại thuộc địa” là Trung hoa Dân quốc mà Tưởng đại diện, cũng như không có đại diện của đảng CS Tàu trong khi Chu Ân Lai đang ở Châu Âu cũng có mặt dự. Lúc bấy giờ đảng, theo thống kê tại Đại hội III vào tháng 6/1923, CS Tàu chỉ mới có 432 đảng viên và Mao chưa năm quyền). Cả đảng CS Tàu và QDĐ Tàu đều muốn tham gia QTND nhưng không hợp tác với nhau được, nên có lẽ từ đó mà NAQ bị rơi vào đích ngắm của người Tàu – cả QDĐ lẫn đảng CS Tàu vì những lý do giống nhau (bành trướng Tàu) và khác nhau (tranh giành quốc-cộng Tàu).

 

Năm 1924, Tôn Dật Tiên bất ngờ đồng ý đề nghị tham gia Mặt trận Thống nhất cùng với đảng CS Tàu để chống triều đình Mãn Thanh và Bắc phạt, với điều kiện có bên thứ ba là Nga Sô tham gia, với hy vọng lật đổ triều đình Bắc Kinh mà không mất chính quyền về tay đảng CS Tàu (lúc đó còn non yếu, chỉ có chưa tới 1,000 đảng viên và chưa thò tham vọng). Thế là, ngày 11/11/1924, NAQ bất ngờ tới Quảng Châu (không do QTND cử đi), trong vai trò phóng viên hãng thông tấn Rosta tháp tùng phái đoàn Tổng đại sứ của nước Nga Sô Michail Markovic Borodin bên cạnh Chính phủ Trung hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn như lục lượng trung gian giữa QDĐ KMT và đảng CS Tàu, đóng ở Quảng Châu. Phải nói là vai trò và quyền lực của Borodin lúc này rất lớn vì Nga Sô-Viết hầu như là nước duy nhất công nhận và hỗ trợ Trung hoa Dân quốc (thế giới thì vẫn ủng hộ triều đình Bắc Kinh của vua Mãn Thanh).

 

Về phía đảng CS Tàu, Chu Ân Lai được điều từ Châu Âu về làm Tổng điều phối Mặt trận Thống nhất Quốc-Cộng và kiêm chức Hiệu phó trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu do Tôn Dật Tiên vừa lập ra năm 1924 với Tưởng Giới Thạch là Hiệu trưởng.

 

Sau khi đã đến Quảng Châu, ngày 12/11/1924 Nguyễn Ái Quốc mới viết thư cho sếp của mình như sau (theo HCM Toàn tập):

 

“Gửi đồng chí Domban, Tổng thư ký Quốc tế Nông dân, 

 

Đồng chí thân mến,

 

Chuyến đi của tôi từ Matxcơva được quyết định hơi đột ngột, và tôi không thể báo trước cho đồng chí điều đó. Tôi xin đồng chí thứ lỗi và chuyển sự tạ lỗi của tôi đến các đồng chí ta ở Hội đồng…

 

…Về việc liên quan tới vị trí của tôi là Ủy viên Đoàn Chủ tịch QTND thì đồng chí cứ làm như đồng chí xét là tốt, hoặc là đề nghị thay thế tôi, ở trường hợp này đồng chí nói là tôi ốm chứ đừng nói là tôi vắng mặt, bởi vì tôi sống bất hợp pháp ở đây. Hoặc là, nếu đồng chí thấy có ích thì cứ giữ lại cái danh nghĩa dân thuộc địa Nguyễn Ái Quốc trang trí cho những tuyên ngôn và những lời kêu gọi của Hội đồng.
 
Xin gửi đồng chí và tất cả các đồng chí chúng ta lời chào cộng sản.”

 

Ngày 31/7/1925, tức là hơn 8 tháng rưỡi sau khi NAQ xin lỗi vì vô kỷ luật – vô tổ chức với QTND, Domban đã đành cử Quốc phụ trách công tác vận động nông dân Tàu và ở thuộc địa Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Philippines… mặc dù Quốc đã công khai tỏ thái độ chẳng tha thiết gì và chẳng coi QTND là gì – như trong thư ngày 12/11/1924 Quốc đã tự mỉa mai và cho Domban mượn “danh nghĩa dân thuộc địa NAQ” – Quốc chỉ muốn theo cộng sản, không muốn/thèm lãnh đạo nông dân! Thế nhưng, có vẻ như quyết định này của Domban không đến tay Quốc (có thể do Quốc dân đảng Tàu hay Cộng sản Tàu chặn lại) vì nó chỉ được biết đến sau này trong hồ sơ lưu trữ của QTND, còn trong các tài liệu và hoạt động của Quốc thì nó không hề được thể hiện?

 

Thế là, dù vẫn là thành viên đoàn Chủ tịch QTND, đại diện và phụ trách phong trào nông dân ở các nước Châu Á, Nguyễn Ái Quốc vẫn tiến hành cuộc chơi hai mang “xanh vỏ đỏ lòng”: trong vai trò đại diện Quốc tế Nông dân nhưng chỉ muốn là đại diện của Quốc tế Cộng sản để thành lập đảng cộng sản và làm cách mạng cộng sản chứ không phải để làm cách mạng nông dân như cách mạng Tân Hợi.

 

Nói gì thì nói, trong thời gian lần đầu ở Tàu – từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927 – Nguyễn Ái Quốc là “cấp trên bự” đại diện QTND đối với Quốc dân đảng và Trung hoa Dân quốc (lúc này Tưởng Giới Thạch chưa làm cuộc đảo chánh) đang muốn lấy lòng Nga Sô. Mà Nga Sô, hay QTCS3, của Stalin đã lập ra QTND chỉ là để lừa thu hút phong trào nông dân đấu tranh (không phải cộng sản) của các nước trên thế giới. Với nước Tàu, thực chất CS Nga chỉ muốn ủng hộ CS Tàu thôi (lúc CS Tàu còn yếu), nên Stalin miễn cưởng xếp Quốc dân đảng Tàu vào loại… đảng nông dân, giao cho “hội nông dân” quản lý.

 

Ý đồ ủng hộ CS Tàu của Nga Sô đã thành công. Ngược lại chiến lược hợp tác quốc-cộng của Tôn Trung Sơn là sai lầm lớn và thất bại cuối đời ông. Trong giai đoạn 1924-1927 đảng CS Tàu đã phát triển cả về lượng (từ 994 đảng viên vào năm 1925 đến 57,967 đảng viên vào tháng 5/1927) và về chất (đã có lực lượng vũ trang).

 

Do đó, Nguyễn Ái Quốc ngay sau khi đến Tàu đã hợp tác với Bành Bái của đảng CS Tàu và những người Việt có xu hướng cộng sản tại Quảng Châu như Lâm Đức Thụ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… của Tâm Tâm xã để tổ chức các lớp huấn luyện chính trị về cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam và phương pháp vận động cách mạng… cho người Việt. Các lớp huấn luyện này được các chuyên gia cộng sản Nga Sô hỗ trợ và được tổ chức tại nhà số 13 và 13/1 đường Văn Minh, Quảng Châu – nhà của vợ người Tàu rất giàu có của Lâm Đức Thụ là Lý Huệ Quần.

 

Cùng với CS Tàu, NAQ tham gia và đến phát biểu tại Đại hội lần I của nông dân Quảng Đông vào ngày 1/5/1925. Ngày 9/7/1925 Quốc cùng CS Tàu (T.Lan thì nói là mình “được CS TQ cho phép”) thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” tại Quảng Châu mà Hội trưởng là Liêu Trọng Khải – một CS Tàu “ẩn” trong QDĐ Tàu, bị QDĐ ám sát ngay sau đó vào tháng 8/1925. Nguyễn Ái Quốc với bí danh Lý Thụy là bí thư phụ trách chi bộ Việt Nam của hội “Liên hiệp các dân tộc bị áp bức này” được CS lẫn QDĐ Tàu vẽ ra hòng mong thay thế phần nào Quốc tế Nông dân và Quốc tế CS của Nga Sô, mà Nguyễn Ái Quốc không nhìn ra thôi.

 

Song song hoạt động có vỏ bọc nông dân của CS Tàu trên, NAQ vẫn không dám chính thức dùng vỏ bọc QTND mà đến dự, phải viết đơn rất thảm hại vào ngày 14/1/1926 để xin Uông Tinh Vệ, Bộ trưởng Tuyên truyền của QDĐ, một người cánh tả hay CS khác “ẩn trong” QDĐ Tàu cho phép tham dự Đại hội II. Trong đại hội Quốc cũng chỉ biết phát biểu hung hăng bằng tiếng Pháp, có phiên dịch mà không biết mình vẫn là thành viên Đoàn chủ tịch QTND “có quyền chỉ đạo” cả QDĐ-Kuo Min Tai Tàu!.

 

Một điểm đặc biệt nữa là Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang tên Lý Thụy, còn được đích thân Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai – nhân vật hàng đầu của CS Tàu – giới thiệu Tăng Tuyết Minh và đứng ra tổ chức cưới cho vào tháng 8 năm 1926. Đích thân Chu Ân Lai và Dĩnh Siêu đến dự như ông bà mai mối. Phía “nhà trai” của Quốc có Lâm Đức Thụ và vợ là Lý Huệ Quần. Tại sao Chu Ân Lai lại quan tâm đến Quốc vậy? Bây giờ thì ai cũng hiểu, chỉ khi đó Quốc thì không hiểu, chỉ biết… sướng.

 

Có thể nói người Tàu từ cả hai phía quốc-cộng đã vây kín và sử dụng NAQ như con rối ở Quảng Châu từ 11/1924 đến tháng 5/1927, nhưng Quốc lại vô cùng hãnh diện. Cả người Nga là M. Borodin cũng bị lợi dụng, bị QDĐ và đảng CS Tàu giằng xé trong Mặt trận Thống nhất Tàu mà chỉ đúng 1 năm sau cái chết của Tôn Dật Tiên vào ngày 12/3/1925, Tưởng Giới Thạch đã bằng bạo lực đảo chính cướp lại quyền hành vào ngày 8/3/1926, chính quyền mà Tôn Dật Tiên đã trao cho CS Tàu từ 1924. Đến tháng 4/1927 thì Tưởng Giới Thạch công khai khủng bố trắng các đảng viên CS trong “Mặt trận Thống nhất Quốc cộng”. Cuộc hợp tác quốc-cộng lần 1 tan vỡ, tháng 5/1927 Quốc theo Borodin và bầu đoàn vội vã bỏ chạy về Vladivostok…

 

Trong suốt thời gian hơn 2 năm đó, trò chơi hai mang của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rất rõ trong các báo cáo của y từ Quảng Châu về Moscow, luôn là một cho đích danh Domban Tổng thư ký QTND (về các phong trào nông dân chung chung) và một cho “một đồng chí” CS Pháp cán bộ QTCS (có lúc ghi rõ tên là George Maran – thư ngày 19/2/1925) hay cho Đoàn chủ tịch QTCS (về việc của các đảng cộng sản VN, rất chi tiết như xin tiền 350 đôla, xin xuất học ở Nga cho người Việt, xin tài liệu…). Nhưng Quốc đã không biết mình chỉ là con rối của người Tàu? Có thể nói, Quốc đã bị CS Tàu mua chuộc và điều khiển hoàn toàn.

 

Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ đã bán đứng cụ Phan Bội Châu để trả nợ 350 đôla?

 

Ngày 5 tháng 1 năm 1925, chỉ chưa đầy 2 tháng sau khi đến Quảng Châu, Quốc đã viết thư cho “một đồng chí” trong Quốc tế CS để ra rả xin tiền trả nợ 350 đôla mà Quốc đã vay để làm nhiệm vụ đầu tiên, “nếu không thì tôi sẽ phải đi làm 5 tháng để trả nợ, và khi đó thì không công tác được nữa…” Nhưng sau đó, đến tận lúc quay về Nga sô rồi, Quốc không bao giờ nhắc lại món nợ 350 đôla phải trả nữa. Câu hỏi ở đây là: Quốc nợ ai? Và Quốc đã trả nợ thế nào? Tại sao sau đó Quốc không đòi 350 đôla đó để trả nợ nữa?
Câu hỏi đầu tiên có thể dễ đoán ra: Quốc nợ vợ chồng Lâm Đức Thụ và Lý Huệ Quần 350 đôla đó, cho vụ tụ tập thành lập QDĐ Đông dương và các lớp huấn luyện chính trị ở nhà Huệ Quần.

 

Câu hỏi thứ hai liên quan đến một loạt các sự kiện sau: sự kiện cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải ngày 30/6/1925; Sự kiện Quốc sau này là Hồ Chủ tịch đã công khai đổ cho Lâm Đức Thụ đã bán đứng cụ Phan Bội Châu lúc đó đang ở Tàu để lấy 150,000 piaster (tiền đông dương) của Phòng Nhì Pháp treo thưởng; và sự kiện năm 1947 Quốc đã là Chủ tịch nước nhưng Lâm Đức Thụ đang ở nhà ở Thái Bình (Thụ sinh 1890) bị dân quân cách mạng của Võ Nguyên Giáp bắt và giết tại chỗ không án.

 

Đảng CSVN cố tình không ghi lại lịch sử giai đoạn 1925-1927 khi Quốc ở Quảng Châu lần đầu theo chân Borodin, Quốc đã liên lạc gặp ngay Lâm Đức Thụ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong của Tâm Tâm xã,… tất cả bọn họ đều đã theo Việt Nam Quang Phục hội của Cụ Phan Bội Châu, rồi lại không theo cụ nữa mà đang đi tìm chủ mới, có xu hướng bạo động cộng sản châu Âu hơn bạo động quân chủ kiểu Nhật (tôn Cường Để làm vua) như cụ Phan Bội Châu.

 

Tuy nhiên, qua đám người đó Quốc đã vẫn chủ động trao đổi thư từ và hẹn gặp Cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải. Trước đó, cụ Phan muốn cải tổ VN Quang Phục Hội theo mẫu Quốc Dân đảng của Tôn Trung Sơn thì qua thư Quốc lại khuyên cụ nên làm cách mạng XHCN theo Lenin. Cụ Phan Bội Châu chưa gặp Quốc ở Thượng Hải thì đã bị bắt tại đó. Vì thế, dù đã bị Pháp bắt giam án trung thân ở Bến Ngự, cụ vẫn treo ảnh Lenin cạnh ảnh Tôn Dật Tiên (tức là Cụ không biết học trò Lenin là Quốc đã bán đứng Cụ cho Pháp lấy 150,000 đồng đông dương).
Sau đó, Quốc và Thụ nhận 150,000 piasters tiền thưởng chia nhau “để trang trải chi phí hoạt động cách mạng” như Quốc sau này đã gián tiếp biện minh – “vì mục đích cách mạng”. Có nhiều tài liệu nói về việc Quốc và Thụ đã bán đứng cụ Phan Bội Châu năm 1925 ở Thượng Hải. Ở đây tôi chỉ nói tình trạng nợ nần giữa Quốc và Thụ và việc Quốc ra rả xin tiền “một đồng chí” QTCS mà không được rồi bỗng im re luôn. Không biết 150,000 piasters lúc đó được bao nhiêu đôla Mỹ? Mà sao Quốc là CS nòi ở ngay Nga sô mà cứ nói đến tiền là đòi đôla vậy?

 

Chỉ biết, có lẽ, Quốc và vợ chồng Thụ, con nợ và chủ nợ, đã cùng nhau với phòng Nhì Pháp giăng bẫy cụ Phan Bội Châu để lấy tiền cấn nợ nhau. Tiền chạy vòng từ Pháp sang Quốc sang Thụ, còn dư đủ để Quốc tung tưởi đến tháng 5/1927 chạy về Nga mà không thấy có thư nào vòi tiền “một đồng chí” QTCS nữa.

 

Nguyễn Ái Quốc và Quốc dân đảng Đông Dương

 

Có một sự kiện đặc biệt mà đảng CSVN chỉ luôn lướt qua, vì không thể phủ nhận, là tại Quảng Châu ngày 3 tháng 1 năm 1925 Quốc Dân đảng Đông dương đã được thành lập. Quốc dù “khuyên cụ Phan Bội Châu nên học theo cách mạng CS”, tức không nên theo Quốc dân đảng của cụ Tôn, nhưng lại vội vã cùng đồng bọn thành lập Quốc Dân đảng Đông dương. Quốc đã báo cáo về sự kiện này trong thư riêng gửi “một cán bộ trong Quốc tế Cộng sản” vào ngày 5/1/1925 như sau:
“Đồng chí kính mến,
 
Quốc dân đảng Đông dương vừa được thành lập vào ngày 3 tháng này với 3 đảng viên lúc bắt đầu.

 

Một người sẽ được phái đi Trung Kỳ và Lào. Một người khác (chưa phải là đảng viên) sẽ được phái đến Bắc kỳ để lấy 5 người đi Quảng Châu học cách làm công tác tổ chức.

 

Tôi nghĩ có thể tìm nam thanh niên để gửi đi học ở trường Đại học Mátxcơva. Xin đồng chí vui long cho biết có thể cho tôi gửi bao nhiêu sinh viên. Đồng thời, tôi xin đồng chí chỉ thị cho các đồng chí Nga ở đây cũng nhận trách nhiệm về các công việc của Đông dương bởi vì mình tôi không thể làm quá nhiều việc được.”

 

Cũng trong thư gửi “một đồng chí” trên, Quốc năn nỉ:

 

“…đồng chí ngần ngại cho tôi vay tiền để có một cơ sở trong nước, có người làm tuyên truyền, thực hiện việc tuyên truyền đến nơi đến chốn và bắt đầu ngay công tác tổ chức… Không có tiền, tất cả những điều đó đều không thể làm được. Vì thế, tôi muốn đề nghị đồng chí cấp cho một quĩ nào đó. Hiện tôi đang mức nợ 350 đôla cho công tác đầu tiên nên sẽ phải làm việc ít nhất 5 tháng tới để trả nợ…”

 

Có thể suy đoán rằng, “một đồng chí trong QTCS” là đồng chí Pháp (một phần vì báo cáo của Quốc đều dùng tiếng Pháp), và nhiệm vụ đầu tiên là thành lập và đào tạo Quốc dân đảng Đông dương để về VN hoạt động theo sự lãnh đạo của đảng CS Pháp và QTCS? Suy đoán thế, là vì sau khi từ Tàu về Moscow năm 1927, năm 1928 Quốc lại ráo riết xin tiền “một đồng chí” QTCS để trở lại Tàu/VN và Xiêm công tác mà không được, và cuối cùng đảng CS Pháp phải nhận chi khoản chu cấp này (500 đôla) thì Quốc mới trở lại châu Á lần 2, vào tháng 7 năm 1928 (đến Xiêm).

 

Suy đoán tiếp theo là, các lớp học của Quốc tổ chức ở Quảng Châu năm 1926 là rất ngắn, chỉ có 5 ngày và phục vụ việc thành lập Quốc dân đảng Đông dương, chứ không phải cho Thanh Niên Cách mạng đồng chí hội vốn do Lâm Đức Thụ thành lập từ Tâm Tâm xã trước đó (chỉ từ 1 đến 5 tháng 1 năm 1925). Sau đó thì Quốc bị cuốn hút vào các hoạt động của đảng CS Tàu là chính và của Quốc dân đảng Tàu là phụ (vì cả hai bọn này đều cố o bế Quốc để lợi dụng trong canh bạc lớn với nhau và với Nga Sô mà Quốc có thể không nhìn thấy). Ít nhất, với Tàu, Quốc không phải xin tiền ra rả mà không được như với QTCS! Vì thế mà Quốc bỏ bê cái Quốc Dân đảng Đông dương của mình, không bao giờ nói đến hay nhắc lại nữa?

 

Có bốn câu hỏi nghi vấn về Quốc dân đảng Đông dương của Quốc như sau:

 

1) Ai đưa ra chủ trương thành lập QDĐ ĐD?

 

2) QDĐ ĐD có liên quan gì với QDĐ Tàu-KMT của Tôn/Tưởng?

 

3) Ai đã cùng Quốc thành lập QDĐ ĐD ngày 3/1/1925? Ba đảng viên đầu tiên là ai và có Quốc trong đó không? Và thậm chí:

 

4) Liệu QDĐ ĐD có phải chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Quốc để kể công (giả) và moi tiền QTCS hay không vì tại sao không có tài liệu nào khác nói về QDĐ ĐD này?
Và các câu trả lời suy đoán của tôi:
1) Chủ trương thành lập QDĐ ĐD có vẻ bất ngờ, tức nảy ra sau khi Quốc đến Tàu, tức chỉ có thể là của Quốc, của QDĐ Tàu, hay của người Việt khác tại Tàu như Lâm Đức Thụ hay Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Nếu chủ trương thành lập QDĐ Đông dương là của “một đồng chí” QTCS thì sao nó lại không được công khai mà chỉ ngấm ngầm giữa Quốc và “một đồng chí” đó. Và nếu đó là “một đồng chí Pháp” như George Maran thì có khả năng Maran là người của Phòng Nhì Pháp cài được vào QTCS và qua đó Pháp, qua Quốc, muốn nắm phong trào CS ở Đông Dương để khống chế. Đó cũng là lý do lần sau Pháp lại chi 500 đôla cho Quốc quay lại Đông Dương. Có nghĩa là Quốc lúc này là gián điệp của Pháp! Nên nhớ lúc đó các đảng cánh tả Pháp (PCF, SFIO, PSF) vừa có nhiều người tham gia QTCS vừa chiếm đa số 353/581 ghế Nghị viện Pháp, nên khả năng “một đồng chí” của Quốc phục vụ ngầm cho Chính phủ và Bộ Thuộc địa Pháp là rất cao.

 

2) Có vẻ QDĐ ĐD của Quốc rất liên quan đến QDĐ Tàu, và liên quan đến kế hoạch thành lập QDĐ của cụ Phan Bội Châu nữa, từ những gì tôi phân tích ở trên. Có điều chắc chắn là QDĐ ĐD thành lập 3/1/1925 không có liên quan gì với Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cũng các đồng chí trong Nam Đồng Thư xã thành lập tại Hà Nội hơn 2 năm sau đó.

 

3) Có lẽ Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu đã cùng Quốc thành lập QDĐ ĐD ngày 3/1/1925 tại Quảng Châu ngay tại nhà vợ Lâm Đức Thụ, và họ là 3 đảng viên đầu tiên, không có Quốc. Người đi Trung Kỳ và Lào có thể chính là Hồ Tùng Mậu (vì đó là nhà – xứ Nghệ, và vùng hoạt động của Mậu), người đi Bắc kỳ là người nhà hay tay chân của Lâm Đức Thụ – nhà giàu quê ở Thái Bình.
4) Có lẽ Quốc không dám bịa ra việc thành lập QDĐ ĐD như thế, chỉ không may sau đó là Lê Hồng Sơn chết (bị bắt ở Thượng Hải – ai đã bán Lê Hồng Sơn?, và bị chết 1933 ở VN do Pháp xử tử hình), và Mậu (lúc đầu theo QDĐ Tàu vì theo bác họ là cụ Hồ Học Lãm là người Việt tham gia quân đội Tưởng và QDĐ Tàu) sau cũng theo CS như Sơn năm 1928 cùng thành lập An Nam CS đảng cả ba (Sơn, Mậu, Quốc) cùng tham gia thành lập Đảng CSVN năm 1930.

 

Nguyễn Ái Quốc và thất bại Yên Bái đẫm máu của Việt Nam Quốc Dân đảng 

 

Việt Nam Quốc Dân đảng là một trang sử lớn, một thiên anh hùng ca oai hùng đáng tự hào của cả Dân tộc Việt Nam, là ngọn cờ đấu tranh vì độc lập dân tộc sáng chói nhất của Dân tộc Việt Nam thế kỷ 20. Nếu bây giờ họ lại đứng lên giương cờ VNQDĐ để chống và lật đổ chế độ CSVN, nhất định họ sẽ qui tụ được rất nhiều người Việt Nam yêu nước. Họ có thể ngang sức với lá cờ Đệ nhị Cộng hòa.

 

Việt Nam Quốc Dân đảng được Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông trong Nam Đồng Thư xã thành lập ngày 25/9/1927 (có tài liệu ghi ngày 25/12/1927) tại Hà Nội theo tôn chỉ Tam Dân (Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc), nên tên đảng là Quốc Dân.

 

Việt Nam Quốc Dân đảng phát triển rất nhanh trong bí mật và trong vòng 2 năm đầu 1927-1929 đã có hàng ngàn, có tài liệu nói là hàng vạn đảng viên phủ kín hầu như các tỉnh thành khắp phía Bắc và Trung Việt Nam, với cơ sở mạnh nhất ở Hải ngoại là tại Xiêm (Lào).
Đến tháng 7/1929 cả nước mới biết đến VNQDĐ vì Pháp đưa ra xử các đảng viên của họ sau vụ họ ám sát tên Bazin ở Trung kỳ vào 9/2/1929.
Cuối năm 1929 tại vùng núi Yên Tử, thuộc Đông Triều, Hải Dương lúc đó, Đảng trưởng VNQDĐ là Nguyễn Thái Học và các đồng chí đã quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang toàn quốc, ngày ấn định là 10/2/1930. Quyết định này được bí mật truyền đi cả nước để chuẩn bị cùng Tổng khởi nghĩa.

 

Tại Xiêm, cuối năm 1929 Nguyễn Ái Quốc đang bôn ba ở đó từ tháng 7/1928, sau khi dong chơi hơn năm trời ở Châu Âu và nhận được tiền của đảng CS pháp (500 đôla?) để quay trở lại Đông dương hoạt động trong 3 tháng cho phong trào nông dân. Nhiệm vụ của Quốc là do Domban giao, lúc đó là Phó Tổng thư ký QTND giao, vì Quốc vẫn chỉ thuộc QTND, không phải QTCS. Nhưng ông Domban này không đưa ra được kế hoạch gì, giao cho Quốc cứ tuy nghi thích ứng, và đi trong 3 tháng, tiền có đảng CS Pháp lo rồi.

 

Sau khi xác nhận đã nhận tiền từ đảng CS Pháp vào 21/5/1928, Quốc không vội vã gì, hẹn cuối tháng 5 sẽ đi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đầu tháng 6/1928 Quốc mới từ Đức đi Italy rong chơi gần một tháng nữa, đến cuối tháng 6 mới lên tàu đi Thái. Đầu tháng 7/1928 Quốc mới đến Bangkok (vì còn vòng qua Xâyland chơi), và cuối tháng 7 Quốc đến Udon, Xiêm – nơi có nhiều người Việt và có chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Nhưng không thấy Quốc đi tìm hay nhắc lại cán bộ QDĐ Đông dương mà Quốc cử đi Xiêm từ Quảng Châu vào tháng 1/1925 gì cả? Và Quốc chẳng vội vàng gì ở Xiêm.

 

Có tiền, có dân nuôi, Quốc thong dong đi lại suốt hơn 16 tháng ở Xiêm (từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929) chỉ có đọc sách, nói chuyện, dịch sách tuyên truyền “vào trong nước”, vì Xiêm là một cửa ngõ phía Tây. Không có sự kiện gì lớn xảy ra ở Xiêm hay với Quốc trong 16 tháng đó, ngoài việc Quốc “nắm tình hình” (do thám?). Quốc hầu như chẳng gặp ai ngoài gặp “dân”, tức những người vô danh, nhưng có mặt mọi nơi, biết mọi việc. Hầu như không có cuộc gặp cụ thể, một biên bản làm việc với nội dung nào được lưu lại về Quốc trong suốt hơn 1 năm đó, Quốc cũng không có báo cáo nào về cho Hội nông dân QT của Domban, chỉ có “những người dân kể lại” về “truyền thuyết” Thầu Chín (bí danh mới của Quốc ở đó) mà CSVN sau này dựng thành phim “Thầu Chín ở Xiêm” để bịp dân tiếp về “huyền thoại” Quốc.
Bỗng nhiên, tháng 11/1929 Thầu Chín thấy lo lắng và vội vã tìm đường đi sang Quảng Châu – Tàu. Lý do: Việt Nam Quốc Dân đảng hoạt động mạnh ở trong nước và cả Xiêm. Quốc ở Xiêm được tin cậy nên biết tin tối mật: họ đang chuẩn bị Tổng khởi nghĩa! Quốc phải sang Tàu “gặp họ để khuyên bàn lại với họ kế hoạch đó!” Có thật thế không?

 

Nguyễn Ái Quốc về Tàu bán VN Quốc Dân đảng và gom chiếm luôn ba đảng CSVN

 

Sang Tàu lần 2, Quốc dong tuốt lên ngay Thượng Hải nơi Quốc và Thụ đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp vào đầu tháng 1/1930. Giữa tháng 1/1930 Quốc về Hong Kong gặp “các đồng chí” đảng CS Tàu (chắc để nhờ họ hỗ trợ vụ Quốc muốn sát nhập ba đảng CS của VN thành một để dâng nộp cho CS Tàu?). Tại Hong Kong Quốc gặp Lý Phú Xuân, Thái Sướng, Nhiêu Vệ Hoa… là cán bộ tỉnh ủy CS Tàu ở Quảng Đông, nhờ họ sắp xếp tổ chức đón đại biểu các đảng CSVN và lo việc nơi họp mặt để hợp nhất các đảng. Nói tóm lại là “mọi việc con nhờ đảng mẹ lo cho tất”! Thế mới có chuyện ngoài 7 người Việt Nam dự họp kín thành lập đảng CSVN (kể cả Quốc) lại có thêm ngay “đại diện QTCS”- kẻ cho đến nay đã 84 năm sau và đảng CSVN cầm quyền 69 năm liền mà vẫn không biết “đại diện” đó là ai?! Tất nhiên đại diện đó (nếu có) thì không trưng ra giấy tờ nào của QTCS, cũng như Quốc thôi. Coi như Quốc tự tiện sát nhập ba đảng trong sự bố trí và kiểm soát (đỡ đẻ) của CS Tàu. Nên nhớ, lúc đó cả CS Tàu và CS VN đều chưa có ai được vào QTCS/Comintern cả (kể cả Quốc, điều mà Quốc và CSVN luôn cố nhập nhèm trong mọi tài liệu “sử đảng”). Mãi đến Đại hội VII QTCS năm 1935 cả CS Tàu và Việt Nam mới có thành viên đại diện trong QTCS – với tổng cộng 492 Ủy viên Comintern từ 65 đảng CS và cánh tả. VN hình như có 1 thành viên đại diện là Lê Hồng Phong, và Tàu cộng có hơn 2 người là Vương Minh và Trương Văn Thiên…? Cả Phong, Minh, Thiên… ngay sau đó đều được QTCS cử về làm tổng bí thư đảng CSVN và CS Tàu, Phong thì có lẽ bị Hồ Tàu “bán” cho Pháp, còn V. Minh, Thiên đều bị Mao/Chu lật đổ, Vương Minh phải chạy sang Nga Sô.

 

Có mấy câu hỏi lạ ở đây:

 

1) Quốc không quan tâm đến Quốc dân đảng Đông dương của chính mình lập ra năm 1925 rồi cử người đi Xiêm nó đâu rồi (?), mà lại quá quan tâm đến VNQDĐ của Nguyễn Thái Học là đảng khác và là “hậu thế” là sao?

<

2) “Các đồng chí VNQDĐ” mà Quốc nên gặp phải là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đang ở VN chứ sao lại chạy sang Tàu? Tàu chỉ có Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch và Đông dương QDD của Quốc mà Quốc biết rất rõ thôi chứ?

 

3) Quốc có quen biết ai của VNQDĐ đâu mà “nói chuyện với các đồng chí” ngoài QDĐ Tàu? Tại sao họ phải nghe Quốc khi CSVN luôn hại VN QDĐ vì coi họ là tiểu tư sản – kẻ thù giai cấp? Và khi Quốc nói các đảng CS còn không thèm nghe kia mà, vì thực sự Quốc có đại diện hay là Ủy viên QTCS đâu?

 

4) Tại sao Quốc không làm việc (báo cáo và xin chỉ thị) với QTCS về việc hợp nhất 3 đảng mà lại nhờ CS Tàu hoàn toàn?

 

Vậy nên, vụ vội vã từ Xiêm sang Tàu của Quốc tháng 12/1929 phải vì những lý do khác. Chỉ biết sau khi Quốc biết tin tối mật VNQDĐ đang chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ngày 10/2/1930 và Quốc chạy sang Tàu thì Pháp cũng biết bí mật tối mật đó, và Pháp đã không chỉ chuẩn bị sẵn sàng mà còn ra tay hành động đàn áp cuộc Tổng khởi nghĩa trước khi nó nổ ra nhiều bước! VNQDĐ đã bị Pháp (nhờ Quốc?) đặt vào thế bị động hoàn toàn, thay vì VNQDĐ làm Pháp bất ngờ như kế hoạch.

 

Vâng, đúng vậy, tôi đoán là Quốc đã vội vã sang Tàu là để bán tin VNQDĐ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa toàn quốc ngày 10/2/1930 cho Pháp. Tại sao tôi suy đoán thế?

 

Có năm lý do sau:

 

1) Hồi đó VN có nhiều đảng phái chính trị đều muốn chống Pháp giải phóng dân tộc nhưng không đoàn kết nhau mà lại tranh giành nhau, hãm hại nhau, nhất là CS luôn đố kỵ “giai cấp”, và Pháp luôn lợi dụng điều đó để “chia và trị”.

 

2) Quốc đã có tiền sử hợp tác với Pháp bắt Phan Bội Châu là lãnh tụ cách mạng dân tộc dân chủ lớn khác – đối thủ cạnh tranh lớn của Quốc và những kẻ cộng sản, nên việc Quốc hợp tác với Pháp lần nữa, lần này không vì 150 ngàn đồng ĐD nữa mà để diệt đối thủ và kẻ thù giai cấp của CS, là đương nhiên;

 

3) Năm 1929/1930 thì VNQDĐ đã phát triển rất nhanh, mạnh, có thực lực và uy tín trong dân khắc ba miền, còn cộng sản tuy có đến 3 đảng nhưng luôn tranh cãi và tranh giành (cái đúng) với nhau, so với VNQDĐ thì thua xa, nên VNQDĐ lại là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các đảng CS của VN lúc đó (An Nam CS đảng, Đông dương CS đảng, Đông dương CS Liên đoàn). Nhất là Quốc và các đảng CS coi VNQDĐ là đảng của giai cấp tiểu tư sản VN – tức là đảng của kẻ thù giai cấp của đảng CS. Vì thế đảng CS trước sau cũng phải “tiêu diệt” họ, nên “mượn tay Pháp làm việc này là cơ hội ngàn vàng, quá “kín và sạch!”

 

4) Sự thất bại của VNQDĐ (bất kể do ai) cũng sẽ là cái cớ tốt, là bài học để buộc các đảng CS manh mún của người Việt phải ngồi lại với nhau mà hợp nhất, run rẩy mà hợp nhất lại, theo tiếng hô và đạo diễn của Quốc và CS Tàu, dù họ còn ganh ghét đó kỵ nhau tiếng gáy, dù Quốc không phải đại diện QTCS gì cả, chỉ là đại diện QT Nông dân có trách nhiệm phát động phong trào nông dân. Tâm lý chung là, sau những cái chết, mất mát, những kẻ luôn phân rã nhưng thoát chết cũng có xu hướng co cụm lại vì sợ chết. Sự hình thành đảng CSVN cũng là một đông thái “co cụm vì sợ chết” đó, “sợ chết” đến nỗi bị Quốc là đại diện QT Nông Dân cùng CS Tàu lừa dễ dàng.

 

5) Bằng cái chết của VNQDĐ Quốc có thể một bước nắm trọn quyền hành, uy tín với 3 đảng CS của người Việt về mình! Và bỗng nhiên các đảng viên CS sẽ thấy mình “sáng suốt” nên không chết thảm như VNQDĐ!

 

6) Quốc đã có tiền sử “hợp tác” với CS Tàu (đã lấy Tăng Tuyết Minh do vợ Chu đạo diễn), nên Quốc nhờ CS tàu lo hết tổ chức, hậu cần, an ninh và cả “chỉ đạo của QTCS” cho các buổi họp hợp nhất đảng thì CS Tàu làm ngay để có thể lợi dụng, không chế “thằng hề” Quốc tiếp như dạo 1924-1927, và nhất là khống chế cả đảng CSVN từ ngay khi nó hình thành.

 

Phải nói, từ Xiêm vội và về Tàu lần 2, Quốc đã mang món quà lớn không chỉ cho Pháp mà còn cho đảng CS Tàu nữa. Món thứ nhất là cái chết của Khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ. Món thứ hai là “cú rặn đẻ” của Tàu-Quốc ra đảng CSVN. Cả hai cái đều là thảm họa đẫm máu cho dân tộc Việt Nam – một cái tức thời ngay dịp Tết Canh Ngọ 1930, một cái lâu dài suốt gần thể kỷ sau từ 3/2/1930 đó.

 

Với sáu lý do trên, với tham vọng của những kẻ cộng sản, với thói quen tranh giành và hãm hại nhau, với âm mưu bá quyền của những kẻ CS Tàu, thì Quốc không chạy vội về Tàu báo tin cho Pháp lập công thì mới lạ!

 

Sau Đại hội thành lập đảng, cũng là dịp Tết Canh Ngọ, Nguyễn Ái Quốc chiêu đãi các đồng chí một bữa thịnh soạn vào ngày 8/2/1930. Và ngày 13/2/1930, lần đầu tiên sau 2 năm dong chơi ở Xiêm, Quốc lại “bỗng nhiên” viết báo cáo dài và chi tiết gửi QTCS, lần này lại lần đầu tiên “bỗng nhiên” Quốc viết bằng tiếng Anh. Trong báo cáo, việc đầu tiên Quốc yêu cầu QTCS là không nhận người vào Đại học Phương Đông ở Moscow nếu không có đảng CSVN mới của Quốc giới thiệu – Quốc hèn hạ thâu tóm quyền lực ngay! Rồi Quốc viết một loạt thư cho những người CS đảng ở Nga Sô như Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng… thông báo “xí chỗ” rằng Quốc đã đứng ra hợp nhất các đảng xong rồi, đã có Ban chấp hành TƯ rồi, coi như Quốc mới là lãnh tụ CSVN, các bác phải theo đó nhé. Bỗng nhiên, lại “bỗng nhiên” lần thứ tư, tháng 4/1930 Quốc về lại Xiêm để đi Malay, Singapore cho “nhiệm vụ quốc tế” “bỗng nhiên” mới (?).
Lại phải có mấy câu hỏi lạ ở đây sau “bỗng nhiên 1” là từ Xiêm về Tàu:
1) Tại sao “bỗng nhiên 2” Quốc lại chăm báo cáo QTCS, và bằng “bỗng nhiên 3” tiếng Anh, quên luôn QTND mà “bỗng nhiên 4” quay sang chỉ đạo các đồng chí CSVN đang do QTCS đào tạo/quản lý ở Moscow?

 

2) Tại sao về lại Quảng Đông mà Quốc “bong nhiên 5” quên không tìm gặp lại người vợ trẻ xinh đẹp Tăng Tuyết Minh?

 

3) Tại sao “bỗng nhiên 6” có đại diện QTCS là người Tàu cùng Quốc dự họp hợp nhất 3 đảng CSVN? Và đó là ai?

 

4) Tại sao “bỗng nhiên 7” Quốc đi Malay, Singapore sau đó để làm gì, ai cử đi?

 

Có lẽ tôi phải viết thêm một bài riêng về những vấn đề này nhưng vì bài này đã quá dài. Ở đây tôi chỉ xin “tự trả lời” rất vắn tắt theo suy luận của mình về các “bỗng nhiên” thình lình của Quốc thôi:

 

1) Ngay sau đại hội thành lập đảng CSVN 3/2/1930 có lẽ Quốc đã bị CS Tàu thay bằng người Tàu rồi, và người này không biết thói quen chỉ biết viết tiếng Pháp cho “một đồng chí” QTCS Pháp? Vì sự “trao long, đổi phượng” truyền thống của Tàu cộng đó mà sinh ra một loạt những “bỗng nhiên” tức là buộc phải thế thôi.

 

2) Người Tàu thay Quốc (Quốc lúc đó có lẽ đã ngỏm hay sắp ngỏm, đang được Tàu nuôi để khai thác) là HCM, không phải chồng Tăng Tuyết Minh, nên “bỗng nhiên” không có nhu cầu tìm lại vợ trẻ đó của Quốc;

 

3) “Đại diện QTCS” có thể chính là người Tàu vai HCM, lúc này vẫn còn Quốc “đệm nhau với Hồ” nên chưa thể cho Hồ xuất hiện chính thức một mình được? Thế nên HCM “bỗng nhiên” xuất hiện như đại diện QTCS khi chính CS Tàu đạo diễn “bỗng nhiên” giúp hợp nhất ba đảng CS của VN.

 

4) Quốc lúc này đã là Hồ, là gián điệp của CS Tàu được giao nhiệm vụ đi phát triển thêm các đảng CS khác ở Malaysia, Singapore để CS Tàu tiện thâu tóm sau này, nên “bỗng nhiên” phải đi Malay, Singapore ngay. Với vai trò “đại diên QTCS” Quốc bày ra lại hóa ra rất hữu hiệu CS Tàu muốn đẻ trứng CS Tàu tiếp vào các ổ Malaysia, Singapore, Indonesia, Myanmar…

 

Tạm kết: Lời nguyền Yên Bái

 

Tôi tin, lịch sử rồi sẽ hé mở những sự thật “bỗng nhiên” của Quốc/Hồ đó cho dân ta biết.

 

Nguyễn Ái Quốc đã bán đứng Khởi nghĩa Yên Bái cho Pháp năm 1930 như đã bán cụ Phan Bội Châu vào năm 1925? Quốc đã “nhờ” CS Tàu hợp nhất ba đảng năm 1930 để lên ngôi nhưng lại bị Tàu “thay thế” ngay sau đó bằng Hồ Tàu? v.v… và v.v…

 

Có thể tôi sai, nhưng xác suất tôi sai rất thấp. Tôi tin tôi không sai. Cộng sản VN và người Pháp, người Tàu đều biết tôi không sai! Chỉ là người Pháp sau này lại bị Tàu cộng lừa, thay Quốc bằng Hồ mà không kịp nhận ra, khi họ nhận ra thì đã quá muộn, nên phải ngậm hột thị. Và bây giờ thì họ vẫn lờ tịt đi điều đó, có lẽ không phải vì xấu hổ, mà vì người Pháp còn sợ người tàu, sợ nước tàu CS hiện nay, không phải vì không ai quan tâm nữa… CS Tàu đã dung điều gì để “khóa mồm” cả Pháp và Mỹ chặt thế lại là một câu hỏi lớn khác cần được làm sáng tỏ? Nghề của Pháp và Mỹ là đi đêm với Tàu bán đứng Việt Nam (bất kể CS hay Cộng hòa) vì quyền lợi của quốc gia hay chính phủ họ mà, miễn là họ có các quyền lợi quốc gia đó.

 

Sau khi Quốc về Tàu vội vã vào tháng 12/1929, tháng 1 và tháng 2/1930 VNQDĐ bị Pháp dìm trong biển máu. Hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng ra đi.
Còn Quốc và bọn CSVN thì ngay trong những ngày đó ung dung ngồi lại “hợp nhất”, thành lập đảng CSVN vào ngày 3-5/2/1930 tại Hương Cảng. Lúc đại biểu các đảng hỏi giấy ủy nhiệm của QTCS cho Quốc đứng ra làm việc hợp nhất các đảng CS này đâu, Quốc trân tráo: “Các đồng chí nghĩ nếu tôi mang theo Ủy nhiệm đó thì tôi có thể có mặt ở đây được sao?” Đó là Quốc đã mang cái không khí khủng bố ráo riết căng thẳng và đẫm máu của Pháp đối với VNQDĐ trong nước đang diễn ra ngay thời điểm đó ra để đe dọa những kẻ đang mừng vì mình không chết như VNQDĐ ở Yên Bái. Lời đe dọa đã có kết quả. Không ai dám thắc mắc về ủy quyền của Quốc nữa. Ủy quyền của “đại diện QTCS” Tàu càng không ai dám hỏi.

 

Có thể nói, thất bại của Khởi Nghĩa Yên Bái của VNQDĐ đã được Quốc tạo ra và lợi dụng hoàn hảo cho việc thâu tóm quyền lực CSVN vào tay mình – một kẻ chỉ có chân trong Quốc tế Nông dân là cái tổ chức bù nhìn của Quốc tế Cộng sản, nhưng có tham vọng mà lãnh tụ CSVN, và sẵn sàng bán linh hồn cho quỉ Pháp rồi quỉ Tàu để đạt được điều đó. Nhưng cao nhân ắt có cao nhân trị, tất cả thành tự của Quốc rất nhanh chóng bị CS Tàu “sang tên” cho chủ mới: Hồ Tàu…

 

Ngày 17/6/1930, Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính cùng 11 đồng chí của mình bước lên đoạn đầu đài Yên Bái. Một ngày sau hai chị em Cô Giang, Cô Bắc tự vẫn tại cơ sở kháng chiến của VNQDĐ. Các vị đó trước khi chết đâu có nghĩ đến QDĐ của mình, họ vẫn chỉ hô cùng một câu: “Việt Nam muôn năm!” Họ là người Việt. Họ biết đâu cả VNQDĐ của mình đã bị một kẻ cộng sản Việt bán đứng cho Pháp, cũng như cả đảng CSVN đã bán đứng cả Dân tộc cho Tàu vì cái đảng thích tắm máu người khác của họ!
Ngày sinh của đảng CSVN, ngày 3-5/2/1930, dịp Tết Canh Ngọ, cũng là những ngày tháng đổ nhiều máu nhất và đau thương nhất xung quanh ngày 10/2/1930 của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam khắp cả nước và đỉnh điểm là ở Yên Bái. Cuộc đổ máu của dân tộc Việt đã bắt đầu từ tên Quốc 84 năm trước đến nay vẫn chưa bao giờ chưa ngừng!

 

Yên Bái chưa bao giờ yên, để lại lời nguyền Yên Bái! Đó là:

 

Việt Nam sẽ không bao giờ yên khi ngọn cờ máu của CS còn vung lên, rưới máu khắp đất nước này…

 

Chúng ta đã hiểu một phần, tại sao CS có ngọn cờ màu đó: vì đảng của họ sinh ra trong máu người Việt yêu nước không cộng sản!

 

Tội ác tày trời – Trời không dung Đất không tha đó của Quốc và của cả đảng CSVN rồi sẽ phải được dân tộc Việt Nam đưa ra phán xét dưới ánh mặt trời!

 

Tác giả: Phan Châu Thành @danlambao

More Stories From Lịch Sử VNQDĐ

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh