Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Ông Biden hủy bỏ Ủy ban 1776 vốn nhằm thúc đẩy các giá trị lập quốc của Mỹ


Không chỉ ban hành sắc lệnh ngừng xây dựng bức tường biên giới, ông Joe Biden còn hủy bỏ Ủy ban 1776 do chính quyền TT Trump lập ra, chỉ hai ngày sau khi ban cố vấn Ủy ban công bố báo cáo kêu gọi giáo dục về lịch sử Hoa Kỳ, trong đó tập trung vào các nguyên tắc lập quốc của nước Mỹ.

Thông qua lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông Biden đã ký “hủy bỏ Ủy ban 1776 của chính quyền Trump”, bởi Ủy ban này “đã tìm cách xóa cho bằng được lịch sử bất công về chủng tộc tại nước Mỹ”.

Ủy ban 1776 được cựu Tổng thống Donald Trump thành lập vào tháng 9/2020, do một số học giả nổi tiếng dẫn đầu, bao gồm ông Larry Arnn, Victor David Hanson và Charles Kesler. Ủy ban này cũng có thể coi là lời phản hồi trực tiếp đối với Dự án 1619 của New York Times, trong đó miêu tả Hoa Kỳ là một quốc gia cố hữu chuyên phân biệt chủng tộc. Dự án 1619 bao gồm tập hợp các bài viết tuyên bố Cách mạng Mỹ là cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chế độ nô lệ chứ không phải vì tự do cá nhân và các quyền căn bản tự nhiên. Người khởi xướng dự án này còn được nhận giải báo chí Pulitzer.

Trong lệnh hành pháp thành lập Ủy ban 1776, chính quyền TT Trump nhấn mạnh: “Trong những năm gần đây, nhiều bài viết bút chiến dựa vào học vấn kém cỏi đã phỉ báng các bậc khai quốc công thần và nền tảng lập quốc của chúng ta. Bất chấp đức hạnh và thành tựu của Đất nước này, nhiều sinh viên hiện nay đã được dạy trong trường học về việc ghét bỏ chính tổ quốc mình, và được dạy để tin rằng những người đàn ông và phụ nữ đã tạo dựng quốc gia này không phải là những bậc anh hùng mà là những ác nhân.”

Lệnh hành pháp nói thêm rằng lịch sử Mỹ đã bị thuyết giảng “một chiều” và “chia rẽ”, trong đó “phớt lờ hoặc không vinh danh đúng mực và không lưu lại di sản vĩ đại của những trải nghiệm quốc gia của nước Mỹ – nỗ lực dũng cảm và thành công của đất nước ta nhằm tống khứ tai họa của chủ nghĩa nô lệ – và sử dụng những bài học này nhằm nỗ lực hướng dẫn công việc của chúng ta hướng tới các quyền công bằng cho tất cả công dân trong hiện tại”.

Ngày 18/1, Ủy ban 1776 đã phát hành báo cáo đầu tiên, kêu gọi “đổi mới quốc gia” về giáo dục để dạy cho công dân Hoa Kỳ tương lai những nguyên tắc lập quốc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của nước Mỹ, và xác định những thách thức lịch sử và hiện đại đối với những nguyên tắc cốt yếu đó.

Bản báo cáo có đoạn: “Không có quốc gia nào, kể cả Mỹ tuân theo chân lý phổ quát về bình đẳng, tự do, công lý và chính phủ một cách hoàn hảo. Nhưng không quốc gia nào trước Mỹ từng dám tuyên bố những sự thật đó như là nền tảng chính thức cho nền chính trị của mình, và không quốc gia nào đã nỗ lực nhiều hơn, hoặc làm nhiều hơn để đạt được những điều đó.”

Báo cáo cảnh báo, các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã trở thành “điểm nóng của chủ nghĩa chống Mỹ, phỉ báng và kiểm duyệt” với mục đích “thao túng quan điểm ​​hơn là giáo dục trí óc”.

Báo cáo cũng nêu đích danh nhà sử học Howard Zinn và Dự án 1619 đã ngăn cản các học sinh, sinh viên tại Mỹ cảm nhận tính nhân văn, thiện tâm và sự từ bi trong các nhân vật lịch sử của Hoa Kỳ. Báo cáo nhận định, các độc giả trẻ tại Mỹ đang phải tiếp nhận một phiên bản méo mó của lịch sử Hoa Kỳ.

Chủ nghĩa xét lại lịch sử là một hệ tư tưởng nhằm thao túng quan điểm ​​hơn là giáo dục trí óc. Chủ nghĩa này chà đạp học thuật trung thực và sự thật lịch sử, làm người Mỹ xấu hổ bằng cách chỉ nêu bật tội lỗi của tổ tiên họ và dạy rằng, những tuyên bố về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống chỉ có thể bị loại bỏ bằng cách phân biệt đối xử nhiều hơn.

Đáng chú ý, báo cáo của Ủy ban 1776 đã bị xóa khỏi trang web của Nhà Trắng sau quá trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới, dù vậy, vẫn có thể tìm thấy báo cáo trong phần lưu trữ của trang web Nhà Trắng về chính quyền Trump.

Nguồn: Minh Ngọc @ TrithucVN

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh