Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

CÁI CHẾT NGỌT NGÀO CHO MỘT DÂN TỘC


Chính sách là gì? Đó là chiến lược của chính phủ nhằm tạo ra những bước đi mang tính quyết định để đưa kinh tế đi lên. Khi hoạch định chính sách, bao giờ cũng có phần quan trọng, mục đích và phương tiện. Trong đó phương tiện là quan trọng hơn mục đích.

Giống như di chuyển trên Bắc Băng Dương mặt biển đầy băng, nơi đến là mục đích, còn tàu phá băng là phương tiện. Nếu dùng sai phương tiện, chính sách đó xem như phá sản mà không đạt được mục đích gì cả. Như vậy phương tiện cho một chính sách là gì? Xin thưa đó là nền tảng luật pháp.

Trong quá trình thực hiện chính sách, việc soạn thảo luật để hỗ trợ là một điều cần thiết. Nếu chưa có luật để hỗ trợ chính sách thì soạn để Quốc hội thông qua. Nếu đã có luật nhưng chưa cụ thể thì người đứng đầu chính phủ ra sắc lệnh hành pháp trình Quốc hội phê duyệt. Ở Việt Nam, nghị định của chính phủ có thể được xem tương đương sắc lệnh hành pháp của đất nước tự do. Nó điều là văn bản dưới luật. Thế nhưng, có một điều khác rất cơ bản, sắc lệnh hành pháp của Mỹ được tòa án độc lập xem xét tính hợp pháp hoặc hợp hiến. Còn nghị định của chính phủ CSVN thì sao? Nó là thứ văn bản viết vô lối thiếu suy nghĩ rồi quẳng ra đó cho các cơ quan ban ngành liên quan áp dụng mà không có một cơ quan độc lập nào xem xét tính hợp pháp hay hợp hiến của nó. Vì thế thứ nghị định này thay đổi xoành xoạch vì văn bản này đá văn bản kia làm cho việc thi hành luôn bị vướng víu. Cho nên, nghị định chính phủ của chính quyền CS khác xa sắc lệnh hành pháp của Nhà Trắng về chất lượng.

Nói thế để chúng ta thấy sự lộn xộn của luật pháp Việt Nam. Mà luật pháp lộn xộn tất mọi chính sách thất bại. Vì luật pháp là phương tiện để thực hiện chính sách, vậy luật pháp lộn xộn thì sao chính sách thành công? Chúng ta thấy Hàn Quốc thời Park Chung Hye đã thành công với chính sách ưu đãi các tập đoàn tài phiệt Chaebol để ngày nay Hàn Quốc có Hyundai, Samsung, LG, Lotte vv.. Nhưng Việt Nam đã đại bại với những “cú đấm thép” như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Than Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí vvv… Những thứ, tức mâý “cú đấm thép” nó không những không thúc đẩy kinh tế đất nước cất cánh mà chính nó đóng góp vào 148% trong khoản nợ 210% GDP mà Việt Nam đang gánh.

Luật pháp là phương tiện để thực thi chính sách. Phương tiện sai nó làm thất bại mục đích. Với luật pháp Việt Nam thì mục đích thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xem như đã nhìn thấy cái bại ngay từ bắt đầu. Vấn đề thể chế chính trị nó sinh ra luật pháp, thể chế độc tài thì sinh ra một nền luật pháp chỉ để thực hiện mưu đồ ẩn giấu của chính quyền chứ không phải để phát triển đất nước. Mà một khi luật pháp sinh ra để thực hiện mưu đồ thì mọi mục đích nghe hợp nhĩ đều là mặt nạ cả, vấn đề là mặt thật ẩn sau mặt nạ kia là gì?

Luật đặc khu được cho thép thuê đất 1 thế kỷ và thêm vào đó là khoản 3 điều 7 cho phép tòa án “nước ngoài” xét xử tranh chấp tại đặc khu. Đây là mấu chốt, điều khoản này dọn đường để tòa án Trung Cộng xử vụ việc ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Chính quyền CS đã mở đường cho tư pháp Trung Cộng vào rồi, còn hành pháp Trung Cộng chừng nào vào? Sẽ vào thôi, tư pháp vào và bén rễ, rồi đến lúc cần thiết, Bộ Chính Trị CSVN nhận chỉ thị ngầm Bắc Kinh chỉ thị cho 500 thằng – con nghị gật bấm nút thông qua luật cho phép đặc khu trưởng là người nước ngoài nữa là xong.

Xưa nay người ta nói đám nghị gật làm luật cho lợi ích nhóm. Điều đó không sai, đó chỉ mới thấy 1 mà chưa thấy 2. Điều thứ 2 mới nguy, bây giờ đã rõ ra là đám nghị gật kia còn làm luật cho chỉ thị từ bên ngoài Ba Đình nữa. Đó là con đường mất nước ngọt ngào mà nhân dân không hề hay biết. Bắc Kinh thông qua Hà Nội giết chết đất nước này bằng cách tiêm những liều thuốc an thần chứ không cần chém giết như 1979 nữa. Cách đó xưa rồi. Rất có thể đất nước này sẽ ra đi trong “bình yên” của những liều thuốc an thần Trung Cộng. Chắc chắn đó là cái “bình yên” đang chờ đợi những kẻ thích bình yên để làm ăn mà không cần quan tâm đến chính trị trên xứ Việt Nam khốn khổ này.

Nguồn: FB Đỗ Ngà, Lê Vi

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh