Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, December 23, 2024

Từ “Trời diệt Trung cộng” đến làn sóng thoái Đảng cộng sản Trung Quốc


Năm 2019, trong thời gian nổ ra phong trào chống Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, một sự việc chấn động làm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thất kinh đã xảy ra: Một tấm áp phích khổng lồ được giăng trên bức tường Lennon (bức tường dân chủ) với hình nền là Thiên An Môn bị sét đánh gãy làm đôi và bên dưới là hàng chữ: “Trời diệt Trung Cộng, toàn Đảng chết hết”. Mặc cho ĐCSTQ nhanh chóng sai người dùng vải đen che lấp tấm áp phích này, nhưng biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” sau đó đã xuất hiện khắp nơi trên các chất liệu khác nhau như giấy, vải, tường vách, cột trụ hay mặt đường… khắp các đường phố ở Hồng Kông. Ngày nay, biểu ngữ này đã từ ‘khẩu ngữ’ biến thành ‘hành động’, trở thành một phong trào lan truyền từ Hồng Kông đến Hoa Kỳ, song hành cùng làn sóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới.

Tấm áp phích do người Hồng Kông thiết kế khiến ĐCSTQ sợ hãi. (Ảnh: internet)

I – Nguồn gốc của phong trào “Trời diệt Trung Cộng”

Nguồn gốc của khẩu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” có liên quan đến “tàng tự thạch”, sự kiện chấn động một thời và được coi là có liên quan đến số mệnh của ĐCSTQ. Sau này, nó xuất hiện trong cuộc đàn áp nhân quyền lớn nhất thế kỷ 21, rồi trở thành biểu ngữ gây chấn động Hồng Kông, cuối cùng trở thành phong trào mang tính toàn cầu.

1.1. Thông điệp bí ẩn trên tảng đá triệu năm tuổi

Tháng 6/2002, tại một vùng phong cảnh có thác nước ở thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, phát hiện một tảng đá lớn rơi từ vách núi trên cao xuống, rồi tách ra làm hai, trên mặt của vách nứt hiện ra 6 chữ: “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” được dàn trải từ trái qua phải (đây là cách viết chữ sau khi Trung Quốc có cải cách; truyền thống thì chữ Trung Quốc là được viết từ phải sang trái). Bởi vì trên đá có chữ, nên người ta gọi nó là “tàng tự thạch”.

Tảng tàng tự thạch có niên đại 270 triệu năm. (Ảnh: minghui.org)

Sáu chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” in trên vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu. (Ảnh: minghui.org)

Ba tháng sau ngày phát hiện, đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm các nhà khoa học nổi tiếng để điều tra về các hiện tượng địa chất dị thường ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã được thành lập để nghiên cứu “tàng tự thạch” trong khoảng từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 2003. Đoàn gồm 15 người, trong đó có ông Lý Đình Đống, viện sĩ Học viện Khoa học Trung Quốc, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Địa chất Trung Quốc, là một chuyên gia về Địa chất Không khí và Biểu đồ Địa lý; ông Lưu Bảo Quân, một nhà địa chất học trứ danh của Học viện Khoa học Trung Quốc; ông Lý Phượng Lân, giáo sư Đại học Khoa học Địa lý Trung Quốc, ủy viên của Công viên Địa chất Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên Đất Quốc gia, và là một chuyên gia cổ sinh vật học.

Các chuyên gia tin rằng “tàng tự thạch” ở thung lũng sông Chưởng Bố có niên đại khoảng 270 triệu năm trước, thuộc kỷ Péc-mi. Từ khía cạnh địa chất cho thấy, không có dấu hiệu là chúng đã được con người làm ra. Các chuyên gia khẳng định, tảng đá màu xám này có niên đại 270 triệu năm, các chữ trên tảng đá cũng có cùng niên đại, đây đều là hóa thạch, hình thành một cách tự nhiên, con người không thể làm ra được. Tảng “tàng tự thạch” này không chỉ là một kỳ quan tầm cỡ thế giới, mà còn có một giá trị nghiên cứu địa chất lớn.

Trong cuộc khảo sát này, Nhân dân Nhật báo, CCTV, Quang Minh Nhật báo, Khoa kỹ Nhật báo, Vệ tinh Du lịch, Đài truyền hình Quốc tế Trung Quốc, cùng hơn 20 hãng thông tấn khác bao gồm People’s Daily.Net, Sina.Net, Eastern Net, Sohu.Net, Yahoo, và New China đều đưa tin về phát hiện trên. Hơn 100 tờ báo khác, cùng các đài truyền hình và các website đã đăng lại tin về cuộc khảo sát khoa học này.

Các phương tiện truyền thông chính thức tại Trung Quốc đều tường thuật tin này, nhưng họ không hề để ý (hoặc cố tình giấu nhẹm) chữ “vong” trên tảng đá, thành ra chỉ còn 5 chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng”. Dù truyền thông không nhắc tới chữ “vong” trong bài viết, nhưng chữ “vong” lại có thể thấy rõ ràng trên ảnh của tờ Nhân dân Nhật báo và mạng Tân Hoa Xã.

Bức ảnh đăng trên Tân Hoa Xã, mặc dù không đề cập đến chữ “vong” nhưng trong ảnh chụp vẫn còn đầy đủ 6 chữ. (Ảnh: minghui.org)

Vì sao trên “tàng tự thạch” lại xuất hiện dòng chữ tiên đoán rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ? Lý giải cho sự kiện kỳ lạ này, dân gian thường có cách nói: Đây chính là Thiên ý: Trời diệt Trung Cộng. Nếu không phải là Thiên ý, thì thật không thể hiểu nổi vì sao chữ “vong” rõ ràng này lại xuất hiện trên cả vé vào cửa khu tham quan lẫn hình ảnh trong bản tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc, vậy mà lúc bấy giờ không một ai để ý.

1.2. Xuất hiện trong cuộc đàn áp nhân quyền lớn nhất thế kỷ 21

Cuộc đàn áp nhân quyền nào lớn nhất thế kỷ 21? Nếu tính về số lượng người bị đàn áp, các phương thức đàn áp, lượng tài chính dùng trong cuộc đàn áp và mức độ tàn ác của cuộc đàn áp, thì đó chính là cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trước khi nổ ra chiến dịch đàn áp, số lượng người theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục đã đạt đến hơn 70 triệu người. Nhìn từ thực trạng chính sách đàn áp và liên đới (một người bị bắt, cơ quan và gia đình họ đều chịu liên đới), có thể thấy rằng số người bị đàn áp không chỉ là 70 triệu.

Ngoài ra, theo lời của các quan chức ĐCSTQ, chi phí cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã vượt quá một cuộc chiến tranh. Không nghi ngờ gì, cuộc đàn áp này được duy trì bằng cách sử dụng ngân sách dành cho các lĩnh vực khác của xã hội.

Bên trong cuộc đàn áp, tội ác giam giữ, tra tấn, lạm dụng tình dục là vô cùng tàn bạo, nhưng tà ác nhất là việc mổ cướp nội tạng tươi từ người tập Pháp Luân Công trong khi họ vẫn còn sống, sau đó phi tang xác chết. Điều này đã được nhiều báo cáo chỉ ra, trong đó đáng chú ý là một Tòa án Nhân dân độc lập và uy tín tại London đã xác nhận hành vi thu hoạch nội tạng này của ĐCSTQ. (Xem bài: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người)rice drop

Nhiều người tập Pháp Luân Công từ Trung Quốc Đại Lục trốn thoát ra nước ngoài hoặc trốn đến Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan… Tại đây, họ bắt đầu dựng lên những trạm thông tin đường phố. Những người này giải thích rằng họ không có mong muốn quyền lực chính trị, cũng không thù địch với người dân Trung Quốc, nhưng tội ác ngút trời của ĐCSTQ là không sách nào chép hết, từ các phong trào như “tam phản”, “ngũ phản”, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn, cho đến đàn áp Pháp Luân Công… ước tính gần 100 triệu người Trung Quốc đã bị giết hại, cả dân tộc Trung Quốc đều trở thành nạn nhân.

Những người có tín ngưỡng đều tin rằng thiện ác có báo, ĐCSTQ sẽ không thể thoát khỏi báo ứng. Vì thế những ai đứng cùng với nó trong vũng lầy tội ác, khi đến cuối cùng e rằng sẽ cùng theo nó mà bị lịch sử đào thải. Bởi thế, cũng trong quá trình nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp này, biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” ra đời và được treo trên các trung tâm thông tin đường phố.

Một trạm đường phố của Pháp Luân Công tại Hồng Kông treo cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” (Nguồn: Adrian / Vision Times tiếng Trung).

1.3. Biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” gây chấn động Hồng Kông

Năm 2019, Hồng Kông nổ ra phong trào chống Dự luật Dẫn độ, suy nghĩ của người dân Hồng Kông đã thay đổi đáng kể. Thế hệ dân chủ cũ có thể có những ảo tưởng về vấn đề “chung sống” với ĐCSTQ, hy vọng thông qua giao lưu hữu hảo để đổi lấy nền dân chủ cho Hồng Kông. Tuy nhiên, thế hệ trẻ đã từ bỏ suy nghĩ này. Qua các cuộc biểu tình Dù Vàng và phong trào chống Dự luật Dẫn độ, họ cho rằng ĐCSTQ phản bội tín nghĩa, là thủ phạm phá hoại dân chủ, nhân quyền và pháp trị của Hồng Kông. Với họ, chỉ bằng cách làm ĐCSTQ tan rã thì Hồng Kông mới có thể có tự do thực sự.

Trong phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ từ ngày 9/6 đến ngày 10/9/2019, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2.379 người. Ngoài ra, có đến hơn 108 trường hợp “tự tử”, đa số là các vụ “nhảy lầu” và hầu hết đều rất đáng ngờ. Điều đáng nói là phía cảnh sát Hồng Kông thường xuyên kết luận vụ án một cách vội vã. Trong sự đàn áp khủng bố đó, những người trẻ tuổi Hồng Kông đã cho người dân trên toàn thế giới thấy được một tinh thần đáng kính. Cũng trong hoàn cảnh này, một sự việc chấn động đã xảy ra: Một tấm áp phích khổng lồ do người Hồng Kông thiết kế được giăng trên bức tường Lennon (bức tường dân chủ), có hình nền là Thiên An Môn bị sét đánh gãy làm đôi, bên dưới là hàng chữ: “Trời diệt Trung Cộng, toàn Đảng chết hết”. Mặc dù ĐCSTQ đã nhanh chóng sai người dùng vải đen che lấp tấm áp phích này, nhưng sau đó, các áp phích tương tự đã xuất hiện trên nhiều bức tường Lennon ở nhiều khu khác nhau và phiên bản điện tử cũng được lưu hành rộng rãi trên phần mềm trò chuyện dành cho điện thoại di động.

Ngoài ra, trong hoạt động biểu tình còn có các nhóm đi phân phát áp phích, tờ rơi “Trời diệt Trung Cộng”, được nhiều người hưởng ứng. Trong các hoạt động hội họp và diễu hành luôn có những người giương cao áp phích “Trời diệt Trung Cộng”, gây hiệu ứng mạnh mẽ. Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” bắt đầu in sâu vào tâm khảm mọi người, được giăng trên khắp các đường phố, trên mặt đất và trên các bức tường tại Hồng Kông. Mặc dù một số đã bị chính phủ gỡ bỏ, nhưng rồi không lâu sau đó lại xuất hiện. Dường như hầu hết mọi người ở Hồng Kông đều tán đồng và khao khát lời tiên tri “Trời diệt Trung Cộng” sẽ trở thành hiện thực.

Một tấm áp phích “Trời diệt Trung Cộng” được đặt bên lề đường trong một lần biểu tình (Nguồn: Michelle / Vision Times).

Trong cuộc diễu hành, người dân Hồng Kông giương cao tấm áp phích “Trời diệt Trung Cộng” (Nguồn: Adrian / Vision Times tiếng Trung)

Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).

Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).

1.4. Từ khẩu ngữ biến thành hành động, hình thành phong trào “Trời diệt Trung Cộng”

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, có rất nhiều vấn đề nhân quyền tồi tệ đã diễn ra tại Trung Quốc và được nhắc tới thường xuyên. Đó là việc thu hoạch tạng từ Pháp Luân Công, các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, vấn đề đàn áp biểu tình Hồng Kông, v.v. Nhưng phương Tây vẫn luôn chỉ dừng lại ở việc lên án. Ngay cả cuộc thương chiến Mỹ – Trung cũng được cả hai bên hy vọng kết thúc trong thỏa thuận mặc cả.

Sau khi đại dịch COVID-19 lan ra khắp thế giới và gây thiệt hại cho rất nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế mới lần lượt bày tỏ sự phẫn nộ đối với cách hành xử của ĐCSTQ: ĐCSTQ đã biết đại dịch COVID-19 xảy ra, nhưng bịt miệng các bác sĩ dám lên tiếng. ĐCSTQ đã biết khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng kéo dài thời gian, không công bố cho thế giới biết. Trong khi ĐCSTQ đóng cửa đường bay nội địa, thì các đường bay đến quốc tế vẫn được duy trì, khiến cho dịch bệnh lan rộng khắp thế giới. Có thể nói rằng COVID-19 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ.

Mặc dù vậy, ngay sau COVID-19, về cơ bản các quốc gia vẫn tương đối dè dặt trong việc đối đầu trực diện với chế độ ĐCSTQ. Nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể sẽ phải chịu thêm một lần thiệt hại nữa nếu thế giới cấm vận hay chế tài quan chức Trung Quốc và gặp phải trả đũa.

Giọt nước làm tràn ly ở đây chính là việc ĐCSTQ nhân cơ hội các nước đang bận rộn và suy yếu sau khi bị đại dịch càn quét, muốn hủy hoại cơ chế đặc biệt của Hồng Kông. Điều đáng nói là theo thỏa thuận với Anh, ĐCSTQ có thể chờ đến năm 2047 và “danh chính ngôn thuận” mà phá bỏ cơ chế “Một quốc gia hai chế độ”, vì thỏa thuận chỉ có thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không thể chờ, hay nói cách khác, nó không dám chờ.

Điều gì khiến ĐCSTQ phải vội vã như vậy? Một trong số các nguyên nhân ít được mọi người để ý nhưng mang tính rất then chốt, chính là sự xuất hiện lượng lớn các biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” trong cuộc biểu tình Hồng Kông. Yếu tố này đã chạm đến nỗi sợ hãi lớn nhất, động đến tử huyệt của ĐCSTQ. Vì vậy, bất chấp cách nhìn của quốc tế vốn đã bất lợi sau COVID-19, ĐCSTQ vẫn kiên quyết thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.

Việc chính quyền Bắc Kinh mạnh mẽ thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông đã dẫn đến sự phản đối gay gắt của của người dân Hồng Kông, đồng thời cũng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và tẩy chay. Người dân Hồng Kông tập trung biểu tình tại khu mua sắm sầm uất tại Vịnh Đồng La hôm 24/5. (Ảnh: Vision Times)

Lúc này đây, thay vì chỉ đơn giản là lên án ĐCSTQ qua những nghị quyết hay tuyên bố như trước, phương Tây bắt đầu có những hành động thực tế cụ thể. Các Đạo luật về Tân Cương và Hồng Kông được Hoa Kỳ ký thông qua. Các nước như Anh và Úc hủy Luật Dẫn độ với Hồng Kông, chuẩn bị các phương án di dân đặc biệt cho người dân tại đây. Đồng thời, Anh dứt khoát cắt đứt các mối liên lạc mang tính chiến lược như mạng 5G với Huawei của Trung Quốc.

Ngày 5/6/2020, một nhóm các nhà lập pháp cấp cao từ 8 quốc gia đã tuyên bố thành lập “Liên minh Liên Nghị viện về vấn đề Trung Quốc” (Inter-Parliamentary Alliance on China) nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ chế độ Trung Quốc đối với các lĩnh vực quan trọng như thương mại, nhân quyền và an ninh toàn cầu. Nhóm các quốc gia này bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển và Na Uy, đồng thời liên minh cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Nghị viện Châu Âu.

Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga nên tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Có nhà quan sát cho rằng Hoa Kỳ dự định xây dựng liên minh G11 nhằm cô lập Trung Quốc. (Xem bài: TT Trump dự định xây dựng liên minh G11 nhằm cô lập Trung Quốc?)

Ở Châu Á – Thái Bình Dương, hai đồng minh lớn của Hoa Kỳ là Úc và Nhật Bản lần lượt tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng vì nhu cầu tự vệ trước tình trạng bành trướng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ mở một cánh cửa lớn khi nói rõ sẽ ủng hộ các nước tuyên bố Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.

Theo sau việc Hoa Kỳ lần đầu tuyên bố cấm vận 4 quan chức cấp cao của ĐCSTQ, các nhóm lớn nghị sĩ Canada cũng liên tục yêu cầu chính phủ áp dụng đạo luật Magnitsky đối với các quan chức Trung Quốc. (Xem bài: Nhiều nghị sĩ Canada liên tục kêu gọi cấm vận quan chức ĐCSTQ)

Ngoài ra, một sự kiện rất đáng lưu ý, đó là nhà tài phiệt Hồng Kông Viên Cung Di (Yuan Gongyi) cùng một loạt những người đứng sau đã đặc biệt tới Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy vận động hành lang. Ông tuyên bố sẽ cùng cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon hợp tác trong phong trào “Trời diệt Trung Cộng”. Như vậy, “Trời diệt Trung Cộng” đã từ Hồng Kông lan đến Mỹ.

Ông Viên Cung Di giải thích rằng phong trào “Trời diệt Trung Cộng” lần đầu tiên được đề xuất bởi người tập Pháp Luân Công, nhưng chủ yếu hạn chế ở khẩu hiệu. Lần này ông và nhóm người của Bannon sẽ có hành động cụ thể, đặc biệt trong vấn đề ĐCSTQ, ông sẽ vận động để Quốc hội và Tòa án Hoa Kỳ xác định ĐCSTQ là băng nhóm tội phạm chống lại loài người. Ông Bannon cho biết đây không còn là vấn đề kế hoạch mà là một chiến dịch vận động, gọi là phong trào “Trời diệt Trung Cộng”.

Chiều ngày 13/6/2020, ông Viên Cung Di (phải) và ông Bannon (trái) đã gặp nhau tại Washington và có cuộc trò chuyện kéo dài gần ba tiếng, Bannon đồng thuận góp sức cùng phong trào “Trời diệt Trung Cộng” (Ảnh: Epoch Times).

Ông Viên chỉ ra rằng, có một đạo luật ở Hoa Kỳ được gọi là Đạo luật Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (Transnational Criminal Organization Act), từng được sử dụng để đối phó với các nhóm buôn bán ma túy ở Nam Mỹ. Nếu một nhóm được mô tả là một “tổ chức tội phạm”, các thành viên của nó sẽ trở thành “tội phạm”. Luật này cũng từng được sử dụng để đối phó với các tổ chức khủng bố ở Trung Đông.

Ông Viên giải thích rằng Hoa Kỳ không cần phải chứng minh liệu tất cả các thành viên của tổ chức đã từng phạm tội, miễn rằng họ là thành viên của tổ chức, họ có thể bị trừng phạt. Tương tự, nếu Hoa Kỳ xác định rằng ĐCSTQ là một nhóm tội phạm, thì 90 triệu đảng viên sẽ trở thành tội phạm.

Về vấn đề này, ông Viên nói rằng “luật pháp không phải là con người, luật pháp chính là luật pháp”. Đảng viên có thể thoái đảng, ngày nào họ còn chưa rời đảng, họ vẫn còn là tội phạm. “Nhiều người ở Đại Lục không hiểu luật pháp, luật pháp đối xử với mọi người là như nhau”.

Như vậy phong trào “Trời diệt Trung Cộng” mà ông Viên Cung Di và ông Bannon khởi xướng rõ ràng có mục đích là nhắm thẳng vào ĐCSTQ, bởi vì Đảng viên có thể thoái đảng nên cần tạo điều kiện để họ thoái, diệt trừ ĐCSTQ từ cốt lõi.

Mặt khác, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cấm vận 4 nhân vật cấp cao của chính quyền ĐCSTQ tại Tân Cương, thông tin từ New York Times ngày 15/7 cho biết Tổng thống Trump lại cân nhắc kế hoạch cấm vận toàn bộ Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và người nhà của họ. Đây không chỉ là vấn đề cấm nhập cảnh, mà còn là vấn đề đóng băng tài sản, vấn đề trục xuất thế hệ đỏ kế tiếp đang được nuôi dưỡng và đang nắm chủ yếu tài sản tham nhũng ở phương Tây.

Mặc dù trong báo cáo của Lực lượng Đối ngoại thuộc Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa đã chỉ ra biện pháp này có khó khăn trong việc thực thi, nhưng cũng đặc biệt khuyên Hoa Kỳ nên “tính đến các lãnh đạo cấp cao, bao gồm 25 thành viên Bộ Chính trị, 205 Ủy viên chính thức và 171 Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương, và 2.280 đại biểu của Đại hội toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19, cùng với vợ/chồng và con cái của họ”. (Xem bài: Chiến lược toàn diện chống ĐCSTQ trong báo cáo của Hoa Kỳ)

Một ngày sau khi thông tin chế tài Đảng viên ĐCSTQ được lan truyền, độ “hot” của từ “thoái đảng” trên công cụ tìm kiếm Google đã tăng gần 100 lần, trong đó phần lớn đều đến từ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là người dân và Đảng viên ĐCSTQ đang dùng phần mềm vượt tường lửa để đột phá internet, thoái đảng (Xem bài: Hoa Kỳ cân nhắc cấm Đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh: Tìm kiếm “thoái đảng” tăng gần 100 lần).

Được biết tới ngày 18/7/2020, đã có hơn 360 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi chế độ ĐCSTQ.

Vậy phong trào thoái Đảng này là như thế nào mà thu hút đông đảo người dân Trung Quốc quan tâm đến như vậy?

II – Phong trào thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc

2.1. Quy mô và lịch sử phong trào thoái ĐCSTQ

Tháng 11 và tháng 12/2004, thời báo Epoch Times, một cơ quan truyền thông do người Hoa ở hải ngoại xây dựng, công bố loạt bài xã luận: Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau được gọi tắt là Cửu Bình. Loạt 9 bài bình luận này đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất và lịch sử tội ác từ xưa đến nay của ĐCSTQ, giúp cho nhiều người dân Trung Quốc hiểu được bộ mặt thật của Đảng, đồng thời lần đầu tiên kêu gọi tất cả người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó (Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong). Cửu Bình sau này trở thành một cuốn sách được truyền tay rộng rãi và bí mật tìm đọc nhiều nhất tại Trung Quốc Đại Lục.

Bấy giờ cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã diễn ra được 5 năm, từ chỗ có hơn 70 triệu người tập luyện vào năm 1999, họ đã trở thành nhóm người yếu thế nhất trong xã hội Trung Quốc, phải đối mặt với việc bị mất gia đình, nhà cửa, bị giam giữ, tra tấn, làm nhục và thậm chí bị giết hại trong tù. Vậy nên vào thời điểm đó, đây là nhóm người trải nghiệm rõ nhất bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Hưởng ứng Cửu Bình, những người tập Pháp Luân Công trốn thoát khỏi Trung Quốc cùng với cộng đồng hải ngoại đã thành lập các trung tâm Thoái Đảng đường phố bên ngoài Trung Quốc và nhân rộng mô hình này.

Số lượng người thoái Đảng đăng tải công khai trên trang web tuidang.org.

Các trung tâm Thoái Đảng đường phố của Pháp Luân Công tại các quốc gia bên ngoài Đại Lục duy trì liên tục trong nhiều năm, đồng thời ảnh hưởng ngược lại Trung Quốc Đại Lục. Người Đại Lục cũng vượt tường lửa, lên website tuidang.org để tuyên bố thoái xuất. Đến ngày 21/4/2005, số người tuyên bố thoái Đảng và các tổ chức liên đới đạt mốc 1 triệu. Đến ngày 22/4/2006, số người tuyên bố thoái đảng tiến gần tới mốc 10 triệu. Đến khoảng tháng 2/2009, con số vượt mức 50 triệu. Ngày 7/8/2011, số người thoái đạt 100 triệu. Con số là 200 triệu vào tháng 4/2015, 300 triệu vào 2018, và tới 18/7/2020, đã có hơn 360 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi chế độ.

Cùng với thông tin về việc Hoa Kỳ có thể chế tài Đảng viên ĐCSTQ khiến lượng tìm kiếm “thoái đảng” tăng gần 100 lần, thông tin về việc tổ chức Thoái Đảng vẫn hoạt động qua nhiều năm nay là một tổ chức được đăng ký và có tư cách pháp nhân tại Hoa Kỳ mới bắt đầu được chú ý.

Trang tuidang.org thuộc về tổ chức “Trung tâm dịch vụ quốc tế dành cho việc thoái Đảng” (Global Service Center for Quitting Chinese Communist Party, Inc. a 501(c)(3)). Việc tổ chức này cung cấp “Giấy chứng nhận Thoái Đảng” phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ cũng là điều tồn tại trong nhiều năm qua. Điều này cũng khớp với phát ngôn của ông Viên Cung Di trong phong trào “Trời diệt Trung Cộng”, nói rằng “Đảng viên có thể thoái đảng” để không bị ảnh hưởng bởi chế tài của Hoa Kỳ.

Thông tin đăng ký của tổ chức tổ chức “Trung tâm dịch vụ quốc tế dành cho việc thoái Đảng” được đăng tải công khai trên tuidang.org.

2.2. Vì sao cần phải thoái xuất?

Vì sao cần phải thoái Đảng? Đây không chỉ là vấn đề lo sợ bị Hoa Kỳ hay thế giới chế tài, bởi vì phong trào thoái Đảng đã duy trì suốt 16 năm qua.

Rất nhiều người dân Trung Quốc lúc đầu không thể hiểu được lý do phải thoái Đảng. Đúng như nhà thơ Tô Đông Pha từng viết: “Bộ mặt Lư Sơn sao chẳng tỏ? Bởi thân đang ngụ tại non Lư” (Bất thức Lư Sơn chân diện mục, Chỉ duy thân tại thử sơn trung). Đứng trên núi thì không thấy được diện mạo của núi, bị vùi lấp trong xã hội Trung Quốc mà Đảng tạo ra sau những cuộc tắm máu thì không thể thấy được nguyên nhân phải từ bỏ liên hệ với cái Đảng tà ác này.

Đối với người lớn lên tại Trung Quốc Đại Lục, tham gia vào Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong là yêu cầu khi họ đến tuổi cần thiết, tham gia vào Đảng lại càng là điều kiện tiên quyết để có thể có được vị trí, thăng tiến và chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Điều này mang tính bắt buộc xét về mọi khía cạnh ý nghĩa và mục đích, những ai không tham gia sẽ bị áp lực về mặt xã hội và các mối quan hệ trong việc được nhập học, trong đời sống, trong công việc. Vì thế, mặc dù Trung Quốc có hơn 90 triệu Đảng viên, nhưng có thể nói rằng gần 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đều có chân trong một tổ chức liên hệ với Đảng.

(Ảnh: 孟昭瑞/Wikipedia, Public Domain)

Nghi lễ gia nhập Đảng hay các tổ chức kia bao gồm những gì? Những thành viên tương lai giơ tay phải lên và thề cống hiến cuộc đời của mình để “chiến đấu cho lý tưởng cộng sản”, “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho Đảng” và “không bao giờ phản bội Đảng”. Người ta thường không nghĩ quá nhiều về những lời này, vì họ đã thấy hay nghe những lời này lặp đi lặp lại quá nhiều, là một phần của sự tuyên truyền tẩy não mà họ bị chôn vùi vào trong suốt những năm tháng cuộc đời.

Nhưng mà có một nghịch lý cần chỉ ra: ĐCSTQ vốn là vô thần, lại càng vô pháp vô thiên, cớ gì mà nó lại dùng lời thề để trói buộc con người như vậy chứ? Theo duy vật luận, thì lời thề là duy tâm, chẳng có ý nghĩa gì cả.

Văn hóa truyền thống của nhân loại nói chung đều thấm đẫm tín ngưỡng vào Thần. ĐCSTQ bởi vì xây dựng trên tư tưởng duy vật vô thần, mong muốn xây dựng “thiên đường nhân gian”, nên tất nhiên là muốn đứng ở vị trí cao nhất trong tâm linh người Trung Quốc, muốn thông qua các cuộc vận động đẫm máu mà thay thế vị trí của Thần. Bởi thế không khó để nhận ra, trong các cuộc vận động của ĐCSTQ, những giá trị phổ quát của nhân loại như đồng cảm, tình yêu thương, thiện lương, v.v. bị thay thế bằng tình cảm đấu tranh giai cấp, quần ngư tranh thực, kẻ mạnh sinh tồn… Theo nguyên tắc này, đúng và sai, thiện và ác đều không quan trọng, điều quan trọng là không từ thủ đoạn giành chiến thắng trong cạnh tranh, dù là quan trường, thương trường hay tình trường. (Xem loạt bài: Đảng Cộng sản Trung Quốc rốt cuộc muốn làm gì?)

Bên cạnh việc xóa bỏ Thần linh chân chính trong tâm trí người dân, ĐCSTQ lại tạo ra một bộ những thứ đối ứng của riêng Đảng và bắt người dân phụng thờ. Tôn giáo có nhà thờ, ĐCSTQ có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, ĐCSTQ có ý thức của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, học thuyết của Giang Trạch Dân, chỉ đạo của Tập Cận Bình. Tôn giáo có lễ quy y, ĐCSTQ có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến cho Đảng. Tôn giáo có linh mục, ĐCSTQ có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, ĐCSTQ có Mao Trạch Đông. Tôn giáo có kinh sách, ĐCSTQ có Mao quyển (sách Đỏ), có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, ĐCSTQ có nhảy “điệu trung thành” và “xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối”…

Như vậy thì ĐCSTQ kỳ thực không phải là một tổ chức bình thường, mà nó chính xác là một “tà giáo” – Và thông qua nghi thức tuyên thệ, nó bắt các giáo đồ phụng thờ nó bằng cả sinh mạng: “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho Đảng”.

Ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc và người hiện đại nói chung, chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần và duy vật, đều không rõ ràng về sự nghiêm túc của lời thề. Đối với việc thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội, nhiều người lúc đầu chỉ đơn giản nói: họ đã quá tuổi Đoàn, tuổi Đội, họ cũng từ lâu đã không nộp lệ phí Đảng rồi. Theo nguyên tắc mà nói thì sẽ tự động không còn là Đảng viên, Đoàn viên. Như vậy đã đủ chưa?

Kỳ thực không chỉ ở Trung Hoa, vào thời cổ đại trên toàn thế giới nói chung, con người đều rất kính sợ lời thề. Nhân loại nói chung đều tin rằng việc làm trái một lời thề sẽ mang đến những hậu quả đáng sợ. Dù là người hiện đại đi chăng nữa, tư duy này vẫn ẩn trong tiềm thức, không phải ai cũng dám dễ dàng đưa ra lời thề.

Với một tổ chức tà ác như ĐCSTQ mà nói, khi đã hiểu ra bản chất của nó thì bất cứ ai còn chút lương tri đều không muốn ở lại với nó. Nhưng muốn chặt đứt liên hệ với ĐCSTQ, xoay chuyển lời thề kia, thì không có cách nào khác ngoài việc công khai bày tỏ mong muốn, nói rõ ra việc đoạn tuyệt lời thề ấy.

2.3. Mối liên hệ về luật nhân quả

Còn có một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng trong việc thoái Đảng. Văn hóa nhân loại mấy nghìn năm qua không thiếu những câu chuyện vì nằm trong một chỉnh thể mà chịu liên đới với số mệnh của chỉnh thể đó. Chẳng hạn đế quốc La Mã đàn áp tín đồ Cơ Đốc thì dịch bệnh không chỉ nhắm vào Hoàng đế và quân đội, mà nhắm cả vào người dân thường, thảm khốc đến độ xác chết đầy đường. (Xem bài: Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn)

Vì sao xuất hiện tình huống này? Bởi vì ở bên trong một chỉnh thể thì người ta sẽ hoặc biết, hoặc không biết mà phụng sự cho chỉnh thể đó. Khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường, thì ai là những người cổ vũ và hứng khởi trên ghế khán giả? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị lùng bắt và bị giết vô đạo, thì có ai dám đứng ra nói lời ngay chính thay cho họ? Thờ ơ trước cái ác và bán đứng lương tri liệu có phải là một điều không kém phần tàn ác?

Cũng như vậy, khi ĐCSTQ tắm máu người dân, hủy hoại tín ngưỡng, tiêu diệt nhân tính và thay thế bằng Đảng tính, bao nhiêu người có thể dũng cảm đứng ra phản đối nó? Bao nhiêu người có thể không hùa theo? Bao nhiêu người ở trong những cuộc vận động mà bị cuốn đi, bị tà ác che khuất lương tri?

Sau bao nhiêu năm vận động, nhiều người vẫn nuôi hy vọng, vẫn tưởng rằng xã hội Trung Quốc hiện đại đã thoát khỏi bóng ma tà ác kia, nhưng họ kỳ thực đã bị lừa. Bằng chứng không đâu xa, sự đàn áp và giết người bí mật trong cuộc biểu tình Hồng Kông, hay tội ác thu hoạch nội tạng sống từ tù nhân lương tâm như người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ, tất cả đều là những tội ác kinh khủng và tà ác nhất. Trong suốt những năm qua, có bao nhiêu tiếng nói lương tri xuất hiện tại Trung Quốc Đại Lục đây? Có bao nhiêu tiếng nói lương tri xuất hiện tại ngoại giới? Có bao nhiêu nước dám áp đặt chế tài, bao nhiêu nước vì lợi ích kinh tế mà bán đứng các giá trị tự do phổ quát đây? ĐCSTQ đã phá hoại nhân loại từ tận gốc rễ.

Bởi vậy, cũng như dân chúng của đế quốc La Mã năm xưa, ngày nay, các quốc gia dung dưỡng ĐCSTQ là các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Rất nhiều người không hiểu vì sao Hoa Kỳ lại hầu như dẫn đầu về số ca COVID-19 trên toàn cầu mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia sớm nhất đóng cửa đường bay với Trung Quốc. Kỳ thực dù luôn miệng lên tiếng về tình trạng nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng Hoa Kỳ đã làm gì trong thực tế? Hoa Kỳ vẫn là quốc gia “vỗ béo” ĐCSTQ số 1 thế giới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn là các doanh nghiệp “vỗ béo” ĐCSTQ số 1 thế giới trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Bề mặt là phản đối ĐCSTQ, nhưng về khoa học công nghệ, về hợp tác đầu tư, về mở cửa, thì đều là cung cấp dưỡng chất màu mỡ cho những cái vòi bạch tuộc của ĐCSTQ. Các bang Hoa Kỳ bị nặng nề nhất đằng sau cũng là mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Không có quốc gia “vỗ béo” Trung Cộng nào thoát khỏi thực tế COVID-19: Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Anh, Iran, Ý…

Kỳ lạ hơn nữa, có quốc gia mà đại đa số người dân có ý thức bài xích Trung Cộng rất mạnh, bất chấp chính quyền ra sao, thì dịch bệnh chỉ như gió thoảng, “hữu kinh vô hiểm”, thậm chí đáng cười là tình trạng biên giới nhập nhằng, người dân vượt biên đi lại khó kiểm soát, vẫn không hề bùng phát dịch bệnh. Hay như Hồng Kông là một phần lãnh thổ của Trung Quốc mà dịch bệnh cũng bỏ qua, chỉ đến khi toàn bộ chính quyền và phần lớn giới tài phiệt thành công cưỡng ép thông qua và bắt đầu thực hiện Luật an ninh quốc gia Hồng Kông thì dịch bệnh mới lại có nguy cơ bùng phát. Thông điệp ở đây chẳng phải đã quá rõ ràng rồi sao?

Ứng với “Trời diệt Trung Cộng”, ở Trung Quốc Đại Lục thì người dân thoái xuất khỏi ĐCSTQ; trên thế giới, mỗi từng quốc gia, mỗi từng dân tộc, mỗi từng cá nhân rồi sẽ quay lưng, sẽ phản đối, sẽ bao vây, sẽ góp phần khiến cho ĐCSTQ sụp đổ. Đó chính là thuận theo Thiên ý!

*

Trong lịch sử Trung Hoa có một câu nói: “Võng khai nhất diện”, nghĩa bóng của nó tức là chỉ có những ai cố chấp đến độ tự mình đâm đầu vào lưới thì mới chịu thiệt mà thôi. “Võng” đã “khai” rồi, thoái Đảng trở thành con đường duy nhất giúp các Đảng viên ĐCSTQ nằm trong chế độ tà ác nhưng chưa thực sự tán tận lương tâm có thể chặt đứt nguy cơ bị quốc tế chế tài. Họ sẽ không muốn giống như tội phạm phát-xít, dù có chạy đến bất cứ đâu cũng sẽ bị lôi ra công lý.

Người Trung Hoa xưa tin rằng trước khi một vương triều diệt vong, trời sẽ giáng điềm báo. Trải qua suốt các triều đại, điều này đều được ghi chép chi tiết trong chính sử: Động đất, nhật thực, châu chấu, dịch bệnh, v.v. tất cả đều rất rõ ràng, không phải là tùy tiện phán ra một cách hời hợt (Xem bài: Thiên tượng triều đại diệt vong: Nhật thực, động đất, lũ lụt, ôn dịch, châu chấu).

Ngày nay ở Trung Quốc, thiên tượng, dị tượng trùng điệp lên nhau, điều đó nói lên rằng ĐCSTQ không chỉ là người muốn diệt, mà trời đất cũng muốn diệt (Xem bài: Nhật thực ứng với các sự kiện lớn tại Trung Quốc cận đại và hiện đại).

Nguồn: Quang Minh, Tuyết Mai @ trithucvn.net

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh