Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Những điểm chính của tuyên bố chung Mỹ – Nhật


Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/4 đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga. Sau cuộc gặp, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh về vấn đề Trung Quốc, Đài Loan, Tân Cương, Mỹ – Nhật sẽ hợp để đối mặt với các thách thức của Trung Quốc ở khu vực biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An cho biết, rất hoan nghênh sự coi trọng của Mỹ và Nhật Bản đối với hòa bình và ổn định tại khu vực này.

Ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga đã có cuộc họp thượng đỉnh song phương. Ông Suga là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Biden tiếp đón tại Nhà Trắng sau khi ông nhậm chức, điều này thể hiện rõ địa vị quan trọng của Nhật Bản trong lúc Mỹ đối kháng với Trung Quốc.

Truyền thông Nhật Bản Kyodo News đưa tin, hội đàm Mỹ – Nhật đã tiến hành thảo luận về 6 chủ đề. Bao gồm: Vấn đề nhân quyền, liệu có đưa ra chế tài đối với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp người dân tộc thiểu số Tân Cương và người Hồng Kông; ứng phó mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên; biến đổi khí hậu; hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn; tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật; mối đe dọa của ĐCSTQ gây ra đối với Đài Loan và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Ông Biden cho biết, cuộc hội đàm này đạt được thành quả to lớn, “ông và ông Suga cam kết cùng đối mặt với thách thức mà Trung Quốc mang đến, và tranh chấp ở Biển Hoa Đông, Biển Đông. v.v, đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do cởi mở.”

Ông Suga cho biết, hai bên thảo luận về vấn đề Đài Loan, Tân Cương, “Mỹ – Nhật nhất trí về tầm quan trọng của việc duy hộ hòa bình và ổn định của khu vực biển Đài Loan, điểm này được nhắc lại trong cuộc hội đàm”.

Ông Suga nói, “ông và ông Biden đều phản đối bất cứ quốc gia nào có ý đồ cố gắng dùng thủ đoạn vũ lực để thay đổi hiện trạng khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Mỹ – Nhật sẽ tiếp tục lãnh đạo duy hộ sự an toàn và ổn định của khu vực, đồng thời hợp tác với các quốc gia khác, ví dụ như các nước đối tác Úc, Ấn Độ của Hội đàm An ninh 4 bên.

Ông Suga nhấn mạnh, ông và ông Biden đồng ý cần phải liên lạc với Trung Quốc trong bối cảnh duy trì giá trị phổ quát và sự ổn định trong quan hệ quốc tế.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An đã hồi đáp về tuyên bố chung của Mỹ – Nhật sau cuộc họp thượng đỉnh song phương rằng Bộ ngoại giao Đài Loan rất hoan nghênh Mỹ và Nhật Bản coi trọng hòa bình và ổn định của khu vực. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) sẽ tiếp tục bắt tay hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các nước có cùng lý niệm trên nền tảng sâu sắc hiện có, cùng nhau nỗ lực giữ gìn và bảo vệ hòa bình ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Theo Asahi Shimbun tại Nhật đưa tin, trong cuộc hội đàm Mỹ – Nhật lần này, hai bên đặc biệt chú ý đến tình hình trên khu vực biển Đài Loan, kết quả của cuộc hội đàm giữa ông Biden và ông Suga cũng sẽ kèm thêm văn kiện chung, nếu trên văn kiện ghi rõ Đài Loan, thì đây sẽ là văn kiện đầu tiên nhắc đến Đài Loan trong tuyên bố chung giữa hai nước Mỹ – Nhật kể từ năm 1969 đến nay.

Trước đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katō Katsunobu cho biết, liên quan đến tầm quan trọng của hòa bình ổn định của khu vực Eo biển Đài Loan, hai bên Mỹ – Nhật đã đạt được nhận thức chung trong cuộc Hội đàm Mỹ Nhật 2+2 được tổ chức trước đó, đây cũng là nhận thức chung của hai bên Mỹ – Nhật cho đến nay.

Những điểm chính của tuyên bố chung Mỹ – Nhật

Dưới đây là nội dung chính của tuyên bố chung Mỹ – Nhật được CNA chỉnh lý lại:

Liên thủ đối kháng ĐCSTQ

Tuyên bố chung chỉ ra, Mỹ – Nhật đề xuất tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở dựa trên tinh thần cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, cũng như thúc đẩy thịnh vượng kinh tế.

Cả hai bên đều công nhận tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực thông qua răn đe. Phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông, đồng thời cũng phản đối các tuyên bố và hoạt động hàng hải phi pháp của ĐCSTQ ở Biển Đông; Biển Đông cần được quản hạt bởi luật pháp quốc tế, quyền đi lại của tàu thuyền và máy bay được đảm bảo theo luật pháp quốc tế.

Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan, khuyến khích giải quyết hòa bình vấn đề eo biển Đài Loan. Mỹ – Nhật bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền Hồng Kông, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Mỹ – Nhật cùng nhận thức chung về tầm quan trọng của việc đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc, nhắc lại hai nước có ý trực tiếp biểu đạt các vấn đề quan tâm và cho rằng cần hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực có lợi ích chung.

Đảm bảo an ninh Mỹ – Nhật

Tuyên bố nhắc lại, Mỹ căn cứ vào “Thỏa thuận An ninh Mỹ – Nhật” tái khẳng định kiên trì ủng hộ đối với quốc phòng của Nhật Bản, khi cần thiết sẽ sử dụng tất cả năng lực bao gồm cả hạt nhân. Tuyên bố cũng nhắc lại Quần đảo Senkaku phù hợp với an ninh Mỹ – Nhật, phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm phá hoại quản lý hành chính của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku. Đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, bao gồm cả mạng internet và không gian.

Tuyên bố chỉ ra, việc xây dựng một căn cứ thay thế ở Henoko tỉnh Okinawa, là giải pháp duy nhất để tránh tiếp tục sử dụng căn cứ Futenma và sự chuyển giao của Thủy quân lục chiến tới Guam.

Mỹ – Nhật tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên và kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các quy định trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Hai nước cũng sẽ tăng cường lực răn đe và phản kháng để duy trì hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời sẽ hợp tác với tất cả các bên để ứng phó với nguy hiểm từ các kế hoạch vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Khí hậu và 5G

Ông Biden và ông Suga cũng đã khởi động quan hệ đối tác khí hậu Mỹ – Nhật, bao gồm ba nội dung chính: (1) Thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris và thực hiện các mục tiêu mà các bên cần đạt được vào trước năm 2030; (2) Nghiên cứu phát triển, sử dụng và đổi mới công nghệ năng lượng sạch; (3) Nỗ lực phối hợp hỗ trợ các quốc gia khác giảm lượng khí thải carbon, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo hãng tin AP, hai bên còn nhắc đến việc Mỹ và Nhật Bản cam kết sẽ lần lượt phân bổ 2,5 tỷ USD và 2 tỷ USD để tăng tốc phát triển và thử nghiệm mạng 5G, và công nghệ 6G trong tương lai.

Nguồn: Trí Đạt @trithucVN

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh