Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Bắc Kinh lại đe dọa Canberra sau khi yêu sách Biển Đông bị Úc thẳng tay bác bỏ


Chiến hạm ba nước Mỹ, Nhật và Úc tham gia cuộc thao diễn hỗn hợp ba bên trên Biển Philippines ngày 21/07/2020. Thái độ cứng rắn của Úc trên hồ sơ Biển Đông khiến Trung Quốc rất bực tức. Commander, Task Force 70 / Carri – Petty Officer 2nd Class Codie So.

Ngay sau khi Úc chính thức gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc – đề ngày 23/07/2020 – bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc tại vùng Biển Đông mà không phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Bắc Kinh ngày 25/07 đã phản ứng gay gắt, và như thông lệ, đã lớn tiếng đe dọa Canberra là sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, nhất là về mặt kinh tế.

Trong một bài bình luận đăng trên trang web của mình, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, được cho là cái loa của Bắc Kinh, đã cho rằng nước Úc đã “thiếu khôn ngoan” khi leo lên “con tàu bị thủng” của Mỹ để xen vào vấn đề Biển Đông.

Đối với tờ báo, trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Úc hiện đang xấu đi đáng kể, nếu Canberra tiếp tục theo sát Washington và “khiêu khích” Bắc Kinh, thì “thiệt hại đối với Úc nên được dự kiến, không chỉ về quan hệ chính trị, mà cả về quan hệ kinh tế”.

Đe dọa cụ thể mà Hoàn Cầu Thời Báo nêu bật thành ví dụ là khả năng đánh vào sản phẩm nông nghiệp nhập từ Úc như thịt bò và rượu vang.

Quan điểm của Úc về Biển Đông mạnh mẽ khác thường

Phải nói là công hàm mà phái đoàn thường trực của Úc gởi lên Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông mang tính chất mạnh mẽ khác thường.

Dựa trên phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Úc đã bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc dựa trên “quyền lịch sử”.

Công hàm của Úc đồng thời dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 để phủ nhận giá trị của việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể hoặc nhóm đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận là của họ, rồi dựa theo đó để yêu sách các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Một yếu tố khác được giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng ghi nhận là Úc còn phủ nhận việc Trung Quốc co rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa “đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi”, viện dẫn các công hàm phản đối từ Việt Nam và Philippines trong thời gian gần đây.

Nguồn: RFI/Trọng Nghĩa

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh