Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2019


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 11/3 công bố Báo cáo Nhân quyền Quốc gia năm 2019, lên án tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2019 trên một loạt các lĩnh vực.

Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn đầu bởi Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gàn đây nhất vào năm 2016 không tự do và công bằng, dù có sự cạnh tranh một cách hạn chế của các ứng viên được Đảng chọn”, phần mở đầu về Việt Nam của báo cáo viết.

Báo cáo mới của Hoa Kỳ xác định các vi phạm của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề bao gồm: bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị. Hạn chế nghiêm trọng nhất ở Việt Nam theo báo cáo chính là hạn chế các quyền tự do bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cáo buộc chính quyền Việt Nam đã bắt giữ tùy tiện những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ.

Báo cáo gồm 7 phần bao gồm: tôn trọng con người, tôn trọng các quyền tự do dân sự, bầu cử tự do, tham nhũng và minh bạch, phản ứng của chính phủ Việt Nam với các cáo buộc và điều tra của quốc tế về vi phạm nhân quyền, phân biệt đối xử và buôn người, quyền của người lao động. Trong tất cả các phần này, Việt Nam đều bị chỉ trích có những vi phạm, mức độ nghiêm trọng tùy theo từng phần.

Đối với phần tôn trọng con người, các quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an và vụ blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan hồi tháng 1 năm 2019. Blogger Trương Duy Nhất đã bị giam giữ và không được có bất cứ tiếp xúc nào với người thân và luật sư trong nhiều ngày, trái với quy định cua rphaps luật.

Báo cáo cũng lên án tình hình đối xử với tù nhân nói chung và tù chính trị nói riêng ở Việt Nam. Tù nhân ở Việt Nam thường phải nhận thức ăn có chất lượng thấp, điều kiện giam giữ chật chội. Thậm chí, có tù nhân không được chăm sóc y tế khi có bệnh. Giới chức nhà tù cũng không kiểm soát được tình trạng tù nhân đánh tù nhân. Các tù chính trị thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình với các ví dụ điển hình là ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra họ còn bị hạn chế gặp gia đình, người thân.

Đối với các quyền tự do dân sự, báo cáo viết “Hiến pháp và luật cho phép quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do báo chí, tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ không tôn trọng các quyền này và nhiều luật còn vi phạm quyền tự do biểu đạt. Chính phủ tiếp tục sử dụng các điều khoản về an ninh mạng và chống bôi nhọ để hạn chế tự do biểu đạt”.

Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam đã hạn chế tự do internet, chặn các website tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do, VOA và BBC. Chính phủ ép các công ty như Google và Facebook phải gỡ các link và video chỉ trích chính phủ. Báo cáo trích nguồn từ chính phủ Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái cho biết Google đã gỡ gần 6.700 video từ YouTube, Facebook chặn 1.000 đường dẫn, 137 tài khoản nói xấu đảng và chính phủ.

Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam hiện không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước và độc lập được thành lập và hoạt động. Việt Nam cũng không chấp nhận những chỉ trích của các tổ chức hay cá nhân liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Trong phần cuối cùng nói về quyền của người lao động, báo cáo đề cập đến luật lao động sửa đổi mới đây của Việt Nam, trong đó cho phép người lao động thành lập công đoàn độc lập. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích các điều khoản trong luật đã hạn chế quyền này của người lao động, hạn chế quyền đình công của họ.

Mỗi năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều ra báo cáo nhân quyền về các nước trên thế giới. Việt Nam thường bị Hoa Kỳ lên án về tình trạng đàn áp nhân quyền qua các năm dù chính phủ Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có lúc đã có những điều chỉnh nhỏ vì bị chỉ trích nhưng thường không đủ.

Báo cáo mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ trích thống kê từ các tổ chức nhân quyền ước tính đến tháng 11 năm ngoái Việt Nam đã giam giữ khoảng từ 100 đến 260 người vì các lý do chính trị và tôn giáo.

Việt Nam các năm trước đều lên tiếng phản bác các cáo buộc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam và cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ.

Nguồn: RFA

Tags:

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh