Nhân quyền phải để đóng khung kính
Posted by Luu HoanPho, Nov 1, 2019, Comments Off
“Đúng, phải chuyên chính! Nhưng sự chuyên chính phải bao hàm thái độ vận dụng dân chủ […] quyền chuyên chính này nhất định phải là công việc của giai cấp chứ không phải là một thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi nhân danh quần chúng – nghĩa là, nó phải thúc đẩy từng bước một sự tham gia tích cực của quần chúng; nó phải nằm trong ảnh hưởng trực tiếp của họ, chịu sự kiểm soát của hoạt động công khai triệt để; nó phải là thành quả của sự rèn luyện chính trị ngày càng lớn mạnh của quần chúng nhân dân.”
“Nhân quyền” được đề cập đến trong một bài viết trên báo qdnd.vn, mục “Thành tựu nhân quyền”, với tiêu đề “Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam”. –Tác giả là TS Cao Đức Thái (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Báo Giáo dục sau đó đăng tải lại với tiêu đề đầy kiêu ngạo: Ở đâu mà dân chủ và quyền con người được đảm bảo hơn Việt Nam?
Bài viết đề cập đến ba mô hình dân chủ trên thế giới bao gồm dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, và dân chủ tư sản. Nhưng thực tiễn đến nay cho thấy, ở những nước dân chủ xã hội chủ nghĩa thiết lập nền dân chủ nhân dân lý thuyết.
Tại Cuba, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, và những nhà nước thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa, “dân chủ nhân dân” được hiểu qua câu nói mang tính nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Tuy nhiên, đó là lý thuyết về quan điểm quyền lực nhà nước, cái gọi là “chủ quyền nhân dân” thuộc về hư danh.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhân dân được phân bổ bởi một nhóm người lãnh đạo do một tổ chức đảng phái duy nhất “đề cử” và “sắp đặt” các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua các phiên nhóm họp thuộc đảng viên của chính đảng đó. Tại Việt Nam, quyền lực được thực thi bởi nhóm 200 người gọi là ủy viên trung ương ĐCSVN, và nhóm ủy viên này được chính đảng bộ cơ sở đề cử để hợp thức hóa “bầu cử nhân dân”.
Khi bài viết bàn về đặc trưng của chế độ dân chủ Mỹ, nơi mà các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và “cử tri thường”. Thế nhưng, cử tri đoàn (những người nắm quyền thực sự bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống) lại được chọn từ “cử tri thường” ở mỗi tiểu bang. Nói cách khác, quyền lực gốc của nhân dân Mỹ được hình thành từ lá phiếu và lựa chọn thực tế của người dân thông qua “cử tri thường.
Tại Việt Nam, mô hình ủy viên trung ương đảng nhóm họp và bầu chọn các chức danh lãnh đạo đảng và nhà nước có thể được coi là “đại cử tri”. Nhưng khác với Mỹ, “đại cử tri” này được chọn lựa từ chính một đảng, và được hợp pháp hóa bằng một cuộc bầu cử mà đa phần người đi bầu không nắm được thông tin của người được bầu, nguyện vọng và ý chí của người bầu chọn đã bị tước đoạt từ lúc mà ĐCSVN “cử người” và lên danh sách sẵn.
Chính vì thế, giải thích không rõ ràng về mô hình bầu cử của Mỹ để từ đó kết luận “đặc trưng dân chủ Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ” là quan điểm sai trái. Thực tế, đặc trưng bình đẳng và nắm rõ quyền và nghĩa vụ này của người dân Mỹ đậm nét và thực sự “dân chủ” hơn so với mô hình “đảng cử dân bầu” tại Việt Nam.
Nguyện vọng của người dân Mỹ trong đảm bảo thông qua các đại diện của mình được bảo đảm hơn tại Việt Nam, khi các lá phiếu của chính họ từ khâu “phổ thông đầu phiếu”được thực hiện gần như tối đa. Và cách mà các đời Tổng thống Mỹ làm hài lòng cử tri của mình qua các mùa bầu cử tại nước này, gần đây nhất là các thành tựu gắn liền với lời hứa của Tổng thống Donald Trump liên quan đến ngăn chặn nạn nhập cư trái phép, tăng cường việc làm, thực hiện công bằng thương mại, tăng ngân sách quốc phòng… được thực hiện trong ngay nhiệm kỳ đầu của ông.
Cách mà TS Cao Đức Thái biện giải về một đảng lãnh đạo tại Điều 4 Hiến pháp không cho thấy rằng đảng đó thực sự dân chủ về mặt thực tế trong đời sống. Và nếu so với Mỹ, nơi có 2 đảng thay phiên lãnh đạo thông qua các kỳ bầu cử, thì Điều 4 càng cho thấy tính chất dân chủ hẹp của Việt Nam so với Mỹ.
Đối tới thành tựu về internet, và hệ thống thông tin báo chí. Không thể phủ nhận, nhưng ở ngay hệ thống này là sự “định hướng” duy nhất bởi một tổ chức của ĐCSVN là Ban Tuyên giáo T.Ư ĐCSVN. Và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận không bị “định hướng” bởi một tổ chức nằm trong tổ chức đảng phái duy nhất lại bị cho là, “trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ.”
TS Cao Đức Thái thậm chí còn không nhận thức đầy đủ về quyền biểu đạt, và gắn liền với hoạt động mít tinh, biểu tình tại các nước phương Tây, do các NGOs tiến hành nhằm đòi hỏi lợi quyền dân sinh với Chính phủ, áp đặt và gán nó là “hoạt động chống Chính phủ”.
Quan điểm tự do ngôn luận, châm biếm quan chức Chính phủ bị cho là “xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống”.
Điều đó cho thấy rằng, những quan điểm dân chủ thực tiễn cơ sở của TS Cao Đức Thái không những không có, mà ông chỉ đơn thuần lặp lại những dân chủ từ bộ máy đảng đưa ra và định nghĩa, những quan điểm dân chủ một đảng từ chính những quan chức cấp cao trong đảng với tinh thần xã hội chủ nghĩa trên hết.
TS Cao Đức Thái và bài viết hời hợt bàn về dân chủ của ông, được đánh bóng đến hợm hĩnh bởi báo Giáo Dục phản ánh một câu nói của triết gia Socrate: “Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì hết”.
Hãy để chính những nhà lý luận cộng sản đời đầu bảo ban về dân chủ.
Luxemburg nhà hoạt động cách mạng cộng sản đầy nhiệt huyết cảnh báo khuynh hướng độc tài đang hình thành nhanh chóng ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười.
“Đúng, phải chuyên chính! Nhưng sự chuyên chính phải bao hàm thái độ vận dụng dân chủ […] quyền chuyên chính này nhất định phải là công việc của giai cấp chứ không phải là một thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi nhân danh quần chúng – nghĩa là, nó phải thúc đẩy từng bước một sự tham gia tích cực của quần chúng; nó phải nằm trong ảnh hưởng trực tiếp của họ, chịu sự kiểm soát của hoạt động công khai triệt để; nó phải là thành quả của sự rèn luyện chính trị ngày càng lớn mạnh của quần chúng nhân dân.”
TS Cao Đức Thái hãy tự hỏi xem, có phải Việt Nam hiện tại đã tồn tại một “thiểu số lãnh đạo nhỏ nhoi” thông qua Bộ Chính trị. Và có phải “sự kiểm soát hoạt động công khai triệt để” của người dân đối với quyền chuyên chính có thực sự có trong đời sống chính trị Việt Nam?
Nhân quyền là để thực thi, không phải để đóng khung kính.
Nguồn: An Viên @ VNTB