Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Người dân tố cáo đất Cồn Dầu bị Tập đoàn Sun Group ‘phân lô, bán nền’


Hình ảnh cưỡng chế các hộ dân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 15/11/2018.

Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân nơi có xóm đạo Cồn Dầu tọa lạc ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ nhiều năm qua trở thành “điểm nóng” về vấn đề đất đai.

Hầu hết các hộ dân ở đây tố cáo chính quyền địa phương trên danh nghĩa là lấy đất dân để phục vụ cho việc xây dựng dự án mang tên ‘Khu Đô Thị Sinh Thái’ nhưng thực chất là giao cho nhà đầu tư- Tập Đoàn Sun Group, phân lô bán nền…

Mặc dù dự án đã triển khai hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành bởi tồn tại nhiều vướng mắc liên quan đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Nhiều hộ dân ở đây, đặc biệt là những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà thờ Cồn Dầu không chấp nhận việc giao đất, không di dời đến nơi ở mới và tiến hành khiếu kiện ra Trung ương. Lý do được nói rõ gồm áp giá đền bù quá thấp, dự án đang bị nhà tư Sun Group phân lô bán nền, bố trí nơi định cư xa nơi thực hành tín ngưỡng…Tuy nhiên, chính quyền thành phố từ thời ông nguyên bí thư Nguyễn Bá Thanh cho đến nay áp dụng biện pháp cưỡng chế bất chấp mọi khiếu nại.

“Nguyên gia đình tôi trước đây có 4.700 m2 đất thổ cư lẫn đất nông nghiệp. Nhưng nay, đất của gia đình tôi đã hiến 3.800m2 đất nông nghiệp rồi, giờ gia đình tôi còn lại 900m2 thổ cư, tôi cắt ra cho con cái ở là ba lô, số đất còn lại Nhà nước giao cho tôi được hai lô gồm một lô 10m5 và một lô 7m5. Vì vậy gia đình chúng tôi không đồng ý, nên sinh ra việc chính quyền cưỡng chế đất nhà tôi.”.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Bông, một hộ dân sinh sống gần nhà thờ Cồn Dầu. Vào ngày 15/11/2018 vừa qua, hộ gia đình ông Bông và hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hải cùng ở tổ 21, phường Hòa Xuân bị UBND quận Cẩm Lệ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Vợ của ông Bông thuật lại:

“Trước ngày đưa giấy cưỡng chế, dùng quyền áp lực, đưa quân đưa công an đêm ngày tới gia đình chúng tôi. Có lúc 8h tối, thấy các anh công an tới hỏi thăm, tôi mới ra nói chớ các anh đi đâu mà tới đây? Họ nói đi thăm dân, tôi nói đi thăm dân gì mà trong đêm hôm mà ban ngày không đi thăm. Các anh nói đi thăm dân thôi chứ không nói gì hết, rồi đứng quanh quanh đó, rồi đi ra đi vào, rồi tới buổi hôm sau cũng tới lại. Ngày 15/11/2018, họ lại tới áp lực gia đình chúng tôi để đọc lệnh cưỡng chế.”

Vụ cưỡng chế được vợ ông Bông cho biết diễn ra mà gia đình không hề nhận được quyết định cưỡng chế. Theo lời bà này thì  lực lượng lên đến cả ngàn người gồm cả cảnh sát cơ động, cả công an… Gia đình bà có 8 người bị bắt đưa về đồn, bản thân bà này đã 68 tuổi do phản kháng nên bị  bấm huyệt, lôi kéo đi mà theo lời bà là lôi đi như một con vật.

Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi. – Người dân

Tại nơi tạm giữ, một số viên công an đã làm những hành động không thể chấp nhận như lời bà vợ ông Bông.

“Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi”.

Cũng trong ngày 15/11/2018, UBND quận Cẩm Lệ còn thực hiện quyết định cưỡng chế đối với 03 hộ gia đình khác cùng cư trú tại phường Hòa Xuân. Tuy nhiên, việc cưỡng chế sau đó không diễn ra vì 03 hộ gia đình này chấp nhận việc giao đất, có hộ nói với chúng tôi là do họ sợ quá.

Theo các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng thì địa bàn phường Hòa Xuân trước đây là vùng trũng thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa, đời sống người dân khó khăn. Việc chính quyền Đà Nẵng phê duyệt cho xây dựng Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân là góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vì vậy, đã có trên 95% hộ dân đồng ý giao đất, di dời đến nơi ở mới và số hộ chậm hoặc không chấp nhận giao đất để phục vụ việc xây dựng Dự án chỉ còn khoảng dưới 100 hộ. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay, có rất nhiều buổi đối thoại với các hộ dân này được lãnh đạo các cấp ở Đà Nẵng tổ chức nhưng kết quả hầu như không đem lại sự đồng thuận.

Các hộ dân này cho rằng, chính quyền lấy đất dân để giao cho nhà đầu tư Sun Group phân lô bán nền, phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư. Cụ thể việc áp giá đền bù chỉ khoảng mấy trăm ngàn đồng/m2 đất, trong khi giá bán ra thị trường hiện tại được nhà đầu tư rao từ hai chục triệu cho đến ba chục triệu đồng/m2 đất, chênh lệch giá quá lớn khiến cho các hộ dân thấy hết sức khó khăn nếu chuyển đổi nơi ở mới. Ông Bông nói:

“Lấy đất gia đình tôi, đưa ra giá đền bù là ba trăm năm mươi ngàn đồng (350.000VND)/m2 nhưng lại đem ra phân lô bán nền trị giá ba mươi mấy triệu/m2 khiến cho gia đình chúng tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.”

Không chỉ hộ gia đình ông Bông mà nhiều hộ dân ở khác ở Cồn Dầu khi tiếp xúc với chúng tôi cũng chia sẻ tương tự.

Mái nhà thờ Cồn Dầu, Đà Nẵng
Mái nhà thờ Cồn Dầu, Đà Nẵng Photo: RFA

Thực tế mà chúng tôi ghi nhận được là có nhiều lán trại khi vừa qua khỏi cầu Hòa Xuân là đến những cung đường dẫn vào Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Đó là trụ sở của Công ty bất động sản Sunland, một thành viên của Tập đoàn Sun Group dựng lên để làm địa điểm giao dịch bất động sản. Hiện tại Sunland đang rao bán những lô đất nền nằm trong Dự án này với giá từ trên hai tỷ đồng cho đến trên bốn tỷ đồng, thậm chí có lô đất nền được rao bán với giá trên năm tỷ đồng. Với giá rao bán đất nền như thế này thì những hộ gia đình như hộ gia đình ông Bông khó có khả năng mua lại được một suất tái định cư tại chổ.

Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, việc chính quyền các cấp ở đây chủ trương cho xây dựng và phát triển những dự án Khu đô thị sinh thái như dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân để đảm bảo sự cân bằng giữa mật độ xây dựng và thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được đồng ý. Người dân ở phường Hòa Xuân hoàn toàn hưởng ứng chủ trương nhưng với điều kiện dự án phải hài hòa lợi ích của người dân, không bị lạm dụng để phân lô bán nền, làm lợi cho nhà đầu tư tư nhân thôi.

Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân có tổng diện tích là 450ha do Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại ngã ba sông Hàn, sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò, nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị về phía Nam của thành phố Đà Nẵng. Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án vào năm 2008.

Nguồn: RFA

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh