Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Ai là thủ phạm công hàm “bán nước”?


FB Lê Công Định:– Công hàm “bán nước” gây nhiều tranh cãi do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên và gửi người tương nhiệm Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 phải chăng chỉ là sản phẩm của một nhân vật chính trị được nhiều nhà nghiên cứu thời cuộc Việt Nam thế kỷ 20 đánh giá là “nhu nhược”, “thiếu quyết đoán” và “dĩ hoà vi quý”?

Chúng ta đều biết chế độ cộng sản ở mọi nơi trên thế giới đều là toàn trị, một cá nhân trong bộ máy lãnh đạo không thể toàn quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, nhất là khi nó liên quan đến điều hệ trọng bậc nhất là chủ quyền quốc gia. Có chăng đó phải là nhân vật nắm quyền uy cao nhất, quyết định tối hậu mọi điều từ lớn đến nhỏ.

Vào năm 1958, nhân vật quyền uy nhất chưa phải là Lê Duẩn, vì từ tháng 9/1960 Lê Duẩn mới trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và từng bước thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Nhân vật “thủ phạm” đó chính là và phải là Hồ Chí Minh trong vai trò Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, người nắm quyền uy cao nhất trong bộ máy chính trị Bắc Việt đương thời.

Như vậy, công hàm 1958 là sản phẩm chung của toàn Đảng Lao Động Việt Nam, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Dù ngày nay nhà cầm quyền tìm cách giải thích nội dung và thẩm quyền ban hành công hàm đó thế nào và theo hướng nào, thì rõ ràng đó vẫn là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện công pháp quốc tế.

Chưa bao giờ tôi ngây thơ tin, như nhiều sử gia Tây phương hiện đại nhận định, rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không đơn thuần theo đuổi lý tưởng cộng sản. Bởi lẽ, một người yêu nước, thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc thực sự không thể chấp nhận cho ban hành một công hàm, dù rộng nghĩa hay nhiều hàm ý như được biện luận ngày nay, khiến tạo nên hậu quả và nguyên cớ để kẻ thù chiếm đoạt các hải đảo của tổ quốc vào năm 1974 và 1988.

Có chăng đó là chủ nghĩa dân tộc Đại Hán!

–Nguồn: FB Lê Công Định

//=====================
Lê Luân: Anh Định nên nhớ là Hiệp định Geneva ký giữa 7 bên năm 1954, trong đó có Trung Quốc, đã nêu rõ Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc phía Nam vĩ tuyến 17 nên thuộc chủ quyền của Quốc Gia Việt Nam (sau là VNCH). Nên dù sau này Bắc Việt (tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà) có công hàm 1958 tuyên bố gì đó với Trung Quốc về Hoàng Sa hay Trường Sa thì cũng là vô hiệu vì nó giống như “thoả thuận ăn chia tài sản cướp được của người khác” thì đều vô hiệu về mặt pháp lý.

Công pháp quốc tế hay kể cả bất kỳ luật pháp của quốc gia nào cũng đều quan trọng nhất là vấn đề chủ thể và chủ sở hữu hợp pháp anh ạ.

Công hàm Phạm Văn Đồng do ông Thủ tướng VNDCCH (Bắc Việt) ký, mà liên quan đến vấn đề lãnh thổ thì do Quốc hội mới có thẩm quyền, mà hơn nữa chủ quyền lãnh thổ đang thuộc về “một quốc gia khác” thì những tuyên bố đơn phương của ông Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị pháp lý gì trong công pháp quốc tế cả.

Chỉ sợ là sau 50 năm chiếm hữu thực tế đảo mà không khởi kiện thì sẽ bị mất chủ quyền thôi anh.

Tính từ năm 1974 (đối với Hoàng Sa) thì chúng ta còn 7 năm nữa và tính từ năm 1988 (đối với Trường Sa) thì chúng ta còn 21 năm để khởi kiện nếu không sẽ hết “thời hiệu” kiện đòi tài sản (nói nôm na là thế).:

Lê Công Định: Tất nhiên ngày nay chúng ta đều bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm đó vì nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, giá mà đừng bao giờ có công hàm đó, và vì sao lại có công hàm đó mới là vấn đề đáng suy nghĩ về mặt lịch sử. Bán nước và yêu nước hay không ở chỗ đó.

FB Nguyễn Thanh: Nói thẳng ra thì LS Lê Công Định hàm ý ông Hồ là người Tàu!

Lê Công Định: Không, tôi mong ông ta là người Việt thật, nhưng một người Việt phản quốc.

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh