Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”
Posted by Luu HoanPho, Jun 30, 2016, Comments Off
Dân Làm Báo:– Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.
“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”
Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra.
“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết… Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.
Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.
Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc:
“Nhân đây tôi cũng nói thẳng tằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.
“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.
Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?
Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin…”
Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lời đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.
“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.
Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra.
Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói:
“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.
Đối đầu nhân dân
Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.
Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.
Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận – những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” – thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.
Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.
Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình – một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.
Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.
Nguồn: Danlambao