Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Vì sao Việt Nam chưa thể có một chính phủ điện tử?


Một “chính phủ số” là một chính phủ vận hành theo nguyên tắc “glasnost – trong suốt và trung thực”.

“Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam” là bài viết ký tên Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ [nguồn:http://bit.ly/2ODFYNU]. Theo ông Mai Tiến Dũng, năm 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước [có thể tải văn kiện này tại http://bit.ly/2q6BAsk]

Tuy nhiên với việc Việt Nam tiếp tục khẳng định sự độc tài chính trị qua việc ông Nguyễn Phú Trọng vừa là Tổng Bí thư, vừa là Chủ tịch nước, cho thấy khi ông Nguyễn Phú Trọng từ chối yêu cầu minh bạch tài sản cá nhân của một nguyên thủ, sẽ tất yếu dẫn đến đòi hỏi về sự minh bạch quản trị quốc gia tiếp tục là bất khả thi.

Những số liệu đầu vào không trung thực thì chính phủ điện tử đó vận hành sẽ là phiên bản lập trình lỗi.

Có phải người dân Việt Nam mỗi năm lại giàu có hơn?

“Với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong 3 năm 2016 – 2018 phát triển đúng hướng, chuyển biến rõ nét hơn giai đoạn trước; quy mô nền kinh tế gấp 1,3 lần, GDP bình quân đầu người tăng 440 USD so với đầu nhiệm kỳ; đời sống của người dân không ngừng được cải thiện”. Trong “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội” trước Quốc hội hôm 22-10, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày, có đoạn viết như vậy.

“GDP bình quân đầu người tăng 440 USD so với đầu nhiệm kỳ”, có nghĩa GDP bình quân đầu người năm 2016 là 2.100 USD, vì con số dự tính GDP bình quân năm nay là 2.540 USD. Cách nói này dễ tạo ngộ nhận cách hiểu là so với năm 2016 thì đến cuối năm nay, người Việt Nam bình quân có được thêm 10,3 triệu đồng nữa (tỷ giá hối đoái, tương đương 440 USD).

Thu nhập đầu người hay thu nhập bình quân đầu người (income per capita) là đại lượng được tính bằng cách lấy thu nhập quốc dân của một nước (tổng thu nhập quốc dân – GNI hay thu nhập quốc dân – NI) chia cho dân số của nó. Đây là mức tính thu nhập bình quân cho mỗi người dân, bất kể đó là nam hay nữ, người lớn hay trẻ em.

Vì phân phối thu nhập không hoàn toàn công bằng và vì nhiều lý do khác, ví dụ tình trạng ô nhiễm, nền kinh tế ngầm, hoạt động nội trợ… nên chỉ tiêu thu nhập đầu người không phải đại lượng hoàn hảo về phúc lợi kinh tế và mức sống.

Trong môn học xác xuất thống kê, GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người có một yếu tố trùng nhau là thu nhập của người lao động (thu từ sản xuất). Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người không bao gồm thuế sản xuất (thu của nhà nước) và khấu hao tài sản cố định, thặng dư sản xuất (thu của doanh nghiệp), nhưng thu nhập bình quân đầu người lại bao gồm cả phần thu nhập từ sở hữu và chuyển nhượng.

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế – xã hội quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ này trong năm nay là bao nhiêu, tăng trưởng ra sao so với năm 2016 thì trong báo cáo của ông Thủ tướng không đề cập đến.

Lý thuyết cũng cho biết thu nhập bình quân đầu người tăng một phần nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì khu vực này góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp có thu nhập thấp và thiếu ổn định sang phi nông nghiệp, tạo việc làm mới, nâng cao hiệu quả sản xuất…

Người dân đang phải gánh nợ công quốc gia mỗi năm càng oằn vai hơn

Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2006, tổng số nợ công của Việt Nam khoảng 13,8 tỷ USD. Nếu chia cho tổng số dân khi đó là 83,3 triệu người thì mỗi người sẽ gánh khoảng 165,7 USD. Mười năm sau, chia theo đầu người, nợ đã tăng lên khoảng 1.384 USD. Con số này được tính toán dựa trên cơ sở GDP và dân số.

GDP năm 2015 là 204 tỷ USD thì mức nợ công chiếm 62,2%. Quy ra tuyệt đối, nợ công Việt Nam khoảng 126,9 tỷ USD. Chia cho dân số khoảng 91,7 triệu người ra số nợ mỗi người Việt đang gánh. Mức này, so với cách đó 10 năm, đã tăng 8,5 lần.

Trong Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” của UNDP (United Nations Development Programme, viết tắt UNDP, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) tỷ lệ nợ công/ GDP của Việt Nam đã tăng từ 50% GDP vào năm 2011 lên tới 63,7% GDP trong năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ chính phủ/ GDP cũng gia tăng nhanh chóng, tăng từ mức 39,3% GDP năm 2011 lên đến 52,7% GDP vào năm 2016. [Toàn văn báo cáo này của UNDP tại http://bit.ly/2yVPcdX]

Theo UNDP, diễn biến nợ công tăng cao ở Việt Nam trong thời gian qua là trái ngược với xu hướng nợ công quốc tế vẫn duy trì ổn định trong cùng kỳ. Theo đó, tỷ trọng nợ công trong nước trong tổng nguồn lực tài chính công của Việt Nam đã tăng từ 15,92% năm 2011 lên 23,49% vào năm 2015, đây là mức tương đối cao so với trung bình chung của thế giới.

Một trong những yếu tố đe dọa đến tính bền vững của nợ công ở Việt Nam được chuyên gia của UNDP chỉ ra đó là thực trạng “bảo lãnh ngầm” đối với nợ của các doanh nghiệp Nhà nước và chính quyền các địa phương.

Bên cạnh đó, báo cáo còn ghi nhận mức vay nợ của chính phủ từ các Quỹ Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Quỹ Tích lũy để trả nợ, các quỹ “nhàn rỗi” của Kho bạc Nhà nước,… đã ở mức khá cao và gần chạm đến giới hạn cho phép.

Việc so sánh nợ công quốc gia mà người dân Việt Nam phải gánh chịu từ hệ lụy quản trị quốc gia yếu kém của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thường được mang so bì với nhiều quốc gia kiểu ‘nếu so sánh về tổng số nợ công năm 2015, Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Singapore (316,5 tỷ USD), Thái Lan (233 tỷ USD), Indonesia (380 tỷ USD), Malaysia (212,7 tỷ USD)…’, hoàn toàn chỉ là cách đánh lừa dư luận.

Bởi sẽ rất khác nhau khi “tôi có nhà mặt phố, chạy xe hơi, lương tháng 50 triệu nợ ngân hàng 100 triệu, khác với anh nhà nghèo chạy ăn từng bữa lương tháng 2 triệu, nhưng đang nợ ngân hàng 10 triệu”.

Một tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA cho hay, năm nay nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017. Cũng theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000-380.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 WEF tại Việt Nam

Chiều 21-10-2018 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN – được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 11 đến 13-9-2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng (trích): “Nếu chúng ta cứ cũ mãi, cứ bổn cũ chép lại thì không ăn thua. Ứng dụng công nghệ là rất quan trọng nếu chúng ta muốn tiến nhanh, tiến mạnh, trở thành một quốc gia phát triển”. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, trao đổi với WEF về triển khai xây dựng một trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 của WEF ở Việt Nam.

Tuy nhiên cần thấy rằng ngay cả việc bầu chọn chủ tịch nước mà Việt Nam vẫn tiếp tục ‘chúng ta cứ cũ mãi’ (từ của ông Nguyễn Xuân Phúc), “Đảng đặt đâu là phải ngồi đó”, luôn “chính trị hóa” bất cứ một vấn đề nào đó của xã hội. Đây là thứ virus nguy hại. “Kinh tế số”, hay cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mà một phần của kinh tế thị trường. Nó chỉ hoạt động hữu hiệu khi được hoạt động “tự do” và có sự “cạnh tranh lành mạnh”. Khi có Đảng nhúng tay vào thì nó đã chính trị hóa, kinh tế đã “định hướng”.

Có thể mượn vụ việc Thủ Thiêm. Khi mà chính phủ vận hành gian trá, ở đây là UBND TP.HCM, dữ kiện đưa vào sai, thì sẽ có phản ứng lập tức là dân tháo giày quăng vào mặt lãnh đạo.

“Kinh tế số” cần những con số đúng. Thế nào là con số đúng, điều đó hiện nay vẫn phải chờ ý kiến của Bộ Chính trị.

Đơn giản nếu vẫn tiếp tục tung hô tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mô thức tuyên giáo mà báo chí đăng hôm 23-10: “Xử lý nghiêm lãnh đạo vi phạm, kể cả lãnh đạo cao cấp của Đảng; quyết tâm đẩy lùi tham nhũng… là sự kiên định của Tổng Bí thư trong suốt thời gian qua, nhất là từ sau Đại hội XII”, cho thấy ở Việt Nam việc thực thi pháp luật hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của Tổng Bí thư.

Tương lai nền “kinh tế số” hay “chính phủ điện tử” có lẽ cũng không nằm ngoài chiếc vòng kim cô đó, nhất là ông Nguyễn Phú Trọng –như nhận xét của luật gia Trịnh Hữu Long (ông Long hiện làm việc ở Ủy ban Luật gia Quốc tế, International Commission of Jurists, Bangkok, Thái Lan), là chưa bao giờ bước ra khỏi không gian an toàn của đảng: ông Nguyễn Phú Trọng chỉ xuất hiện và đối thoại trong các sự kiện đã được sắp xếp kỹ càng như hội nghị cử tri hoặc các cuộc phỏng vấn của báo chí nhà nước. Chưa bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng đối mặt với bất kỳ một cuộc họp báo nào có phóng viên nước ngoài chất vấn.

Nguồn: Trúc Giang @VNTB

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh