Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Do virus corona, Trung Quốc đối mặt với virus đòi tự do ngôn luận


Tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vắng người vì dịch virus corona mới, ngày 10/02/2020. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins.

Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang vật vã đối đầu cùng lúc với hai loại virus : Một là virus corona đang hoành hành và hai là virus đòi cải cách « chính trị ». Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong số tám bác sĩ đầu tiên báo động về sự xuất hiện của virus corona chủng mới đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích và đòi tự do ngôn luận.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc cứ tin rằng mình đã làm chủ sự thật. Thế nhưng, cái chết của Lý Văn Lượng do nhiễm virus corona khi chăm sóc một người bệnh đang gióng chuông báo động chế độ chuyên chế lâm nguy. Hình ảnh tự chụp của vị bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi đang trên giường bệnh đăng trên các mạng xã hội chẳng khác gì một bằng chứng tố cáo chế độ toàn trị, đồng thời làm bùng phát những lời kêu gọi hiếm có đòi cải cách chính trị và tự do ngôn luận.

Hai lá thư công khai đòi tự do ngôn luận từ một số nhà trí thức đã được đăng trên mạng xã hội Weibo (tương đương với Twitter) nhưng ngay sau đó đã bị kiểm duyệt. Lá thư thứ nhất được 9 giáo sư tại một đại học có tên tuổi ở Bắc Kinh ký tên đưa ra năm yêu sách, trong đó đòi hỏi thứ nhất là lấy ngày mồng 06 tháng Hai là ngày tự do ngôn luận toàn quốc. Đối với nhiều người dân Trung Quốc, bác sĩ Lý qua đời vào ngày 6/2 chứ không phải là ngày 7/2 như thông báo của chính quyền.

Theo báo Pháp Le Monde, con số « năm » đòi hỏi cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đặng Tiểu Bình vào cuối năm 1978 từng đưa ra 4 cam kết hiện đại hóa đất nước, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Đòi hỏi thứ Năm là đòi « Dân chủ » do một kỹ sư điện đưa ra ngầm nhắc đến « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

Thư ngỏ thứ hai là do 10 giáo sư đại học Vũ Hán cũng đòi tự do ngôn luận – như được quy định trong Hiến Pháp, đồng thời còn kêu gọi chính quyền phải có lời « xin lỗi công khai » đối với những bác sĩ đưa ra báo động và phải công nhận bác sĩ Lý như « anh hùng dân tộc ». Trước đó, hashtag « Tôi muốn có tự do ngôn luận » tập hợp được hơn 1,5 triệu lượt người xem nhưng cũng đã bị bộ máy kiểm duyệt xóa.

Đành rằng mô hình chế độ chuyên chế cho phép ông Tập Cận Bình khả năng « cách ly nghiêm ngặt » hàng trăm triệu người dân nhằm ngăn chận dịch bệnh lan rộng. Đành rằng chính sách cai trị độc tài cho phép các bệnh viện khổng lồ tại Trung Quốc mọc lên chỉ trong vòng vài ngày. Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý lại làm cho niềm tin của người dân vào chính phủ ngày càng thêm bị xói mòn. Bản « khế ước » ngầm mà chế độ cứ tưởng được người dân chấp nhận, tức là từ bỏ những quyền tự do cá nhân để đổi lấy an ninh và sự thịnh vượng, có nguy cơ bị tan vỡ.

Bởi vì, sự việc cho thấy rõ, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và guồng máy chính trị « hình chóp » của ông chưa bao giờ học thuộc bài học dịch SARS 2002-2003 làm hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bệnh, hay trận động đất năm 2008, làm hơn 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và hơn 374.000 người bị thương.

Nguyên nhân chính là gì ? Ngay khi đó là một lĩnh vực nhạy cảm, đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách duy trì và gia tăng độc quyền thông tin. Hơn bao giờ hết, dưới thời Tập Cận Bình, việc kiểm soát thông tin đã trở thành một thách thức chính cho đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng y tế lần này, virus corona mới (2019-nCoV) mỗi ngày như trở thành một con « virus chính trị ». Vụ việc như nhắc lại kinh nghiệm đau đớn trong những năm 1960. Các « đồng chí » lãnh đạo cấp dưới vì sợ hãi Mao Trạch Đông nên đã giấu giếm « Người Cầm Lái Vĩ Đại » tầm mức của nạn đói do « Bước Đại Nhảy Vọt » gây ra, thì nay những quan chức Trung Quốc bị quyền lực tối ưu của Tập Cận Bình khủng bố, nên không dám báo cáo tin xấu về virus corona.

Có lẽ không có gì ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn bằng tự do ngôn luận và tự do thông tin. Cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ còn dễ dàng hơn khi Trung Quốc đặt niềm tin vào bác sĩ hơn là cảnh sát. Thậm chí đó còn là điều không thể thiếu. Không có tự do thông tin, thì sẽ chẳng bao giờ có được nền y tế công cộng bền vững, như kết luận của tờ Le Monde.

Nguồn: RFI/Minh Anh

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh