Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, November 14, 2024

Cú dội ngược đối với Trung quốc


Bắc Kinh cảm thấy nhẹ nhõm khi Washington bắt đầu tranh chấp thương mại với các đồng minh G7. Nhưng với việc Donald Trump quyết tâm thay đổi các quy tắc luật chơi, nó (Trung quốc đang) lo sợ rằng sẽ bị cô lập bởi vì Mỹ, Nhật Bản và EU sẽ cùng điều phối một chính sách (thống nhất).

Tác giả bài báo: Tom Mitchell, Financial Times số ra ngày thứ Tư, 12/9/2018.

Sau khi một vòng đàm phán nữa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại đã kết thúc vào ngày 23 tháng 8 tại Washington mà không mang lại một kết quả nào, thì ngay vào ngày hôm sau (tức là ngày 24 tháng 8) nhiều những quan chức nước ngoài đã lại bay đến thủ đô Hoa Kỳ để có một cuộc họp khác mà sẽ tiềm tàng nhiều hệ quả hơn. Đây là một diễn đàn ba bên bất thường mà sẽ có sự hiện diện của các quan chức thương mại từ Mỹ, EU và Nhật Bản.

Sứ mệnh của họ: để đối phó với các thực tế kinh doanh vốn bị cáo buộc là không công bằng bởi “các quốc gia thứ ba” không xác định rõ danh tính.

Khi đại diện thương mại của Mỹ là ông Robert Lighthizer và các đối tác của EU và Nhật Bản thông báo sáng kiến của họ bên lề cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới hồi tháng 12 năm ngoái tại Buenos Aires, họ đã không nêu tên bất kỳ một quốc gia nào mà đã khuyến khích / dung dưỡng các điều kiện cạnh tranh được cho là không công bằng gây ra bởi những khoản / những sự trợ cấp lớn lao bóp méo thị trường và bởi các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển giao (cho họ các bí quyết) công nghệ và bởi các yêu cầu mang nội dung bản địa”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Nhưng cho dù là không nêu đích danh quốc gia nào, nhưng ai cũng hiểu rõ rằng đó là quốc gia nào. Như bà Cecilia Malstrom – Cao ủy phụ trách thương mại của EU cho biết vào thời điểm đó: “không có gì phải giấu giếm rằng chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một tội đồ lớn ở đây”.

Việc tổ chức cuộc gặp ba bên này cho thấy có một sự thay đổi quan trọng tiềm tàng trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Đảng cộng sản Trung Quốc và các quan chức chính phủ Trung quốc tự tin rằng họ có thể đối phó với một cuộc tranh chiến thương mại toàn diện với Mỹ, một cuộc chiến tranh thương mại mà ngày càng được cảm thấy giống như một kết luận được bỏ qua (không nhắc tới) ở Bắc Kinh. Trong tuần này, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa là sẽ áp thuế lên tất cả mọi loại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ – vốn đã trị giá hơn 500 tỷ đô la trong năm ngoái – trong vài tháng tới và đã kêu gọi Apple phải hồi hương chuỗi cung ứng của họ tại Trung Quốc về lại nước Mỹ.

Chiến lược cô lập

Tuy nhiên, những gì thực sự khiến cho họ suốt đêm mất ngủ đó là một cuộc tấn công được điều phối tiềm tàng được thực hiện bởi chính quyền Trump, EU và Nhật Bản trên mô hình độc đáo của họ về “chủ nghĩa tư bản nhà nước” của Trung Quốc – một mô hình mà đã được tích hợp / hội nhập vào thành công kinh tế của đất nước này (TQ) trong những năm qua.

Trong những tháng gần đây, EU và Nhật Bản đã hợp lực với Hoa Kỳ trong các khiếu nại lên WTO chống lại việc “chuyển giao công nghệ cưỡng bức” ở Trung Quốc thông qua các cơ cấu liên doanh bắt buộc với các đối tác bản địa. “Không một quốc gia nào được yêu cầu hoặc gây áp lực chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài cho các công ty bản địa thông qua việc sử dụng các yêu cầu đối với các liên doanh, những hạn chế về mặt pháp luật đối với người / công ty nước ngoài, thẩm định hành chính và quá trình cấp phép”, ông Lighthizer, bà Malstrom và ông Hiroshige Seko, bộ trưởng kinh tế, thương mại của Nhật Bản ngành công nghiệp, cho biết như vậy trong một tuyên bố chung vào hồi tháng Năm.

Sau một thời gian khi ông Trump khai chiến cuộc chiến thương mại với hàng loạt quốc gia, Bắc Kinh lo ngại rằng ông ta đã tình cờ tìm ra được một chiến lược thương mại hiệu quả hơn liên quan đến việc cô lập Trung Quốc.

“Những động thái này làm cho người Trung Quốc rất lo lắng”, Eswar Prasad, cựu giám đốc bộ phận Trung Quốc của IMF hiện đang giảng dạy tại Đại học Cornell, cho biết như vậy.

Trong các cuộc đối thoại riêng tư, các quan chức Bắc Kinh nói rằng họ không thể tin vào vận may của mình khi mà trong năm nay Tổng thống Mỹ đồng thời khai chiến các hoạt động thương mại chống lại Trung Quốc, EU, Canada, Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cách tiếp cận bừa bãi / thiếu chọn lọc ban đầu của ông Trump mà vốn bị chỉ trích kịch liệt từ Bắc Kinh, lại có được sự ủng hộ từ Brussels và Tokyo trong một vụ kiện lên WTO thách thức thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm nhập khẩu.

Nhưng kể từ khi bức ảnh nổi tiếng của ông Trump chống lại các đồng minh G7 của ông trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 tại Ottawa, đã có dấu hiệu cho thấy ba trong bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới thực sự có thể liên kết các sức mạnh để gây áp lực đối với Trung Quốc. Ngoài cuộc nói chuyện của ông Lighthizer với Brussels và Tokyo, chính quyền Trump còn đang làm việc để củng cố các hiệp định mậu dịch thương mại gần đây của họ với EU và Mexico, và đồng ý về một hiệp ước Nafta được sửa đổi với Canada.

Nhiều người hoài nghi rằng tổng thống Mỹ sẽ thành công trong việc tập trung hỏa lực của Hoa Kỳ vào một mình Trung Quốc. “Để thành công, Trump sẽ phải hành xử theo một cách rất khác”, một quan chức ngân hàng cao cấp châu Âu đã nói như vậy. “Người châu Âu không tin tưởng ông ta – và họ đã không hề tin tưởng”. Sự đe dọa gần đây của ông là sẽ rời khỏi WTO, quan chức ngân hàng cao cấp này lưu ý, là ví dụ về loại hành vi thất thường mà có thể sẽ phá vỡ bất kỳ một mối liên minh nào với EU và Nhật Bản, là những quốc gia thích làm việc thông qua các thực thể kinh doanh đa phương.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận về thương mại đầy tính kích động hồi mùa hè của ông Trump với EU, Trung Quốc, Mexico và Canada đã gây thêm áp lực vốn đã tồn tại đối với ông Tập Cận Bình, người mà một năm trước đây đã được đại hội đảng cộng sản Trung Quốc xác nhận là có vị thế lãnh đạo quyền lực nhất của quốc gia này.

“Trong năm 2017, tâm trạng phổ biến ở Bắc Kinh là mọi thứ đang diễn ra tuyệt vời”, một người đã từng được gặp Lưu Hạc, cố vấn kinh tế đầy quyền uy của ông Tập, và các quan chức hàng đầu Trung Quốc khác trong những tuần gần đây, đã cho biết như vậy. “Hồi đầu xuân năm nay họ nghĩ rằng các mối đe dọa thuế quan của Trump là một ổ gà trên đường đi. Giờ đây họ đã được biết rằng nó không đơn giản là một ổ gà trên đường đi và thậm chí ngay cả trong trường hợp nếu ngày mai Trump có mệnh hệ nào đó mà qua đời, thì vấn đề này vẫn sẽ không vì thế mà biến mất khỏi chương trình nghị sự. Họ cũng nhận ra rằng họ có những vấn đề về thương mại với châu Âu”.

Vào hồi tháng Bảy, khi ông Jean-Claude Juncker Chủ tịch Ủy ban châu Âu tới Bắc Kinh để dự hội nghị thượng đỉnh song phương, ông đã thẳng thắn nói với thủ tướng Lý Khắc Cường rằng ông chia sẻ nhiều mối quan ngại của ông Trump và ông Lighthizer về chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc. “Thông điệp của ông Jean-Claude Juncker gửi cho Lý Khắc Cường là chúng tôi không hẳn là đồng ý / chia sẻ những phương pháp của ông Trump, nhưng cũng không phải là không đồng ý / chia sẻ những gì mà ông ấy (TT Trump) đang nghĩ trong đầu”, một người có mặt trong một cuộc họp giữa hai người đàn ông này (ông Jean-Claude Juncker và thủ tướng Lý Khắc Cường) cho biết như vậy.

Kế hoạch của Nhật Bản

Về phần mình, Tokyo đã ngạc nhiên một cách thú vị bởi một sự nồng ấm trong quan hệ được Bắc Kinh chủ động khởi xướng trong năm qua. Theo một quan chức Nhật Bản, việc có một loạt những lời đề nghị làm thân của Trung Quốc (đối với Nhật Bản) tất cả đều là “nhờ có Trump”. Quan chức này còn cho biết thêm: “Các chính sách thương mại của Trump đã ảnh hưởng đến lập trường ngoại giao của Trung Quốc”.

Nhưng trong khi thủ tướng Shinzo Abe sẵn lòng nắm bắt bất kỳ một cơ hội nào để giảm bớt căng thẳng với Bắc Kinh, thì ông vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với đồng minh quân sự Mỹ.

“Trung Quốc muốn chúng tôi hùa theo những lời chỉ trích thẳng thắn của họ (TQ) đối với các chính sách thương mại của Trump, những chính sách mà tất nhiên là chúng tôi cũng rất quan ngại”, quan chức này nói thêm như vậy. “Nhưng về cơ bản chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông Trump về vấn đề tiếp cận thị trường và các vấn đề khác về thương mại và đầu tư ở Trung Quốc”.

Cho dù giới lãnh đạo Trung Quốc rốt cục cuối cùng cũng phải đối mặt với một mình Hoa Kỳ, hay đồng thời cả Mỹ, EU và Nhật Bản, điều quan trọng đối với Bắc Kinh, đặc biệt là khi nó tiếp tục một chiến dịch chống lại các thực tiễn tài chính đầy rủi ro, là cái mà đã làm chậm đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng đã bắt đầu rút ra kết luận rằng có nhiều những mối đe dọa thương mại của ông Trump hơn là những cuộc chém gió trống rỗng.

Các ông Tập Cận Bình và Lưu Hạc đã bị bất ngờ. Sau hơn một năm hạ thấp / coi thường hiểm họa, vào tháng Năm, hai ông này rốt cuộc cũng đã nhận thức được một thực tế rằng những lời đe dọa lặp đi lặp lại của ông Trump là sẽ trừng phạt Trung Quốc vì những cáo buộc trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ và các hành vi thương mại không công bằng khác không phải là một màn kịch. Chính là vào tháng Năm đó, Tổng thống Mỹ đã đưa ra một tuyên bố trái ngược với (tuyên bố của) Steve Mnuchin – bộ trưởng tài chính trong chính quyền Trump – người mà đã nói một cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia (TQ và Mỹ) tạm thời được “đình hoãn”, bằng cách tuyên bố quyết định sẽ áp thuế lên một lượng hàng hóa xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD vào hồi đầu tháng Bảy.

Ông Trump hiện đang cân nhắc việc cho phép áp đặt một đợt thuế thứ ba mà sẽ đưa tổng giá trị hàng hóa của Trung Quốc bị ảnh hưởng lên 250 tỷ đô la – chiếm khoảng một nửa tổng số xuất khẩu hàng năm của Bắc Kinh sang Mỹ. “Người Trung Quốc nên biết sợ về Trump đi là vừa”, Steve Bannon, cựu cố vấn chính trị của ông Trump nói. “Họ chưa bao giờ phải đối đầu với bất cứ điều gì tương tự như thế này”.

Ngày càng có nhiều các quan chức và nhà phân tích tại Bắc Kinh đồng ý với ông Bannon, trong khi nhìn nhận cuộc chiến thương mại leo thang như một lợi thế hàng đầu của một nỗ lực lớn của Hoa Kỳ nhằm “kiềm chế” Trung Quốc. “Khả năng Trung Quốc và Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến tranh lạnh mới đang gia tăng”, ông Tu Xinquan, một giáo sư tại Đại học Kinh tế và Kinh tế Quốc tế của Bắc Kinh nói. “Đó sẽ là một cơn ác mộng đối với Trung Quốc, Mỹ và cả thế giới”.

Ông Wang Chong một nhà nghiên cứu của Viện Charhar tại Bắc Kinh, nói rằng vấn đề hiện nay của Trung Quốc tại Mỹ không chỉ liên quan đến ông Trump: “Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đạt được sự đồng thuận rằng họ nên cố gắng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc” .

Điều chỉnh các mối quan hệ

Trong một loạt các bài báo đầy quyền uy trong các ấn phẩm do đảng (cộng sản TQ) kiểm soát, các quan chức Trung Quốc gần đây đã cảnh báo rằng đất nước (TQ) đang phải đối mặt với một kỷ nguyên mới của việc “kiềm chế chiến lược” do Hoa Kỳ dàn dựng.

“Tiếp theo việc Hoa Kỳ xác định Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh chiến lược’, quan hệ Trung-Mỹ sẽ phải trải qua một sự điều chỉnh sâu sắc”, Long Gouqiang, phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước, đã viết trong một bài báo trên tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 29 tháng 8 như vậy. “Trong quá khứ, Liên Xô và Nhật Bản đã từng bị Mỹ kìm cản. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc, Mỹ nay đã hoàn toàn chuyển hướng sự chú ý vào Trung Quốc”.

Shi Yinhong, chuyên gia về các vấn đề đối ngoại tại Đại học Nhân dân, Bắc Kinh cho biết: “Càng ngày càng rõ ràng hơn rằng chính quyền Trump quyết tâm kiềm chế Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đợt áp thuế tiếp theo là không thể tránh khỏi. Cuộc chiến tranh thương mại sẽ diễn ra trong một thời gian khá dài”.

Vài ngày sau khi bài báo của ông Long xuất hiện, một bình luận nặc danh trong Tạp chí “Cầu thị”, một tạp chí của đảng cộng sản (TQ) mà tựa đề của nó có nghĩa là “Tìm kiếm Chân lý”, cũng cáo buộc Hoa Kỳ tìm cách “kiềm chế sự phát triển của các nước đang phát triển, đặc biệt là của Trung Quốc”.

Thậm chí cả những người vốn chỉ trích các chính sách của Trung + cũng đồng ý rằng những diễn dịch chính thức như vậy về mục tiêu tối hậu của ông Trump có lẽ là chính xác. Họ nói rằng chỉ có một thỏa thuận thương mại duy nhất mà ông ta (TT Trump) chấp nhận từ Trung Quốc là một thỏa thuận mà ông Tập không thể đáp ứng, bởi vì nó sẽ bao gồm các nhượng bộ về các cách thức mà đảng (cộng sản TQ) sẽ điều hành / quản lý tất cả mọi thứ từ các chính sách công nghiệp cho đến các doanh nghiệp nhà nước và đến đồng Nhân dân tệ. Những người khác lại lập luận rằng kết quả lý tưởng của ông Trump trên thực tế là không có thỏa thuận nào cả, vì vậy ông có thể thực hiện việc áp thuế dài hạn đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong một nỗ lực để mang lại một sự cải tổ triệt để các chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Các quan chức trong chính quyền giờ đây đã hiểu rằng Trump có thể linh hoạt trên rất nhiều vấn đề, nhưng thứ đồ lỗi thời mà ông ta (Trump) đang mong cho chết đi chính là Trung Quốc”, ông Bannon nói như vậy. Tiêu điểm của Trump là chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc”.

Trong một chỉ dấu cho thấy chiến lược này có thể đang vận hành tốt / có hiệu quả là vào ngày 31 tháng 8, hãng Ford ra thông báo rằng họ đã đình chỉ kế hoạch xuất khẩu các loại xe Focus chế tạo tại Trung Quốc sang Mỹ từ năm sau. Những chiếc xe này sẽ là đối tượng phải chịu mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu xe hơi Trung Quốc do chính quyền Trump áp đặt vào hồi tháng Tám. Great Wall, một nhà sản xuất loại xe SUV (Xe thể thao đa dụng = Sport Utility Vehicle) nội địa thành công nhất của Trung Quốc, cũng đang đánh giá lại kế hoạch của họ xuất khẩu sang Mỹ.

Một nhân vật khác vốn tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách của TQ đã nói rằng “Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã xác định một cách rõ ràng Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh chiến lược. Chiến lược của họ là kiềm chế Trung Quốc thông qua thương mại”.

Sự nhiệt thành của ông Trump trong việc áp thuế xuất khẩu đối với các loại hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong mùa hè này, trái ngược với những lời lẽ gay gắt trong các ấn phẩm chính thức của đảng (cộng sản TQ), càng làm tăng cảm giác không mấy dễ chịu trong số các quan chức ở Bắc Kinh mà hiện đang bận rộn với các cải cách tài chính đầy khó khăn.

Trong những hoàn cảnh như vậy, một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ là điều không mong muốn nhưng cũng được nhìn nhận là không tránh khỏi – ít nhất cũng là trong ngắn hạn – bởi một số lượng ngày càng tăng của các quan chức (TQ) và cố vấn của họ.

Hiện tại, họ tin rằng tất cả những gì mà họ có thể làm là cố gắng hạn chế những thiệt hại không thể tránh khỏi. Giáo sư Tu nói rằng “Chúng tôi hy vọng rằng cuộc chiến thương mại leo thang sẽ buộc các công ty Hoa Kỳ phải nói với Trump rằng nó (cuộc chiến thương mại) không có hiệu dụng như mong muốn. Vì vậy, chúng ta (Hoa Kỳ) cần phải xem xét lại các biện pháp trả đũa của chúng ta, sao cho (các biện pháp) đó không quá hung hăng / hiếu chiến. Nếu Trump muốn trở thành một thằng điên, thì sẽ được như vậy”.

Về các mối quan hệ giữa các công ty / tập đoàn lớn

Các nhân viên điều hành cao cấp của Mỹ kêu gọi một sự thay đổi trong tư duy của người Trung Quốc.

Sự sút giảm trong mối quan hệ thân thiện truyền thống giữa các nhà lãnh đạo của các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Mỹ và các nhà tài phiệt Phố Wall đang gia tăng cảm giác bị cô lập của Bắc Kinh. Trong khi giới doanh nghiệp Mỹ phản đối mạnh mẽ mức thuế của Tổng thống Donald Trump, thì họ cũng thất vọng không kém về các rào cản tiếp cận thị trường và các hạn chế khác mà họ phải đối mặt khi làm ăn ở Trung Quốc.

Theo hai người được thông báo vắn tắt cho biết về vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ gần đây nhất diễn ra vào hồi tháng Tám, Thứ trưởng Tài chính David Malpass đã truyền đạt lại cho các đối tác phía Trung Quốc biết các ý kiến của Hank Greenberg – cựu chủ tịch tập đoàn AIG được đăng tải trên tờ Wall Street Journal.

Ông Greenberg, vốn là một người bạn lâu năm của phó chủ tịch Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), đã viết rằng “việc phân biệt đối xử với những người nước ngoài đã ăn sâu bén rễ trong nền hành chính của Trung Quốc, trong các chính sách của chính phủ, trong các thủ tục pháp lý đầy rẫy những trở ngại và chậm trễ, trong những khuyết tật mang tính cấu trúc và trong nếp nghĩ của các quan chức Trung Quốc”.

“Tất cả những điều này cần phải được thay đổi”, ông Greenberg nói thêm. “Trung Quốc không thể mong đợi tiếp tục nhận được các điều kiện thương mại và đầu tư thuận lợi ở thị trường nước ngoài khi không muốn hành động đối ứng / có đi có lại … Mỹ có quyền ấn định một sân chơi bình đẳng”.

Đoàn đại biểu thương mại Trung Quốc do Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) dẫn đầu, đã không đáp ứng xứng đáng những chỉ trích như vậy và đã đả kích ngược lại trong một cuộc họp với các nhân viên điều hành cao cấp của Mỹ.

“Các nhân viên điều hành cao cấp (của Mỹ) nói về các mối quan ngại của họ nhưng ông Vương Thụ Văn lại chỉ nói về hai điều: ngành công nghiệp Mỹ cần dừng các ‘phóng đại’ về các vấn đề của Mỹ đối với Trung Quốc vì nó chỉ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và Trung Quốc đang đẩy mạnh các cải cách kinh tế và tài chính không phải vì áp lực quốc tế mà bởi vì các mục tiêu chính sách trong nước của chính mình”, một người được thông báo vắn tắt về cuộc họp này đã cho biết như vậy. “Thông điệp của ông [Vương] chính xác là một thông điệp sai lầm”.

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh