Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Liệu Việt Nam có tăng cường thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?


Để đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc và lấp lỗ hổng chiến lược của Mỹ để lại, Đông Nam Á cần một cấu trúc an ninh khu vực mới.

Ngày 14/4, trong khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tới Biển Đông lần nữa, thì Đài Loan phải điều tàu theo dõi nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Miyako gần Okinawa để xuống phía Nam.

Theo tin của Marine Traffic ngày 23/4, nhóm tàu sân bay hoạt động gần bãi ngầm Macclesfield, còn nhóm tàu khảo sát bám theo tàu khoan West Capella Malaysia thuê để thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của họ gần vùng chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam.

Đây là lần thứ ba trong mấy năm qua hải quân Trung Quốc đe dọa gây ra khủng hoảng cho Việt Nam. Tháng 5/2014, dàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt tại vùng EEZ của Việt Nam. Tháng 7-10/2019, tàu khảo sát Hải Dương 8, được hộ tống bởi nhiều tàu tuần duyên có vũ trang, đã thăm dò rất kỹ gần bãi Tư Chính, gây đối đầu với Việt Nam mấy tháng liền.

Nay tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống đang gây sức ép với chính phủ mới của Malaysia như họ đã làm với Việt Nam. Tuy đối đầu lần này tạm dừng từ 25/4, nhưng trò bắt nạt của Trung Quốc tại Biển Đông không dừng, chí ít là với Malaysia, Viêt Nam, và Indonesia.

Trò này lại diễn ra khi khủng hoảng Covid-19 làm gián đoạn việc Mỹ điều động và luân chuyển các tàu hải quân. It nhất có hai tàu sân bay USS Theodore Rousevelt và USS Ronald Regan đang phải cách ly và bảo trì tại cảng ở Guam và Nhật, làm đảo lộn cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực này, có lợi cho Trung Quốc.

Ngày 22/4, Bộ chỉ huy Indo-Pacific của Mỹ xác nhận tàu tuần dương USS Bunker Hill, tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu khu trục USS Barry, và khinh hạm HMAS Parramatta của Úc đã tập trận tại cùng khu vực này. Trong trường hợp có đụng độ, thì các tàu của hải quân Mỹ và Úc chắc sẽ bị hải quân Trung Quốc áp đảo về số lượng.

Khủng hoảng Covid-19 góp phần làm xói mòn ưu thế của hải quân và không quân của Mỹ tại khu vực, và thúc đẩy Trung Quốc có hành động mới cứng rắn hơn. Trước tình thế đó, Việt Nam và ASEAN cần suy nghĩ lại về thể chế của mình, và cân nhắc làm thế nào để bảo vệ tốt hơn an ninh của mỗi nước và cộng đồng ASEAN.

So với các nước ASEAN khác, Viêt Nam có vị trí chiến lược xung yếu và có lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông. Năm 2020, Việt Nam có vai trò mới là Chủ tịch ASEAN và là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Trung Quốc biết rằng họ càng gây sức ép với Việt Nam thì càng xô đẩy Việt Nam gần với Mỹ hơn.

Nhưng Trung Quốc cũng tin rằng nếu họ đe dọa được Việt Nam thì họ có thể thao túng được ASEAN và gạt được Mỹ ra khỏi Biển Đông.

Ngày 30/3, Việt Nam đã trao cho Tổng Thư ký LHQ Công hàm làm rõ chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ lập luận phi lý của Trung Quốc về Biển Đông. Ngày 17/4, Trung Quốc cũng trao cho LHQ Công hàm của họ, như một phần trong “Tam chủng Chiến pháp” của Trung Quốc – bao gồm tâm lý, pháp lý và tuyên truyền.

Nhiều người lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng sự bất an trên thế giới để chiếm tài nguyên xung yếu của Việt Nam ngoài khơi gần bãi Tư Chính, hoặc có thể hạ đặt dàn khoan hay cấu trúc gì đấy tại đó hoặc tại bãi đá Ba Đầu (Whitsun reef). Trung Quốc thậm chí có thể tuyên bố “khu vực nhận dạng phòng không” (ADIZ) tại một phần Biển Đông.

Để đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc và lấp lỗ hổng chiến lược của Mỹ để lại, Đông Nam Á cần một cấu trúc an ninh khu vực mới. Điều đó có thể theo khuôn khổ một “Bộ Tứ” mở rộng hơn, trong đó Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, hợp tác an ninh khu vực chặt chẽ hơn với Tân Tây Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, và có thể cả Indonesia và Malaysia. Một khuôn khổ hợp tác khu vực như vậy có thể tạo điều kiện cho Nhật có vai trò an ninh lớn hơn tại Biển Đông.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster gần đây viết trên báo Atlantic rằng tham vọng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự bất an, và tự tin bên ngoài che đậy lo sợ bên trong. Ông xác định ba mũi nhọn trong chiến lược của Trung Quốc là “cưỡng chiếm, ép buộc, che đậy”, và lập luận rằng Mỹ cần thay thế “Tự phụ Chiến lược” (có ý chỉ trích chính sách của Trump) bằng “Thấu cảm Chiến lược” với các đối tác khu vực.

Đại dịch đem lại lý do tốt để đổi mới hơn nữa ASEAN. Có ý kiến gợi ý rằng vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam cần được kéo dài sang năm 2021 để bù vào thời gian bị mất để đối phó với đại dịch. Nếu điều đó xảy ra, Hà Nội có thể tập trung tăng cường ASEAN để đối phó với các thách thức chiến lược ngày càng lớn hơn trong một thế giới hậu đại dịch.

Ví dụ, “Đồng thuận ASEAN” đòi hỏi tất cả 10 nước thành viên phải ủng hộ để nghị quyết ràng buộc, nay cần được thay bằng đòi hỏi đa số 2/3. Nguyên tắc “không can thiệp” theo đó các nước thành viên bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài, nay cần được điều chỉnh để cho phép ngoại lệ nhằm đảm bảo an ninh khu vực. ASEAN cần từng bước gắn mình với tầm nhìn mới Indo-Pacific nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh khu vực. Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) cho Biển Đông cần được dựa trên Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS).

Trung Quốc càng ép buộc các nước ASEAN thì càng xô đẩy họ đoàn kết hơn để bảo vệ chủ quyền và lợi ích sống còn của mình.

Trung Quốc muốn phân hóa các nước ASEAN như bó đũa bị tách ra để có thể bẻ từng chiếc. Họ chỉ muốn đàm phán song phương chứ không đa phương, để gạt Mỹ và Phương Tây ra khỏi khu vực. Nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì ASEAN sẽ có nguy cơ bị “Ban Căng hóa” (Balkanization) trở thành các nước chư hầu của Trung Quốc.

Các nước ASEAN cần gác tranh chấp riêng trên biển để tăng cường đồng thuận ASEAN.

Việt Nam cần theo đuổi đổi mới thể chế quốc gia và khu vực, và cần điều chỉnh chiến lược để thoát khỏi “ngã ba đường ý thức hệ”, bị kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, nhằm phát triển kinh tế bền vững và có sức bật chiến lược mạnh mẽ hơn.

Trong khi cố giảm lệ thuộc vào Trung Quốc trên nhiều mặt, Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích sống còn tại Biển Đông. Việt Nam cần đưa tranh chấp Biển Đông ra trước diễn đàn Liên Hợp Quốc và tòa Trọng tài Quốc tế.

Việt Nam và ASEAN, cùng với các đối tác chia sẻ tầm nhìn về an ninh và ổn định khu vực, cần xây dựng khả năng răn đe dựa trên nội lực, hợp tác quốc tế, và sẵn sàng chiến đấu.

Việt Nam đã bỏ qua hai cơ hội lớn để cải cách và phát triển trong những năm sau khi thống nhất đât nước. Lần đầu là không bình thường hóa được với Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam. Lần hai là không đổi mới cả kinh tế và chính trị sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Liên Xô.

Nay đại dịch Covid-19 đem lại cả tai họa và động lực để đổi mới, nên Việt Nam không thể để mất cơ hội lớn thứ ba mà bước ngoặt này đem lại.

Nguồn: Tác giả Nguyên Quang Dy @ The Trategist

========

Nguyên tác Anh ngữ:

Will Vietnam Step Up and Challenge China In the South China Sea?
To thwart China’s ambitions and to fill the strategic vacuum being left by the US, Southeast Asia needs a new regional security architecture.

by Nguyen Quang Dy

National interest, May 17, 2020 Topic: Security Region: Asia Blog Brand: The Reboot Tags: VietnamChinaSouth China SeaASEANMalaysia

https://nationalinterest.org/blog/reboot/will-vietnam-step-and-challenge-china-south-china-sea-154811

On 14 April, as China’s Haiyang Dizhi 8 survey group sailed into the South China Sea again, Taiwan scrambled ships to monitor the passage of the Chinese navy’s Liaoning aircraft carrier strike group as it went through the Miyako Strait near Okinawa and turned south.

According to a MarineTraffic report on 23 April, the carrier group was operating near Macclesfield Bank, and the survey group was shadowing a Philippines-flagged drilling ship that had been contracted by Malaysia to survey for oil in its exclusive economic zone near the overlapping waters between Malaysia and Vietnam.

This is the third time in recent years that China’s naval activities have threatened a maritime crisis for Vietnam. In May 2014, the Haiyang Dizhi 981 oil rig was parked in Vietnam’s EEZ, and from July to October 2019 the Haiyang Dizhi 8, escorted by armed coastguard vessels, surveyed extensively near the Vanguard Bank, resulting in a month-long standoff with Vietnam.

Now, the Haiyang Dizhi 8 and its escorts appear to be pressuring Malaysia’s new government as they did with Vietnam. While this new standoff was over by 25 April, China’s bullying in the South China Sea won’t stop there, at least for Malaysia, Vietnam, and Indonesia.

This manoeuvring has come at a time when the Covid-19 crisis has disrupted US ship deployments. At least two US aircraft carriers have had rotations delayed, upsetting the balance of forces between the US and China in this region in China’s favour.

On 22 April, the US Indo-Pacific Command confirmed that the cruiser USS Bunker Hill, amphibious assault ship USS America, destroyer USS Barry and Australian frigate HMAS Parramatta conducted an exercise in the same region. In the event of a clash, the US and Australian ships would have been outnumbered by People’s Liberation Army Navy vessels.

The Covid-19 crisis is contributing to the erosion of US air and naval dominance in the region and has driven China to take new and bolder actions. In these circumstances, Vietnam and ASEAN need to rethink the institutional basis of ASEAN and consider how it can better protect the security of each country and the ASEAN community.

Compared with other ASEAN countries, Vietnam is in a key strategic position and has taken a tougher stance on the South China Sea. In 2020, it has new roles to play as ASEAN chair and as a non-permanent member of the UN Security Council. China is aware that the harder it pushes Vietnam, the closer Hanoi will move towards the US.

But China also believes that if it can intimidate Vietnam, it might be able to manipulate ASEAN and keep the US out of the South China Sea.

On 30 March, Vietnam handed a note to the UN secretary-general detailing its sovereignty over the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) islands and rejecting China’s arguments on the South China Sea. On 17 April, China sent its own note to the UN as part of its ‘three warfare doctrine’—applying psychology, communication and law.

There’s concern that China may seek to exploit the global uncertainty and try to take Vietnam’s vulnerable offshore resources near Vanguard Bank or park an oil rig or a structure on Whitsun Reef. China may even declare an ‘air defense identification zone’ in part of the South China Sea.

To thwart China’s ambitions and to fill the strategic vacuum being left by the US, Southeast Asia needs a new regional security architecture. That could take the form of a stronger ‘Quad-plus’ arrangement, in which the US, Japan, India and Australia work more closely on regional security cooperation with New Zealand, South Korea, Vietnam and possibly Indonesia and Malaysia. Such a grouping also could enable Japan to play a stronger security role in the South China Sea.

Former US national security adviser H.R. McMaster recently wrote that China’s ambition is fuelled by insecurity and that its outward confidence covers an inner fear. He identified three prongs of Chinese strategy: ‘co-option, coercion, and concealment’ and, in an apparent dig at current US policy, argued that America’s ‘strategic narcissism’ should be replaced by ‘strategic empathy’ with regional partners.

The pandemic provides good reason to further reform ASEAN. It has been suggested that Vietnam’s ASEAN chairmanship should be extended into 2021 to make up for the time lost to dealing with the pandemic. If that happens, Hanoi could focus on strengthening ASEAN to face the growing strategic challenges in a post-pandemic world.

For example, the ‘ASEAN consensus’—the requirement that decisions must be supported by all 10 to be binding—should be replaced with a requirement for a two-thirds majority. The ‘non-interference’ principle, under which member nations reject outside intervention, should be qualified to allow exceptions to ensure regional security. ASEAN should also take steps to identify itself with the new Indo-Pacific vision to ensure national and regional security, and the new code of conduct for the South China Sea should be based on the UN Convention on the Law of the Sea.

The harder China pushes ASEAN countries, the faster it will drive them to greater unity to defend their sovereignty and vital interests.

China wants to divide the ASEAN nations like scattered chopsticks so that it can break them one by one. It wants only bilateral, not multilateral, negotiations to keep the US and the West out of the region. If China controls the South China Sea, ASEAN will face Balkanisation, with its members vassal states to China.

ASEAN countries should put aside their maritime disputes to build a new ASEAN consensus.

Vietnam should pursue national and regional institutional renovation and shift away from its ideological crossroads, where it’s caught between the US and China, to achieve sustainable economic growth and greater strategic resilience.

As Vietnam tries to be less dependent on China on many fronts, it should defend its sovereignty and vital interests in the South China Sea. It should bring the South China Sea disputes to UN forums and the Permanent Court of Arbitration.

Vietnam and ASEAN, with other partners that share a vision for regional security and stability, should build deterrent capabilities based on their own strengths, international cooperation and their willingness to fight.

Vietnam missed two major opportunities for reform and development in the years after national reunification. The first was the failure to achieve normalisation with the US after the Vietnam War. The second was the failure to achieve both economic and political reform after communism collapsed in the Soviet Union.

Now, as the pandemic brings both calamity and impetus for change, Vietnam should not lose the third opportunity that this new turning point offers.

This article by Nguyen Quang Dy first appeared in The SNational Interest on May 17, 2020.

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh