Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Dư âm Hội nghị ASEAN 50


Hình trên: Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (thứ 6 từ phải), Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Alan Peter Cayetano (thứ 6 từ trái) và các bộ trưởng ngoại giao Đông Nam Á trong lễ bế mạc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Manila vào ngày 8 tháng 8 năm 2017.—

Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) kết thúc vào ngày 5/8/2017 vừa qua, tuy nhiên một số diễn tiến của kỳ họp này vẫn được quan tâm. RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia về những điểm đáng chú ý đó.

Thông tin cho biết do bất đồng về câu từ liên quan đến vấn đề Biển Đông, mà bản tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 không được thông qua đúng ngày kết thúc mà phải sang ngày 6/8/2017 mới được chính thức công bố. Việt Nam là quốc gia yêu cầu phải có từ ngữ mạnh mẽ về hoạt động của Trung Quốc cho bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự trên những đảo đó. Điều này dẫn đến bất đồng gây chậm trễ việc công bố tuyên bố chung.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore có nhận định:

“Nếu Việt Nam cứng rắn, mạnh mẽ hơn, thì nếu không đạt được toàn bộ ý nguyện của mình, thì ít nhất cũng bảo vệ được một phần. Còn nếu như Việt Nam không lên tiếng, không đưa ra các lập trường cứng rắn thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị thiệt thòi.”

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, cũng thừa nhận điểm này:

“Có một số người thì cho rằng Việt Nam cũng có một cố gắng nỗ lực trong việc kêu gọi, có những tiếng nói mạnh mẽ hơn trong lên án Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo.”

Giới quan sát nhận định là Trung Quốc tiếp tục cố gắng áp lực gây chia rẽ các quốc gia ASEAN, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nhận xét về điểm này:

“Phải nói là Việt Nam vừa rồi, tôi có cảm giác, là càng khó khăn thì Việt Nam càng có bản lĩnh và càng vượt qua được thách thức để vận động ASEAN. Cuối cùng là bản tuyên bố chung có ghi điều đó.”

Tại hội nghị tại Manila vừa qua, nhóm các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN và Trung Quốc thông qua được khung dự thảo Bản Quy tắc Ứng xử của các bên tại Biển Đông- COC. Đây được cho là một kết quả; tuy nhiên cũng có những trở ngại phải vượt qua để đạt được thỏa thuận.

Tin cho biết một số nước, trong đó có Việt Nam mong muốn COC trong tương lai phải mang tính ràng buộc về mặt pháp lý; đây là điều mà Trung Quốc không hề muốn. Để thông qua, một số nước như Philippines cho rằng có thể chấp nhận dự thảo khung COC như đưa ra.

DU_AM_HOI_NGHI_ASEAN_50_2_AFP.jpg.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Allan Peter Cayetano phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á lần thứ 7 và các đối tác đối thoại trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực các nước ASEAN ngày 7 tháng 8 năm 2017. AFP photo

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho biết yêu cầu của Việt Nam đối với COC là không thể như “bản copy” của Bản Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002 – vốn không có ý nghĩa ràng buộc.

“Hướng của Trung Quốc và nguy hiểm là một số thành viên ASEAN cũng đồng thuận với TQ là muốn cái này chỉ là bộ khung, sao chép lại DOC.”

Ông Hoàng Việt nhận định, trong tương lai gần, để có được COC “vẫn là một vấn đề xa vời”, có nhiều khó khăn, bởi các nước ASEAN còn bị chia rẽ:

“Vì COC thì tất cả các quốc gia kể cả Trung Quốc đều phải đồng ý rằng cần phải có COC, nhưng mà nội dung COC như thế nào mới là một vấn đề và Trung Quốc thì lúc nào cũng muốn một COC có lợi choTrung Quốc, trong đó không nhắc tới vấn đề Hoàng Sa, còn đương nhiên các quốc gia ASEAN, trong đó có ViệtNam thì lại muốn có nhắc đến vấn đề Hoàng Sa, cũngnhư là phản ảnh các quan điểm của phiên tòa trọng tàinăm 2016 mà Philippines kiện Trung Quốc đấy, cũng phải được đưa vào COC. Nhưng Trung Quốc thì không muốn việc này.”

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lý giải về ý đồ của Bắc Kinh khi không muốn có COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý:

“Rất dễ hiểu vì Trung Quốc là quốc gia chiếm ưu thế trên biển Đông, và họ muốn mở rộng sức mạnh hải quân, sức mạnh trên biển Đông, chính vì vậy họ không muốn ràng buộc hành động, bởi các văn kiện pháp lý. Họ muốn có quyền tự do hành động lớn hơn. Chính vì vậy Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để làm cho COC, nếu như được thông qua, sẽ ít có giá trị, ràng buộc pháp lý, để họ có thể có quyền tự do hành động một cách tự do trên biển Đông.”

Việt Nam luôn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông cần phải được quốc tế hoá, đa phương hoá, bởi Biển Đông là một vùng biển quan trọng, mang tính toàn cầu, liên quan đến các nước lớn. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, đường lối quốc tế hoá chỉ có thể phát huy khi nội lực của Việt Nam phải mạnh mẽ:

“Nếu bên trong anh phát huy được những cái định chế về dân chủ hoá, và anh làm cho thực lực phát triển vững mạnh. Thì cái đa dạng hoá, quốc tế hoá bên ngoài mới phát huy. Chứ bên trong anh bó lại, ví dụ vừa rồi VN không cho truyền thông trong nước nhắc gì đến vấn đề này thì tôi cho đó là một hạ sách, vì anh không phát huy được cái nội lực, sức mạnh đoàn kết bên trong với cái mở rộng về đường lối đối ngoại, quốc tế hoá ở bên ngoài.”

Năm nay Việt Nam kỷ niệm tròn 22 năm chính thức gia nhập ASEAN sau một giai đoạn được đánh giá có nhiều sóng gió, mâu thuẫn giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong những năm 1980, từ sau cuộc chiến Việt Nam – Cambodia năm 1979. Kể từ khi gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam có thay đổi chính sách đối ngoại, từ lấy ý thức hệ làm chủ đạo sang hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, ASEAN hiện nay là một khối “phân rã”, đang đứng giữa thách thức “ngã ba đường” bởi nhân tố Trung Quốc.

Nguồn: RFA/Kính Hòa

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh