Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Dân bị đánh đập vì phản đối doanh nghiệp xây dựng nhà máy khi chưa đền bù


Tin RFA.– Thêm một dự án xây dựng chính quyền giao đất cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy, trong khi doanh nghiệp chưa đền bù cho dân, dân phản đối nhà máy xây dựng thì chính quyền lại huy động một lực lượng lớn công an đánh dân. (hình trên: lễ khởi công xây dựng nhà mãy xi măng Sông Lam)

Đền bù không thỏa đáng

Vào khoảng 8h sáng ngày 30 tháng 7 năm 2016, nhiều người dân ở một số thôn trên địa bàn xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã vào tận nơi nhà máy xi măng Sông Lam được xây dựng trên địa bàn để phản đối không cho nhà máy hoạt động vì chưa đền bù cho người dân.

Theo anh Hào, một người dân ở địa phương cho biết nhà máy đã tiến hành xúc tiến xây dựng hơn 1 năm nay, đến nay đã chuẩn bị được đưa vào hoạt động, các máy móc đã được chuyển về đây, doanh nghiệp có hứa sẽ đền bù thỏa đáng cho người dân, tuy nhiên đến nay người dân vẫn chưa được nhận 1 số tiền đền bù nào dù nhiều lần người dân đã lên tiếng. Bức xúc trước việc đó, sáng nay người dân mới tập trung vào nhà máy để phản đối.

Anh Hào cho biết:

“Mới năm ngoái, chưa đền bù cái chi cả, họ đã làm rồi, hoạt động xong rồi, máy cẩu múc máy chi về rồi.”

Chị N xin được giấu tên một người dân ở địa phương cũng cho biết thêm, hiện nay xã Nghi Thiết đa số là những người đi đánh bắt cá và từ biển đi vào trong dân cư chỉ có 1 người duy nhất, tuy nhiên doanh nghiệp lại đổ đất lấp đường, lấp biển không cho dân đi, hơn nữa lại đền bù không thỏa đáng, khi dân ra đứng ra phản đối không cho doanh nghiệp đổ đất lấp đường đi của người dân thì chính quyền không bảo vệ người dân mà họ lại huy động một lực lượng lớn cảnh sát cơ động để đánh đập người dân.

Chị N chia sẻ:

“Con đường này người ta đền bù cũng không thỏa đáng cho người dân là chuyện thứ nhất, thứ hai 2 nữa người dân chỉ có duy nhất 1 con đường này để đi nhưng người ta không cho đi thì lấy đâu mà đi làm ăn nữa.”

Trong khu vực nhà máy xi măng Sông Lam này có 1 nghĩa trang của người dân, và nghĩa trang này đã bị doanh nghiệp giải tỏa từ tháng 4 năm 2016, người dân cũng đã biểu tình phản đối nhưng họ đều bị chính quyền đàn áp.

Chị N cho biết thêm:

“Ngày trước cũng có biểu tình, có xô xát nhưng lực lượng công an chỉ đứng về phía phe công ty Vissai này thôi không đứng về người dân.”

Người dân bị đánh đập

Khi người dân phản đối yêu cầu nhà máy xi măng Sông Lam đền bù cho dân như những gì họ đã hứa thì người dân không nhận được sự hợp tác của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lại yêu cầu chính quyền can thiệp để xử lý giúp cho doanh nghiệp.

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ về video cảnh đụng độ giữa cảnh sát và cơ động với người dân. Cảnh sát cơ động thì được huy động với một lực lượng lớn được trang bị vũ khí trong khi người dân lại tay không.

Chị N cho biết, ngay từ sáng sớm, vào lúc 6h thì lực lượng cảnh sát cơ động để chặn con đường không cho người dân ra phản đối, chị cũng cho biết có một người đàn ông đi khám chữa bệnh thì lực lượng cảnh sát không cho lại còn đánh đập người này.

Chị N cho biết thêm.

“Có một bác lúc sáng đi khám bệnh đi qua con đường công ty Vissai đang còn thi hành, công an không cho đi và đánh đập, giẫm trên người, trên ngực rồi đưa bác lên xe, bác còn đang nằm trên này.”

Chị N cũng cho biết khi người dân đứng ra phản đối không cho doanh nghiệp này đổ đất thì chính quyền đã huy động lực lượng lớn cảnh sát cơ động ngăn chặn sau đó cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động đã diễn ra, người dân bị thương rất nhiều trong đó có 5 người bị thương rất nặng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện huyện Nghi Lộc, ở xung quanh bệnh viện cũng được công an bảo vệ, nếu không phải người nhà cũng những người bị thương họ sẽ không cho vào.

Chị N nói:

“Bị thương rất nhiều người thì không nói, nhưng bị thương nặng thì có 4, 5 người.”

Theo ông Thao một người dân ở địa phương cho biết thì tình hình hiện nay tại xã Nghi Thiết đang còn rất nóng, hiện nay cảnh sát cơ động đang còn đi lại trong dân, nhưng người dân quyết sẽ bảo vệ con đường ra biển, con đường đi làm ăn này.

“Chiều này công an vẫn dạo qua dạo lại, chuẩn bị mai đổ đất, mà dân đang định bố trí cột thuyền không đi biển ở nhà bảo vệ đất của mình, chưa thỏa thuận khoản hỗ trợ nên dân không cho đổ, sáng nay họ đã đổ đất rồi đó.”

Chị N cũng cho biết thêm:

“Người dân thì đang còn ngồi ở đây, lúc nào họ đổ cát xuống dưới biển thì người dân sẽ đi biểu tình còn lực lượng công an thì một số rất đông còn đang đứng ngoài đường.”

Vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2016, sau 1 ngày người dân bị lực lượng cảnh sát cơ động đánh, chúng tôi có liên lạc được với chị Hạnh 1 người dân ở địa phương và chị cho biết tình hình những người bị đánh.

“Có 1 người đang điều trị ở bệnh viện huyện Nghi Lộc thì bị nặng, còn mấy người kia đã được về nơi làng để điều trị lại.”

Ý kiến của các cơ quan chính quyền

Để tìm hiểu rõ hơn thông tin, chúng tôi có liên lạc với các cơ quan chính quyền địa phương cũng như bên phía doanh nghiệp, nhưng họ đều từ chối trả lời.

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với trưởng công an xã Nghi Thiết thì ông trả lời như sau rồi cúp máy:

“Tôi không biết.”

Dẫn lời của ông Lê Ngọc Hoa Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trả lời trên báo Lao Động số ra ngày 8 tháng 4 năm 2016 cho biết: Dự án đang triển khai ở xã Nghi Thiết là dự án trọng điểm của tỉnh để phát triển kinh tế cho toàn tỉnh, tuy nhiên hiện nay đang còn một số vướng mắc trong việc giải tỏa mặt bằng, ông cũng cho biết sẽ vận dụng chính sách để hỗ trợ cho người dân để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án đang thực hiện ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An do công ty cổ phần xi măng Sông Lam thuộc Vissai Group là đơn vị thi công.

Chị N cũng chia sẻ với chúng tôi, người dân đóng thuế để nuôi chính quyền, nhưng chính quyền lại không bảo vệ dân mà lại còn bảo vệ cho doanh nghiệp để đánh đập người dân điều đó không thể chấp nhận được. Chị N cũng cho biết nếu con đường mà bị lấp thì dân ở đây sẽ không có con đường để đi làm ăn nên người dân sẽ kiên quyết bảo vệ trong khi công an vẫn còn ở đây rất đông.

Nguồn: RFA/Hoàng Dung

More Stories From Xã Hội

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh