Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, November 4, 2024

FB Phạm Lê Vương Các: Giải đáp pháp lý về việc khởi kiện Formosa


Câu hỏi thứ 1:

Một người dân ở Hà Tĩnh hỏi: “Tôi đã nhận tiền bồi thường theo Quyết định 1880 của Thủ tướng là gần 30 triệu đồng, nhưng số tiền này thấp hơn thiệt hại thực tế của tôi rất nhiều lần. Vậy khi đã nhận tiền theo Quyết định này rồi, tôi có thể khởi kiện ra toà án để yêu cầu bồi thường cho đúng với thiệt hại thực tế của mình không?

Xin được giải đáp về vấn đề này như sau:

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 605 của Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1. […]
2. […]
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Như vậy căn cứ vào quy định này, ngay cả khi người dân bị thiệt hại đã nhận tiền bồi thường theo Quyết định 1880 của Thủ Tướng mà có cơ sở cho rằng mức bồi thường này là không đúng và không phù hợp với thiệt hại của mình, thì vẫn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường hoặc khởi kiện ra Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng với thực tế của mình.

Câu hỏi 2:

Một ngư dân ở Hà Tĩnh khác hỏi: “Nếu tôi nộp đơn khởi kiện Formosa, toà án có thể căn cứ vào điểm c, khoản 1, điều 192 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định “sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” (Quyết định 1880) để trả lại đơn kiện của tôi không, vì trước đây Toà án Kỳ Anh đã căn cứ vào quy định này để trả lại đơn kiện của 506 hộ dân ở Nghệ An?

Xin được giải đáp về vấn đề này như sau:

Toà án Kỳ Anh căn cứ vào quy định này để trả lại đơn kiện với lý do “sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là một hành vi trái luật nghiêm trọng. Bởi lẽ, đây là sự trích dẫn không đầy đủ các quy định của luật, bỏ sót đến những quy định “ngoại lệ” của việc trả lại đơn kiện.

Cụ thể: Điểm c, khoản 1, Điều 192, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) […]
b) […]
c) Sự việc đã được giải quyết bằng […], quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, TRỪ TRƯỜNG HỢP mà vụ án yêu cầu […], mức bồi thường thiệt hại, […].

Như vậy, khởi kiện liên quan tới việc yêu cầu bồi thường thiệt hại là một ngoại lệ được luật quy định mà thẩm phán không được phép trả lại đơn ngay cả khi đã có quyết định giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền.

Qua các căn cứ pháp lý nêu trên, có thể kết luận người dân bị thiệt hại bởi Formosa, dù đã nhận hoặc chưa nhận tiền bồi thường theo Quyết định 1880 cũng không làm họ mất đi quyền khởi kiện Formosa ra toà để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

—-
Quý vị có thể tiếp tục đặt những câu hỏi về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc Formosa bằng cách comment bên dưới để được giải đáp.

Tags: ,

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh