Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Philippines phản đối dùng COC để ngăn cản sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông


Lực lượng Mỹ tập trận trên Biển Đông với quân đội Philippines, ngày 21/04/ 2015. Reuters.

Ngoại trưởng Philippines khẳng định Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (gọi tắt là COC), mà khối ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc, không thể được dùng làm cớ để ngăn cản sự hiện diện của các quốc gia ngoài khu vực.

Theo GMA News, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Philippines ngày hôm nay 08/02/2021, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. khẳng định rõ : « Có một điều không thể thương lượng, đó là Bộ Quy tắc COC sẽ không bao giờ cho phép loại một cường quốc phương Tây, như Hoa Kỳ, ra khỏi khu vực này. Bởi điều này liên quan đến nền quốc phòng của chúng tôi, đến Hiệp Ước MDT ». Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ – Philippines MDT, được ký kết năm 1951, cho phép Quân Đội Mỹ can thiệp, nếu Philippines bị tấn công.

Hồi tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh là MDT cho phép bảo vệ Manila trước mọi nguy cơ xâm lược tại Biển Đông. Về nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana, hôm nay, cho CNN Philippines biết, luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc cho phép lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng biển tranh chấp, có thể làm « bùng phát xung đột ».

Vẫn trong cuộc trả lời báo giới nói trên, lãnh đạo ngoại giao Philippines giải thích sự hiện diện của các cường quốc bên ngoài cho phép bảo đảm « thế cân bằng lực lượng » tại khu vực, và điều này bắt đầu trước tiên với bảo vệ việc « tự do đi lại trên biển ». Lãnh đạo ngoại giao Philippines cũng thông báo Philippines và Hoa Kỳ sẽ có cuộc đối thoại trong tháng này để giải quyết một số bất đồng, liên quan đến Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) giữa Manila và Washington. Theo thỏa thuận VFA, quân đội Mỹ có quyền sử dụng căn cứ không quân Clark Air Base và căn cứ Hải Quân Subic Bay Naval Station.  Tháng 10/2020, chính quyền Manila lần thứ hai ra thông báo ngừng áp dụng quyết định đơn phương hủy bỏ Thỏa thuận VFA, mà tổng thống Rodrigo Duterte đưa ra hồi đầu năm.

Theo giới quan sát, lập trường của Bắc Kinh là các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là vấn đề nội bộ giữa các nước trong khu vực. Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần trọn Biển Đông, và phản đối các can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Washington không phải là một bên tranh chấp, nhưng Hoa Kỳ có chủ trương tăng cường hiện diện ở Biển Đông, để bảo đảm « quyền tự do hàng hải và hàng không », đặc biệt với các cuộc « tuần tra bảo vệ tự do hàng hải », vốn thường xuyên bị Trung Quốc phản đối. Đối với nhiều quốc gia ven biển, như Philippines hay Việt Nam, sự hiện diện của Mỹ buộc Trung Quốc phải dè chừng.

Nguồn: RFI/Trọng Thành

Tags: ,

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh