Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Trung Quốc cắm cờ trên đá Tri Lễ, thuộc quần đảo Trường Sa


CSIS cho biết 9 tàu đánh cá và 2 tàu hải quân hoặc tàu chấp pháp của Trung Quốc ngày 13/8 có đi qua khu vực gần đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa.

Tin cho hay các tàu của Trung Quốc đã tiến gần đến một hòn đảo lớn của Philippines trong khu vực có tranh chấp trên Biển Đông trong tháng này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay go tại Manila, có thể làm sứt mẻ tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Phi.

Dân biểu Philippines Gary Alejano viết trên Facebook rằng một tàu của Trung Quốc cắm một lá cờ cao 3 mét trên đảo Sandy Cay (Việt Nam gọi là đá Tri Lễ – Theo Nghiên Cứu Biển Đông), một bãi cát nằm trong khu vực do Philippines kiểm soát trên Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, trong hoặc trước tuần lễ thứ ba của tháng 7. Các tàu hải quân và tuần duyên Trung Quốc đã tiến đến gần khu vực này vào ngày 12/8, ông Alejano cho biết thêm.

Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Các hình ảnh do Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ – CSIS thu thập được cho thấy 9 tàu đánh cá và 2 tàu hải quân hoặc tàu chấp pháp của Trung Quốc ngày 13/8 có đi qua khu vực gần đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa, nơi có hơn 100 thường dân Philippin sinh sống.

Ông Euan Graham, Giám đốc An ninh Quốc tế của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney cho biết: “Đây có thể là một phép thử đối với chính phủ Philippines, tìm kiếm phản ứng của Manila, những gì họ có thể thu thập được và cũng để xem có bao nhiêu phản hồi trong hệ thống chính trị Philippines, nhưng cho đến nay có rất ít phản hồi.”

Ông Graham nói: “Về mặt hoạt động, có thể nói cửa đã mở cho Trung Quốc nếu họ muốn thực hiện bước tiếp theo. Trung Quốc có thể thiết lập một vùng ‘phong tỏa mềm’ trên đảo Sandy Cay và cuối cùng là đặt các cấu trúc lên đó.”

Philippines không hành động

Truyền thông Philippines hôm 22/8 cho biết Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông không thấy lý do gì để bảo vệ Sandy Cay trừ phi Trung Quốc xâm chiếm hòn đảo này. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của nước này cùng ngày tuyên bố rằng Trung Quốc không chiếm đảo Sandy Cay, nằm cách đảo Thi Tứ 22 km và nơi được miêu tả là có các bãi cát, và bộ Ngoại giao của Philippines sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào.

Tuy nhiên, ông Antonio Carpio, một quan chức cấp cao của Toà án Tối cao ở Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc xâm lược. Ý kiến của ông phần nào đã thúc đẩy phản ứng của các quan chức chính phủ Philippines.

Các nhà phân tích nhận thấy rằng các chính trị gia Philippines đang vất vả trong việc đưa ra một phản ứng vừa làm hài lòng sự hoài nghi của công chúng về Trung Quốc, vừa duy trì tình hữu nghị với Bắc Kinh.

Ông Eduardo Araral, phó giáo sư thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore về chính sách công cho biết bây giờ Trung Quốc có thể rút lui và Philippines có thể triệu hồi đại sứ Trung Quốc để thảo luận.

Ông Araral nói không rõ liệu các hoạt động của Trung Quốc gần đảo Sandy Cay do chính quyền trung ương Trung Quốc hay do một “quan chức” địa phương thực hiện.

Tuy nhiên, các học giả cho rằng việc thiếu sự phản đối chính thức đối với hoạt động của Trung Quốc ở đảo Sandy Cay có thể cuối cùng tạo điều kiện cho Trung Quốc tuyên bố hòn đảo là của họ và hạn chế không cho Philippine tiếp cận.

Trung Quốc có thể sẽ đặt các công trình lên đảo Sandy Cay, ông Graham nói. Trung Quốc đã lắp đặt cơ sở hạ tầng phục vụ cho máy bay chiến đấu trên các đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa, gồm đá Chữ Thập (Fiery Cross), đá Vành Khăn (Mischief Reef) và đá Subi (Subi Reef.)

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh