Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Philippines đổi lời về bắt tay với Trung Quốc trên Biển Đông


Ngày 9/7, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã lên tiếng làm rõ phát biểu của ông về lập trường Philippines sẵn sàng đàm phán gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên với Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo ông Yasay, hôm 8/7 hãng thông tấn Pháp phỏng vấn ông về phản ứng của Philippines trước việc ngày 12/7 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết vụ nước này kiện Trung Quốc về yêu sách đường lưỡi bò bành trướng trên Biển Đông.

“Những gì tôi nói là chúng ta phải chờ đợi phán quyết, nghiên cứu và phân tích kỹ ý nghĩa của nó”, ông Yasay cho biết.

Tân Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh, các nước yêu sách “có thể xem xét” hợp tác, thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên chung, vì phán quyết không giải quyết vấn đề chủ quyền, phân định biển.

“Có thể tại một thời điểm trong tương lai, các quốc gia yêu sách có thể cân nhắc tham gia các thỏa thuận như thăm dò và khai thác tài nguyên trong khu vực tranh chấp mà không phương hại đến lập trường của mỗi bên và kết quả phân định ranh giới giữa các bên liên quan, theo quy định của UNCLOS 1982”, ông nhấn mạnh.

Tuyên bố chia sẻ tài nguyên biển Đông với Bắc Kinh

Lời giải thích của Ngoại trưởng Philippines hoàn toàn trái ngược so với lời kêu gọi Trung Quốc cùng hợp tác trước đó với truyền thông Pháp.

Cụ thể hôm 8/7,  Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, mạnh mẽ tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển tranh chấp tại biển Đông với Bắc Kinh.

Theo ông Yasay, chính phủ mới của Tổng thống Rodrigo Duterte hy vọng sẽ nhanh chóng khởi động các đối thoại trực tiếp với Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết vụ kiện của Philipines về biển Đông và các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 12/7.

“Đấy không phải các vấn đề mà chúng ta hy vọng giải quyết được trong tương lai gần. Đó là chuyện mang tính thế hệ, sẽ được các thế hệ tương lai giải quyết”, ông  Yasay nói.

Ông Yasay khẳng định, chính quyền Tổng thống Duterte mong muốn những cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc sẽ tập trung vào việc phối hợp khai thác khí đốt, ngư trường trong vùng đặc quyền kinh tế “nơi có tuyên bố chủ quyền chồng lấn” ở Biển Đông.

“Các nguồn tài nguyên tự nhiên là do chúa trời ban tặng cho tất cả chúng ta và mọi người đều có thể tận hưởng. Chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để sử dụng chung nguồn tài nguyên biển trong khu vực”, ông Yasay nói.

Nguy cơ rơi vào bẫy của Trung Quốc

Trước những động thái của Philippines với Trung Quốc thời gian gần đây, nhà phân tích quân sự Mỹ John Ford, cho rằng Manila sẽ dễ rơi vào bẫy của Bắc Kinh.

Tuyên bố trên của ông John Ford  được đưa ra vào tháng 5 năm nay khi ông Duterte để ngỏ khả năng đàm phán song phương với Trung Quốc.

Theo chuyên gia phân tích quân sự Mỹ, với đề nghị này, ứng viên tổng thống Duterte đã rơi vào cái bẫy của Bắc Kinh. Bởi vì khi Philippines chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có được lợi thế rất lớn vì Manila thiếu cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để bảo vệ hiệu quả tuyên bố chủ quyền của mình.

Philippines cần phải hợp tác với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác, như Việt Nam và Malaysia, để chống lại các hành động cưỡng ép bắt nạt của Trung Quốc.

Khi Duterte bước vào đàm phán song phương với Bắc Kinh, mặt trận ngoại giao thống nhất chống Trung Quốc độc chiếm Biển Đông sẽ sụp đổ. Thị trưởng Duterte dường như quên mất điều này.

Theo cách tiếp cận hiện nay của Philippines, việc Manila thách thức Trung Quốc chiếm đóng các tính năng hàng hải, quyền tự do hàng hải đang nhận được sự hỗ trợ của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.

Trong khi đó, nếu làm theo cách tiếp cận Duterte, Bắc Kinh sẽ chỉ phải chờ thêm hai năm cho tới khi Philippines tự phá vỡ mặt trận thống nhất giữa các nước Đông Nam Á cũng có tuyên bố chủ quyền Biển Đông và tự rơi vào cái bẫy mà Trung Quốc đã giăng sẵn. Trong đàm phán song phương, Trung Quốc luôn chiếm lợi thế tuyệt đối trước Philippines.

Cam kết gần đây của Duterte rằng ông ta sẽ “từ bỏ” những tuyên bố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, nếu Trung Quốc chi tiền xây dựng một tuyến đường sắt chạy vòng quanh đảo Mindanao và một tuyến đường sắt khác giữa Manila và Bicol.

Bất kể giá trị đầu tư mở rộng các tuyến đường sắt ở Philippines là bao nhiêu, cái giá của nó làm sao sánh bằng cái giá của việc Manila nhượng lại chủ quyền của mình.

Nguồn: 24/7

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh