Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 15, 2024

Kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: Muốn nhân quyền, hãy bắt đầu với quyền kinh tế


Bằng chứng cho thấy một cách chắc chắn rằng những nước có các quyền kinh tế mạnh mẽ cũng có thành tích tốt về nhân quyền.

10 tháng 12 năm nay sẽ là ngày kỉ niệm 70 năm ngày ban hành Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (The Universal Declaration of Human Rights – UDHR) của Liên Hiệp Quốc. Sau Thế chiến II, tác giả của nó, bà Eleanor Roosevelt, muốn coi Tuyên Ngôn này là “Đại hiến chương tự do cho toàn thể nhân loại”, nhằm ngăn chặn việc lặp lại những vi phạm nhân quyền tàn bạo – như nạn diệt chủng người Do Thái vừa xảy ra trước đó không lâu.

Văn kiện này, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý, đã là nguồn cảm hứng cho hơn 80 thỏa ước quốc tế. Mặc dù vậy, hiện nay chúng ta không sống trong thế giới hòa bình và thịnh vượng như Eleanor Roosevelt mường tượng. Sự thất bại này chủ yếu là do chúng ta đã tập trung vào các chính phủ và các nhóm quốc tế, coi đó là giải pháp chính trị cho các vấn đề xã hội.

Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát cùng với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước về Quyền Trẻ Em và Quy Chế của Toà Án Công Lý Quốc Tế nằm trong danh sách những tài liệu quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc. Với vị trí như thế, văn kiện này thường được đưa vào các thoả thuận của các chương trình viện trợ và phát triển quốc tế, nhưng chẳng làm được gì nhiều cho mục tiêu cao cả của nó.

Với những khát vọng khác nhau như giáo dục miễn phí, thời gian rảnh rỗi, và mức sống thỏa đáng, dường như tự nhiên rằng một quyền lực bao trùm, ví dụ, chính phủ, sẽ cần phải thực hiện những mục tiêu này. Tuy nhiên, không phải như thế. Tự do kinh tế, được xác định bởi quyền sở hữu, được buôn bán, và các quy định nhẹ nhàng, sẽ có giá trị các hơn chương trình của chính phủ trong việc bảo đảm sự thịnh vượng về vật chất.

Đói nghèo

Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát thậm chí còn thừa nhận sự kiện này, mặc dù có thể là vô tình. Điều 17 nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền sở hữu, khía cạnh quan trọng nhất của tự do kinh tế. Bảo đảm quyền sở hữu phù hợp với nhiều tài liệu nói rằng tự do kinh tế sẽ tối đa hóa cả phát triển kinh tế lẫn xã hội. Theo bảng xếp hạng từ Chỉ số tự do của con người (HFI) và kết hợp với dữ liệu của Ngân Hàng Thế giới, các quốc gia nằm trong 10% những nước có tự do kinh tế cao nhất có thành tích tốt hơn đáng kể trong các chỉ số đo lường các mục tiêu của Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát hơn là 10% những nước dưới cùng.

Hai trọng tâm chính của Tuyên Ngôn Nhân Quyền phổ quát là nâng cao mức sống và quyền tiếp cận với giáo dục. Mức sống – được tính bằng bình quân GDP trên đầu người và tỷ lệ đói nghèo – các nước nằm trong 10% những nước đứng đầu về tự do kinh tế có mức sống cao hơn đáng kể. Các nước đứng đầu có bình quân GDP trên đầu người là hơn 39.000 USD một năm. Những nước đứng cuối chỉ có chưa tới 4.000 USD một năm.

Thu nhập cao hơn này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người ở những nước này, kể cả người nghèo. Nguy cơ rơi vào nghèo đói giảm. Trên 66% số người ở các quốc gia nằm trong 10% dưới cùng của tự do kinh tế sống với mức dưới 5.50 USD một ngày. Trong khi đó, chỉ có 11% số người ở các nước hàng đầu đang sống với số tiền đó mà thôi.

Giáo dục

Nhấn mạnh thứ hai của Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát là giáo dục. Một lần nữa, 10% số quốc gia hàng đầu có thành tích tốt hơn đáng kể. Trong khi ở những nước dưới cùng, chỉ có 64% người trên 25 người đã hoàn thành giáo dục tiểu học, thì ở những nước đứng đầu trung bình là 90% người lớn đã hoàn thành giáo dục tiểu học. Những nước đứng đầu cũng có tỷ lệ người biết chữ và có việc làm cao hơn, chứng tỏ rằng giáo dục có thể tạo ra kết quả đo lường được, như cơ hội việc làm.

Những người chỉ trích thường nói rằng kết quả này chủ yếu là do sự cải của quốc gia chứ không phải là do tự do kinh tế. Do đó, giải pháp thay thế là để chính phủ tham gia hoạt động kinh doanh nhằm đưa GDP lên. Tuy nhiên, không thể có nhiều của cải mà không có tự do kinh tế. Điều này được thể hiện bằng bình quân GDP trên đầu người, các nước nằm trong 25% trên cùng về tự do kinh tế có GDP trên đầu người cao hơn bốn lần bình quânGDP trên đầu người của 25% những nước nằm cuối bảng.

Tuyên ngôn nhân quyền phổ lại thêm một tuổi nữa, quan trọng là phải nghĩ xem những chính sách nào có thể làm cho những giấc mơ đó trở thành hiện thực. Những nước có mức độ tự do kinh tế cao làm cho người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực, cơ hội làm việc và thu nhập cao. Do đó, những người ủng hộ Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát phải nắm lấy tiềm năng của tự do kinh tế và quảng bá nó, coi nó là chìa khóa để bảo đảm sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Tirzah Duren là Nhà vận động vì tiếng của thanh niên, hiện đang sinh sống ở Pennsylvania, nơi bà thích khám phá vẻ đẹp và sự phát triển mà chủ nghĩa tư bản mang tới cho nhân loại.

Nguồn: Tirzah Duren, Phạm Nguyên Trường dịch

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh