Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Không chấp nhận ‘Đồng thuận 1992’, bà Thái Anh Văn có thể gặp rắc rối


Theo bà Vương Yến Di (Trung tâm nghiên cứu quan hệ Mỹ – Đài), ông Vu Hòa Di (trường Dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Mỹ) và ông Vương Phúc Quyền (Hội Hữu nghị đồng hương Đài Loan tại Mỹ), trừ khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thay đổi quan điểm đối với “Đồng thuận 1992”, nếu không thì quan hệ Đài – Trung sẽ có thể sụp đổ.

Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 26/8 nhận định: Lịch sử các nền dân chủ hiện đại cho thấy nếu một nhà lãnh đạo làm được ít hoặc không làm được gì trong 100 ngày đầu giữ chức, quyền lực và uy tín của vị đó sẽ suy giảm.

Bà Thái Anh Văn giữ chức vụ lãnh đạo Đài Loan vào ngày 20/5. Sau 100 ngày lãnh đạo Đài Loan, bà vẫn kiên quyết không thừa nhận “Đồng thuận 1992” (hay còn gọi là nguyên tắc “một Trung Quốc”), do đó tương lai quan hệ hai bờ vẫn là câu hỏi lớn.

Chính sách Đài Loan của Trung Quốc trở nên khắc nghiệt hơn

Bà Thái đã nhắc đến tầm quan trọng của đối thoại đối với quan hệ hai bờ lẫn ổn định khu vực. Bà cũng cam kết chính quyền Đài Loan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì quan hệ ổn định với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của báo Washington Post, bà lại bác bỏ “Đồng thuận 1992” khi cho biết chính quyền Đài Loan không chấp nhận hạn định mà Trung Quốc đại lục đưa ra để Đài Loan chấp nhận các điều khoản “chống lại ý dân”.

Quan hệ hai bờ vốn không tốt lại căng thẳng hơn với lời nói “thêm dầu vào lửa” của bà Thái.

Sự nguy hiểm từ sự kiện bà Thái từ chối chấp nhận “Đồng thuận 1992” được thể hiện ở nhiều cấp độ. Bà biết rõ “Đồng thuận 1992” là nền tảng cho quan hệ hai bờ. Không có nền tảng này, không chỉ “trời long đất lở” mà quyền hành của bà cũng có thể sụp đổ.

Chính quyền Bắc Kinh không khẳng định và cũng không lên án bà về điều này nhưng thẳng thừng nhắc lại: “Chúng tôi nhấn mạnh phải tuân thủ “Đồng thuận 1992″. Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”.

phat-ngon-vien-TQ-o-Dai-LoanNgày 25/6, ông An Phong Sơn, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, tuyên bố cơ quan này cắt đứt mọi liên lạc với Văn phòng Sự vụ Đại lục tại Đài Loan kể từ ngày 20/5 vì bà Thái từ chối thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”

Không chỉ giọng điệu trở nên giá lạnh, chính sách Đài Loan của Trung Quốc đại lục cũng trở nên khắc nghiệt hơn.

Những cảnh báo này vẽ nên một bức tranh đáng ngại. Trung Quốc đại lục tỏ ra kiên quyết. Chính quyền Bắc Kinh sẽ làm tất cả các bước cần thiết.

Trong quá khứ, chính sách hai bờ của Trung Quốc đại lục phải tính đến yếu tố Mỹ, yếu tố Đài Loan và thiện chí từ Quốc dân đảng. Nhưng tầm quan trọng của ba yếu tố này hiện đã sụt giảm mạnh.

Chính vì vậy, sắp tới Đài Loan sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng. Đây là điều mà 23 triệu người dân Đài Loan không thể xem nhẹ.

Bà Thái cần phải định rõ thái độ với “Đồng thuận 1992”

Tình hình nguy kịch này cần được xoa dịu bằng thiện chí và các tính toán vĩ mô từ phía chính quyền Bắc Kinh. Theo tạp chí The Diplomat, quan trọng hơn là phía chính quyền Thái Anh Văn cũng phải hành động. Với vấn đề “Đồng thuận 1992” , bà Thái không thể tiếp tục chơi trò “đoán xem điểm mấu chốt của tôi là gì“. Bà phải định rõ thái độ của mình với “Đồng thuận 1992”.

Trong khi đó, điểm mấu chốt của chính quyền Bắc Kinh rất rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận trò chơi chữ “Tinh thần 1992” hay “Sự kiện lịch sử 1992“. Theo Trung Quốc đại lục, hoặc là dùng “Đồng thuận 1992″ hay một thuật ngữ rõ ràng hơn là “một Trung Quốc“.

Vì thế, bà Thái không được tính toán sai mà phải hành động để giải quyết những khác biệt với Trung Quốc đại lục đối với “Đồng thuận 1992”.

Chính quyền Đài Loan đã khẳng định sẽ duy trì hiện trạng nhưng lại không chấp nhận “Đồng thuận 1992”. Với Đài Loan, “Đồng thuận 1992” nghĩa là “nhiều cách giải thích; không thống nhất ngay, không độc lập, không dùng vũ lực” và trao đổi thương mại, kinh tế hai bờ hòa bình, cùng có lợi.

Trong quá khứ, Trung Quốc đại lục đã nhấn mạnh “một Trung Quốc” còn Đài Loan nhấn mạnh “nhiều cách giải thích” nhưng Bắc Kinh vẫn bỏ qua và giữ im lặng.

Phía Bắc Kinh cho rằng “Đồng thuận 1992″ cung cấp khuôn khổ chính trị cho hiện trạng. Nếu khuôn khổ này tan vỡ, những ảnh hưởng ngoại giao và thương mại sẽ gây ra hậu quả lớn hơn là hủy diệt hiện trạng. Chúng sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của Đài Loan.

Một khi bà Thái đã bác bỏ “Đồng thuận 1992″, nỗi lo sợ quan hệ hai bờ sẽ kết thúc đã không còn là điều hoang tưởng vô căn cứ. Những trao đổi hai bờ có thể được thực hiện bởi “Đồng thuận 1992” đã dần dần chấm dứt.

Bế tắc về đồng thuận này phô bày thế lưỡng nan an ninh của bà Thái. Đài Loan đang từng bước bị kéo vào ngõ cụt. Các nền tảng để thực hiện trao đổi hai bờ cuối cùng có thể sụp đổ. Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

Nguồn: The Diplomat, Soha

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh