Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Trung Quốc đưa thêm vũ khí đến Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa


Hình: Người biểu tình chống Trung Quốc ở Manila vào tháng 2 năm 2016. (c) AFP.–

Hình ảnh vệ tinh chụp được kể từ ngày 12 tháng 5 vừa qua cho thấy Trung Quốc tiến hành bố trí những vũ khí mới trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.

Chương trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu và Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 24 tháng 5 cho biết như vừa nêu.

Tin nêu rõ những vũ khí được phủ lại; dẫu thế vẫn có thể suy luận đó là những loại tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống ngầm và những hệ thống radar đi kèm.

Theo nhận định của AMTI thì có khả năng những vũ khí mới được đưa đến Đảo Phú Lâm vào dịp Quân Đội Trung Quốc tiến hành diễn tập vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.

Đến ngày 20 tháng 5, Kênh truyền hình FOX của Hoa Kỳ công bố những ảnh vệ tinh cho thấy vũ khí mới trên Đảo Phú Lâm vẫn còn ở đó.

Vào năm 2016, Trung Quốc từng đưa các vũ khí tương tự đến Đảo Phú Lâm. Vào tháng 10 năm ngoái, chiến đấu cơ J-11 cũng được đưa đến Phú Lâm.

Đảo này lâu nay được Trung Quốc trang bị các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho khả năng phòng không. Trên đảo có đường băng máy bay dài 2700 thước, nhà chứa máy bay và hệ thống radar.

AMTI nêu rõ đảo Phú Lâm là trung tâm hành chính và là căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hoạt động nâng cấp, bố trí vũ khí tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa là cơ sở cho công tác bố trí tại những căn cứ trên những đảo khác ở Trường Sa trong thời gian tới.

Bắc Kinh lâu nay khăng khăng cho rằng họ có chủ quyền không thể chối cãi đối với những thực thể tại Biển Đông.

Biện pháp quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này khiến Hoa Kỳ rút lại lời mời Bắc Kinh tham gia đợt tập trận Vành Đai Thái Bình Dương thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Ngay lập tức, Bắc Kinh cho rằng Washington cưỡng bức Trung Quốc từ bỏ chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam lâu nay mỗi khi có động thái nào của Trung Quốc tại Biển Đông và bị báo giới chất vấn đều lặp lại tuyên bố có chủ quyền và quyền tài phán không thể chối cãi tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1974 khi hai miền nam- bắc Việt Nam chưa thống nhất. Lúc đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý Hoàng Sa và mạnh mẽ lên tiếng hoạt động sử dụng vũ lực của Hải quân Trung Quốc.

Hành động xác quyết ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng gây quan ngại cho thế giới và nhiều nước trong khu vực. Vào ngày 25 tháng 5; truyền thông Philippines loan phát biểu của thượng nghị sĩ đối lập Leila de Lima kêu gọi tổng thống Rodrigo Duterte phải triệu tập ngay cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhằm giúp người đứng đầu chính phủ Manila xác định biện pháp ứng phó phù hợp.

Theo Nghị sĩ Leila de Lima thì tổng thống Philippines cần đưa ra mọi giải pháp ứng phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, từ chính sách ngoại giao mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh cũng như các nước láng giềng, cho đến việc vận dụng phù hợp các cơ chế của Liên Hiệp Quốc.

Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Philippines, ông Roilo Golez, được mạng báo Ngôi Sao Philippines dẫn lời vào ngày 25 tháng 5 rằng cần phải tiến hành cuộc chiến pháp lý như là cách ôn hòa buộc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế- PCA đã tuyên về đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn khu vực Biển Đông.

PCA vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên đường đó không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử nên vô hiệu.

Nguồn: REUTERS, RFA

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh