Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Kể chuyện giết cả nhà kẻ phản bội, ĐCSTQ muốn đe dọa người đào tẩu?


Tin đồn ông Đổng Kinh Vĩ (hình trên), quan chức cấp cao ĐCSTQ đào tẩu sang Mỹ gần đây đã gây chấn động dư luận quốc tế. Vào thời điểm nhạy cảm này, ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao tuyên thệ: “Bảo vệ bí mật của đảng” và “không bao giờ phản bội đảng”.

Truyền thông đảng cũng nhắc lại vụ đào tẩu của Cố Thuận Chương (Gu Shunzhang) nổi tiếng trong lịch sử ĐCSTQ. Giới phân tích tin rằng quan chức cấp cao của ĐCSTQ “ôm bí mật động trời” về chiến tranh sinh học và rò rỉ virus bỏ trốn sang Hoa Kỳ đã khiến Trung Nam Hải vô cùng lo lắng, hoặc đã trực tiếp gây nguy hiểm cho nền tảng quản trị của ĐCSTQ.

Sự kiện đào tẩu của Cố Thuận Chương, lãnh đạo Tổ chức Đặc vụ Trung ương trong những ngày đầu của ĐCSTQ

Vào ngày 19/6, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đăng một bài phát biểu đề cập đến vụ đào tẩu của Cố Thuận Chương, một nhân vật rất đặc biệt trong lịch sử của ĐCSTQ. Bài báo 4 lần nhấn mạnh “không bao giờ phản đối đảng”, và đăng lại  “Thông báo số 223” mà ĐCSTQ đã ban hành khẩn cấp sau khi Cố Thuận Chương đầu hàng Quốc Dân Đảng.

Cố Thuận Chương, tên thật là Cố Phượng Minh, sinh ra tại Ngô Tùng, Bảo Sơn, Thượng Hải, ông là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ, sĩ quan tình báo ngầm và là người đứng đầu Tổ chức Đặc vụ Trung ương.

Theo dữ liệu, Cố Thuận Chương đã hoạt động tích cực trong Phong trào 30/5/1925, sau đó gia nhập Liên đoàn Công đoàn Thượng Hải và gia nhập ĐCSTQ. Năm 1926, Cố Thuận Chương, Trần Canh và những người khác được ĐCSTQ cử đến Liên Xô để học các kỹ thuật gián điệp. Sau khi trở về từ Liên Xô, tại cuộc họp năm 1987 của ĐCSTQ, Cố Thuận Chương được bầu làm Ủy viên Cục Chính trị lâm thời Trung ương kiêm Giám đốc Cục Vận tải Trung ương, chịu trách nhiệm về tổ chức và lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ.

Tháng 6/1928, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của ĐCSTQ. Kể từ đó, ông phụ trách hoạt động ngầm của ĐCSTQ cùng Chu Ân Lai ở Thượng Hải trong một thời gian dài, thân phận của ông này vô cùng đặc biệt, có tin an ninh của toàn bộ Ủy ban Trung ương ĐCSTQ được “đều là do ông ta phụ trách”. Cố Thuận Chương cũng hỗ trợ Chu Ân Lai trong các hoạt động ám sát.

Sau khi bị bắt vào năm 1931, Cố Thuận Chương đã đầu hàng Quốc Dân Đảng và cung cấp một lượng lớn bí mật của ĐCSTQ. Vào thời điểm đó, các tổ chức ngầm của ĐCSTQ ở Thượng Hải và những nơi khác gần như bị phá hủy hoàn toàn. Các nhân viên văn phòng liên lạc của ĐCSTQ ở Vũ Hán đều bị bắt thi hành án. Lãnh đạo ĐCSTQ Uẩn Đại Anh và Thái Hòa Sâm ở Hồng Kông, người vẫn che giấu thân phận của mình trong nhà tù Nam Kinh, đều bị xử tử. Ngay cả bản thân Chu Ân Lai cũng suýt bị bắt.

Vào thời điểm đó, những thông tin do Cố Thuận Chương cung cấp đã giáng một đòn cực kỳ nặng nề vào ĐCSTQ.

Vào ngày 21/5/1931, ĐCSTQ đã ban hành thông báo khẩn cấp số 223.

Vào tháng 6/931, để trả thù việc Cố Thuận Chương phản bội, Chu Ân Lai đã nhiều lần cho người đến siết cổ người nhà họ Cố và người thân, bạn bè của ông ta. Người sống sót duy nhất là con gái 7 tuổi của Cố Thuận Chương. Sau đó, khi Vương Thế Đức, một đảng viên ĐCSTQ có liên quan đến vụ thảm sát, bị bắt, đã khai nhận địa điểm chôn xác, đồng thời đưa những người được nhượng quyền và cảnh sát đến khai quật tổng cộng hơn 30 thi thể, được gọi là “Vụ án khai quật tử thi thôn Hải Đường”. Vụ thảm sát khủng khiếp này đã gây náo động Thượng Hải và chấn động cả nước.

Phân tích cho rằng ĐCSTQ thời đó còn đang “tranh giành giang sơn”, khi nhắm vào “kẻ phản bội” xuất hiện trong nội bộ, không chỉ là xử tử người đó mà còn “diệt sạch” cả nhà họ. Khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đem đoạn lịch sử này lần nữa phô ra ngoài, phải chăng là để đe dọa các quan chức đảng đang bỏ trốn, rằng sau khi đào tẩu, kết cục của họ rồi sẽ chẳng khác gì với Cố Thuận Chương, liên lụy đến “cửu tộc”?

Vào ngày 19/6, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đăng một bài báo, đề cập đoạn lịch sử Cố Thuận Chương, cựu lãnh đạo Tổ chức Đặc vụ Trung ương ĐCSTQ, đầu hàng Tưởng Giới Thạch. (Nguồn: ảnh chụp màn hình trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương)

Tin đồn quan chức cấp cao Trung Quốc đào tẩu trở thành sự thật

Gần đây, mạng xã hội Twitter ở nước ngoài lan truyền việc ông Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ, đã “ôm bí mật động trời” chạy trốn sang Hoa Kỳ. Tin tức lan ra vào đúng thời điểm ĐCSTQ đang rộn ràng chuẩn bị Đại lễ 100 năm ngày thành lập đảng, và thế giới đang tích cực điều tra sâu về nguồn gốc của virus, đã trở thành một quả bom tấn, khiến giới Hoa kiều ở nước ngoài hết sức quan tâm. Hơn nữa các hành động đáp trả gần đây của Trung Quốc cũng đã làm rò rỉ manh mối.

Một là, thông tin về ông Đổng Kinh Vĩ, đương kim Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc bị phong tỏa, đây là một sự việc hết sức kỳ lạ. Hiện tại ông Đổng Kinh Vĩ biến mất khỏi mục nhập Bách khoa toàn thư Baidu. Còn trên trang web chính thức của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ, chỉ có Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia là có ảnh, những thứ trưởng khác đều không được hiển thị. Trên trang web chính thức của Hiệp hội Luật sư Trung Quốc, phần giới thiệu ông Đổng Kinh Vĩ  là Phó chủ tịch Hội đồng thứ 8 của Hiệp hội Luật gia Trung Quốc đã xóa ảnh. Tất cả các chủ tịch và phó chủ tịch khác đều còn ảnh.

Thứ hai là vào ngày 18/6, nhiều phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ phao tin  Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, đã chủ trì hội nghị chuyên đề về “phản gián” như một cách để “bác bỏ tin đồn”. Tuy nhiên, là nhân vật chính của hội nghị, nhưng ông Đổng Kinh Vĩ không lộ mặt cũng như không có đoạn ghi hình nào. Tin tức dạng này không đủ sức thuyết phục rằng ông ta vẫn ở Trung Quốc.

Thứ ba là ông Tập Cận Bình gần đây đã nhiều lần đề cập đến “lòng trung thành” và “không bao giờ phản bội đảng”. Vào ngày 8/6, sau khi nghe báo cáo công tác của Tỉnh ủy Thanh Hải và chính quyền tỉnh Tây Ninh, đặc biệt, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu, nói rằng: “Các đảng viên và cán bộ không bao giờ được quên lòng trung thành với đảng, và không bao giờ phản bội lời thề khi gia nhập đảng”, cần phải “theo đảng một lòng son sắt, chết cũng không tiếc lời”. Đến ngày 18/6, ông Tập lại đưa các quan chức của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đến Nhà trưng bày Lịch sử Đảng để thực hiện cái gọi là “ôn lại lời thề gia nhập đảng”, nói rằng “bảo vệ bí mật của đảng” và “không bao giờ phản bội đảng.”

Việc ông Tập nhắc đi nhắc lại “lòng trung thành” cho thấy có không ít quan chức cấp cao trong đảng không “trung thành với ĐCSTQ” hoặc không “trung thành với Tập Cận Bình”. Ông Tập yêu cầu đảng viên phải “bảo vệ bí mật của đảng” cho thấy rằng ai đó đã tiết lộ “bí mật của đảng”. Đồng thời, nó dường như chứng minh rằng sự kiện đào tẩu của quan chức cấp cao trong đảng cũng khiến ông Tập không khỏi bất an.

Thứ tư là vào ngày 19/6, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đăng một bài báo đề cập lại đoạn lịch sử của Cố Thuận Chương, lãnh đạo thời kỳ đầu của ĐCSTQ và là cựu lãnh đạo Tổ chức Đặc vụ Trung ương, đầu hàng Tưởng Giới Thạch. Bài báo đã 4 lần nhấn mạnh “không bao giờ phản bội đảng”, và đăng thông báo “số 223” do ĐCSTQ đưa ra sau khi Cố Thuận Chương đầu hàng. Bài báo này của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đặc biệt có ý vị sâu xa. Điều đó cũng có nghĩa là tin đồn về vụ đào tẩu của quan chức cấp cao trong đảng đã được xác nhận.

Phân tích tin rằng một khi các quan chức ĐCSTQ đầu hàng Hoa Kỳ làm rò rỉ thông tin bí mật quan trọng, sẽ giáng một đòn mạnh giáng vào ĐCSTQ. Tổng thống Hoa Kỳ Biden, Ngoại trưởng Blinken, giới truyền thông cánh tả, một số nhà khoa học và trưởng nhóm dịch tễ học Fauci của Hoa Kỳ đều nhất trí thay đổi lời nói của họ về nguồn gốc của virus và được cho là có liên quan mật thiết đến việc đào thoát của quan chức cấp cao trong hệ thống ĐCSTQ.

Ngoài ra, làn sóng nhằm truy tìm nguồn gốc của virus và yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đang nổi lên trên khắp thế giới. Việc G7 và NATO tuyên bố liên minh chống lại Bắc Kinh có thể đã trực tiếp gây nguy hiểm cho nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, áp lực bên ngoài cũng có thể bị các đối thủ chính trị biến thành vũ khí để đấu đá nội bộ bất cứ lúc nào. Đồng thời, việc quan chức cấp cao trong đảng đào tẩu đã phủ bóng đen lên đại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ sắp tới.

Quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đào tẩu dẫn đến phản ứng dây chuyền?

Thông tin rò rỉ cho biết, con gái Đổng Kinh Vĩ  không phải là vợ cũ của ông Tưởng Phàm
Trên các trang mạng Hoa kiều gần đây cũng rộ lên tin đồn ông Đổng Kinh Vĩ cùng con gái Đổng Dương đã từ Hồng Kông bỏ trốn sang Mỹ vào giữa tháng Hai. Đổng Dương là vợ cũ của Tưởng Phàm (Jiang Fan), chủ tịch nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba (tên trên mạng là Đổng Hoa Hoa – Dong Huahua). Con gái của Đổng Kinh Vĩ sử dụng hộ chiếu Hồng Kông để rời khỏi Hồng Kông, còn ông sử dụng hộ chiếu cá nhân từ Trung Quốc Đại lục.

Nhà báo Tử Long tin rằng những tiết lộ của Hoa kiều là có sai sót. Ông phân tích, Đổng Hoa Hoa, người được gọi là con gái của Đổng Kinh Vĩ vẫn tổ chức sinh nhật ở Đại Lục vào cuối tháng Ba thì sao có thể đào tẩu sang Mỹ được?

Đổng Hoa Hoa là vợ cũ của Tưởng Phàm (Jiang Fan), chủ tịch nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba. Đổng Hoa Hoa khi còn đi học vốn nổi tiếng là một “cô gái vật chất”, căn bản không có kiểu khoe khoang tài sản như của các “quan nhị đại” (con cái của quan chức ĐCSTQ). Đổng Hoa Hoa đến từ Tử Châu, Giang Tô, còn Đổng Kinh Vĩ đến từ huyện Triệu Đức, tỉnh Hà Bắc, họ rõ ràng không phải cha con.

Một số cư dân mạng cũng để lại lời nhắn rằng vợ của ông Tưởng Phàm vẫn đang ở Hàng Châu, và mở một cửa hàng ở đó.

Hơn nữa, khác so với tin đồn của các trang mạng Hoa kiều, kênh truyền thông Hoa Kỳ “Red State” lại chỉ ra, vào giữa tháng Hai, ông Đổng Kinh Vĩ đến Hoa Kỳ là để thăm con gái đang theo học ở một trường Đại học ở California. Sau khi đến California, ông đã liên lạc với các quan chức của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ (DIA), nói với họ về các kế hoạch đầu hàng và cung cấp nhiều thông tin tình báo quan trọng, sau đó ông Đổng bị Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ bí mật giữ lại. Báo này cho biết, tin tức do ông Đổng Kinh Vĩ tiết lộ đã thực sự gây chấn động giới truyền thông Mỹ.

Phóng viên Vision Times cũng đã xác minh thông tin về gia đình của Đổng Kinh Vĩ bị rò rỉ trên “Esu Wiki”, trang web đã tiết lộ thông tin cá nhân của con gái ông Tập Cận Bình. Tiêu Ngạn Nhuệ, người sáng lập “EsuWiki” nói rằng những tài liệu này được lấy từ nhiều hệ thống kiểm soát thông tin công dân khác do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập, bao gồm công an, cảnh sát giao thông, đội kiểm tra biên giới.

Thông tin tra được cho thấy Đổng Bột (Dong Bo), con gái của Đổng Kinh Vĩ (Dong Jingwei), sinh ngày 8/10/1989, quê quán của cô là huyện Triệu, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Cô học tại Đại học Truyền thông Trung Quốc tại quận Triều Dương, Bắc Kinh.

Nguồn: Mộc Lan @trithucVN, theo Vision Times

Tags: ,

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh