Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Trung Quốc đã đạt đến điểm tới hạn?


Tác phẩm Điểm tới hạn (The Tipping Point) của Malcolm Gladwell khẳng định “Tích tiểu thành đại”. Năm nay, những sự kiện nhỏ bé, vô thưởng vô phạt, đang tạo ra những thay đổi lớn cả đối với chính phủ Trung Quốc, lẫn công dân nước này và khu vực Đông Nam Á, và trên toàn thế giới nếu các sự kiện địa chính trị và kinh tế tiếp tục đi theo hướng hiện nay. Với việc Mĩ tung ra những biện pháp mới nhằm đối đầu với Trung Quốc, các thị trường tài chính và địa chính trị có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Bài phát biểu đầu tháng 10 của Tổng thống Trump trước Liên Hợp Quốc và Hội Đồng Bảo An, với cáo buộc Trung Quốc “tìm cách can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mĩ” và tuyên bố, “Không chỉ Nga, đấy là Trung Quốc và Nga”, đã gây ra náo động tại Liên Hiệp Quốc. Trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng ở Mĩ bám chặt vào việc bổ nhiệm Thẩm phán Kavanaugh và chiến tranh thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc đang gia tăng, thì chính quyền Trump đang chuyển sang quan điểm cứng rắn hơn nhằm chống lại sự xâm lấn của tình báo Trung Quốc vào các doanh nghiệp Mĩ. Một bản báo cáo đầu tháng 10 của Bloomberg BusinessWeek về “cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về sự xâm nhập của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của các công ty và bộ quốc phòng Mĩ”. Báo cáo cũng “khẳng định rằng, ngoài những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng tới các cuộc cuộc bầu cử ở Mĩ, cộng đồng tình báo Trung Quốc đã thâm nhập tràn lan của các máy chủ dùng để cung cấp mọi thứ, từ từ máy MRI (chụp cộng hưởng từ) đến máy bay không người lái (drone) được CIA và quân đội Mỹ sử dụng”.

Một ngày trước khi Trump đăng đàn trước Liên Hiệp Quốc, một công dân Đài Loan 27 tuổi ở Chicago đã bị bắt vì tìm cách mua chuộc 8 nhà thầu trong lĩnh vực quốc phòng Mỹ, những người có thể tiết lộ bí mật “công nghệ liên quan đến quốc phòng”. Sau đó, người đứng đầu cơ qua phụ trách quan hệ Mĩ-Trung, Từ Diên Quân (Xu Yanjun), phó giám đốc một ban của Bộ An ninh Quốc gia (cơ quan gián điệp chính của Trung Quốc), đã bị bắt ở Bỉ và bị dẫn độ sang Mĩ, ông này sẽ bị xét xử tại tòa án công khai vì “tội ăn cắp bí mật thương mại của các công ty, trong đó có GE Aviation”. Tờ The New York Times khẳng định rằng vụ bắt giữ là “bước leo thang quan trọng trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm đập tan mạng lưới gián điệp của Trung Quốc”. Có thể có nghĩa là Mĩ đang san phẳng mặt bằng sản xuất toàn cầu nhằm thu hút thiện chí của các nhân viên có trình độ học vấn thấp trên toàn cầu và công nhân cổ xanh ở các thị trường mới nổi và thị trường đã trưởng thành. Nhưng nó làm Bắc Kinh bực bội, người Trung Quốc đã được hưởng lợi thế so sánh trong lĩnh vực thương mại trong suốt nhiều thập niên qua, giúp đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo.

Nhà báo Walter Russell Mead trên tờ Wall Street Journal viết về bài diễn văn của Phó tổng thống Mike Pence tại Viện Hudson, trong đó, Pence phác họa “cuộc Chiến tranh Lạnh” mới, chống lại Trung Quốc. Pence tố cáo cách tiếp cận của “toàn bộ chính phủ” của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Mĩ. Sau đó, Pence lên án Trung Quốc vì đàn áp người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, lên án “Kế hoạch Made in Chian – 2025 nhằm giành thế thượng phong về công nghệ” và sử dụng Sáng kiến “Một vành đai và Một con đường” (BRI) là “ngoại giao nợ nần” để biến các nước khác thành nô lệ về kinh tế. Hơn nữa, Pence còn “chi tiết hóa chiến lược tích hợp, trong toàn bộ chính phủ nhằm chống lại cái mà chính quyền coi là cuộc xâm lược về quân sự, kinh tế, chính trị và ý thức hệ của Trung Quốc”.

Ngoài việc gây mất ổn định về mặt tài chính và địa chính trị trên toàn thế giới, bất mãn bên trong Trung Quốc phải làm người ta lo lắng hơn. Pakistan – một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ Dự án Một vành đai, Một con đường – đã đề nghị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cung cấp gói cứu trợ, một đề nghị làm nổi bật ảnh hưởng tai hại của Dựa án này “trong lúc ngày càng có nhiều người lo ngại rằng chương trình của Bắc Kinh đang làm cho các nước nhận tài trợ rơi vào khủng hoảng tài chính”. Pakistan hiện đang bị buộc phải ve vãn Ảrập Xêút nhằm tránh mắc thêm các khoản nợ Trung Quốc liên quan đến Dự án Một vành đai, Một con đường và “buộc Trung Quốc sắp xếp lại mục tiêu của Dự án này”. Hiện nay, cả châu Âu và châu Á đều đã tham gia vào “cuộc chiến của Washington chống lại mô hình kinh tế tư bản nhà nước của Bắc Kinh”, tức là chống lại mô hình tư bản chủ nghĩa đang sử dụng Dự án Một vành đai, Một con đường làm vũ khí chống lại các nước nhỏ hơn như Sri Lanka, Pakistan và Malaysia. Các nước theo thị trường tự do quan tâm tới việc ngăn chặn thế lực đang lên của Trung Quốc và nhìn thấy cơ hội trong việc giành thị phần từ tay Trung Quốc. “Chống” Trung Quốc là có thật và đang diễn ra.

Trung Quốc cũng đang phát hành hơn 175 tỷ USD tín dụng nhà nước nhằm tăng cường khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hành động này là nhằm phản ứng trước việc kinh tế đang phát triển chậm lại, mà đấy lại là kết quả của cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang, với việc Mĩ áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và sắp tới có thể áp thuế lên 257 tỷ USD hàng hóa nữa từ Trung Quốc. Nhằm chống lại những cố gắng này của Mĩ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cho nhiều ngân hàng thương mại giảm khoản dự trữ bắt buộc 1% từ ngày 15 tháng 10. Đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của nước này.

Tờ The Financial Times viết:

Năm nay, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc (SOE) đã quốc hữu hóa ít nhất 10 nhóm doanh nghiệp tư nhân, làm gia tăng lo ngại rằng xu hướng này có thể hút hết sức sống của nền kinh tế Trung Quốc.

Các nhóm doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc chứ không phải doanh nghiệp nhà nước chịu thiệt hại vì nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thoát khỏi “những khoản nợ và rủi ro tài chính trong 18 tháng qua, từng làm xáo trộn cơ cấu xã hội và kinh tế của quốc gia đã từng thu được thành công chưa từng có sau khi cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình “Bốn hiện đại hóa”. Những việc làm mới đây của Trung Quốc ở Hồng Kông (thành phố đang thực sự bị rắc rối) – sử dụng tàu cao tốc cùng với các dự án cơ sở hạ tầng to lớn lớn nhằm thắt chặt sự kìm kẹp của họ và việc cấm Đảng ủng hộ độc lập của thành phố này – chứng minh rằng chính phủ cộng sản ở đây đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng.

Hiện nay, Mexico, Canada, EU, Nhật Bản và Vương quốc Anh đều đã đồng ý tuân theo thỏa thuận NAFTA sửa đổi và trong các cuộc đàm phán tay đôi với Mĩ nhằm “ngăn, không cho Trung Quốc buôn bán với các đối tác”. Vụ “xoay trục” mới này có nghĩa là tất cả các nước đều phải cho Mĩ biết, trước khi tiến hành đàm phán thương mại với “nền kinh tế phi thị trường”. Hiệp định NAFTA mới là rào cản lớn đối với Bắc Kinh, hiện đang tìm cách áp dụng trật tự tự do giai đoạn sau Thế chiến II do Mỹ lãnh đạo vào hệ thống Marxist-tư bản chủ nghĩa của mình. Trong cuộc đụng độ với Trung Quốc lần này, thế giới sử dụng thương mại chứ không dùng súng, và nếu Bắc Kinh không thay đổi đường lối thì có khả năng là, trong nhiều thập kỉ tới, nền kinh tế, văn hóa và chính trị của nước này sẽ rơi và tình trạng trì trệ.

Đâu là lí do dẫn tới cuộc Chiến tranh Lạnh mới hiện nay? Khi các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên tiến triển chậm và Biển Đông tiếp tục bị quân sự hóa, Washington tin rằng họ đang thách thức Trung Quốc trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đa phương, trong tháng 11, giữa Trump và Tập [Cận Bình]. Dường như có hiệu quả – từ việc nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào xuất khẩu đến thái độ tôn trọng mà Tập [Cận Bình] vừa thể hiện đối với Mĩ dưới trào Trump – trong chiến dịch có ảnh hưởng sâu rộng nhằm chống lại Tập [Cận Bình] và Bắc Kinh, Mĩ đang viết lại các luật lệ địa chính trị toàn cầu.

Cái mà Trung Quốc nhận thức được về cuộc chiến do Mĩ lãnh đạo hiện nay là sự tan rã trên diện rộng quan hệ của Mĩ với các đồng minh của này. Nếu muốn, Trung Quốc vẫn có thể bắt nạt các đồng minh của Mĩ – thể hiện bằng thỏa thuận trong thời gian gần đây với Philippines – trong việc kiểm soát các nguồn dầu khí trong vùng biển của Philippines. Số chỗ làm ở Mĩ gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc và kinh tế nước này đang bùng nổ, nhưng kinh tế chính trị học của nước này bị vỡ thành từng mảnh. Tuy nhiên, theo tờ Foreign Affairs, “việc Trung Quốc quay lại với chính quyền của nhà lãnh đạo độc tài”, chủ tịch Tập [Cận Bình] giữ chức vụ suốt đời, có nghĩa là những cuộc cải cách vô cùng cấp bách, cải tổ về mặt chính trị, và bài trừ tham nhũng có tính hệ thống sẽ không diễn ra trong tương lai, dù gần hay xa. Tuy nhiên, sự bất hòa và bi quan thấy rõ đã làm cho các nhà lãnh đạo phương Tây mệt mỏi và đất nước họ không thích cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Không ai biết chắc bên nào sẽ thắng về mặt địa chính trị, khi TQ chọi lại thế giới, với Trump đứng ở tuyến đầu cuộc chiến đấu này.

Nguồn: Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ (VNTB) / Tác giả: Todd Royal (Americanthinker)

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh