Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, November 17, 2024

‘Vlogger ngoại’ trở thành lính tuyên truyền cho ĐCSTQ về Tân Cương?


Một số vlogger nước ngoài bị nghi ngờ là đang góp phần vào nỗ lực tẩy trắng hình ảnh của chính quyền Trung Quốc nhằm phủ nhận việc việc các nước phương Tây lên án và liên minh trừng phạt Trung Quốc về vấn đề nhân quyền Tân Cương. Các kênh truyền thông quốc tế như BBC, VOA, và Deutsche Welle… đã phát hiện ra điều này.

YouTuber nước ngoài ủng hộ Trung Quốc, chỉ trích phương Tây

Theo báo cáo của VOA, nếu bạn tìm kiếm từ “Xīnjiāng” (phiên âm của từ Tân Cương) trên YouTube gần đây, ngoài các báo cáo từ các phương tiện truyền thông phương Tây, còn có nhiều video của YouTuber nước ngoài về Tân Cương. Trong các video này, một số người nước ngoài đã chia sẻ những chuyến thăm cá nhân của họ đến Tân Cương hoặc bác bỏ các báo cáo của phương Tây. Nhiều quan điểm và ý kiến ​​của những người này gần như phù hợp với miêu tả về một Tân Cương tươi đẹp của chính quyền Bắc Kinh.

Những người dùng YouTube này bao gồm những người Anh như Jason Lightfoot, nhóm cha con Lee và Oli Barrett sống ở Trung Quốc. Các video do họ tải lên không cho thấy họ từng đến Tân Cương, nhưng lại cho rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã tấn công Trung Quốc bằng “những lời dối trá” về tội ác diệt chủng và cưỡng bức lao động, mục đích là gây bất ổn cho Trung Quốc và phục vụ lợi ích địa chính trị của phương Tây.

Công dân Canada ở Trung Quốc, Daniel Dumbrill đã chỉ trích phương Tây chỉ đang suy đoán về các vấn đề Tân Cương, đồng thời thể hiện quan điểm bảo vệ các chính sách của Trung Quốc với tư cách là một YouTuber nước ngoài. Dumbrill cáo buộc Hoa Kỳ cấm các sản phẩm Tân Cương với lý do cưỡng bức lao động là không có bằng chứng xác thực, và rằng điều đó đã lấy đi sinh kế của người Duy Ngô Nhĩ, khiến những người dân thường này phải chịu thiệt thòi.

Trong video, Dumbrill cho biết gần đây đã đến thăm một số địa phương của Tân Cương như Kashgar, một đoạn video trong đó nói rằng ông đã nhìn thấy những đứa trẻ Duy Ngô Nhĩ đang chơi đùa với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, hay như các biển báo trên đường phố được viết bằng cả chữ Duy Ngô Nhĩ và chữ Hán, không có dấu hiệu gì là giống như phương Tây cáo buộc Trung Quốc đang loại bỏ ngôn ngữ dân tộc họ. Mặc dù ông có xác thực việc một số lượng lớn cảnh sát và camera giám sát trên đường phố, nhưng cũng nói thêm rằng người Duy Ngô Nhĩ địa phương cảm thấy hiện tại là rất an toàn.

Chính quyền Trung Quốc thả “mồi thơm” tuyển người nổi tiếng nước ngoài làm cánh tay tuyên truyền nối dài cho đảng 

Theo VOA, trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã triển khai một số hoạt động tìm kiếm những người nước ngoài có thể kể những câu chuyện tốt đẹp hơn về Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một cuộc thi có tên “Người thách thức truyền thông” (Media Challengers) do Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CGTN phát động, đang cố gắng tìm kiếm các nhà báo, người dùng YouTube và những người nổi tiếng trên Internet trên toàn thế giới. Người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được số tiền thưởng lên đến 10.000 USD và có cơ hội nhận được công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại CGTN.

BBC dẫn lời một số người quen thuộc với vấn đề này cho biết hiện tại, CGTN tập trung vào việc sử dụng “những người nổi tiếng trên Internet và những người có danh tiếng” để chống lại các báo cáo của truyền thông nước ngoài, thành lập bộ phận “Người nổi tiếng trên Internet” nhằm mục đích liên hệ với người nước ngoài để thương lượng sử dụng các video của họ hoặc hợp tác sản xuất, thậm chí sắp xếp người nước ngoài đến Tân Cương.

Video cá nhân nước ngoài cố tình tránh kể chuyện kiểm soát nghiêm ngặt ở Tân Cương

Trong những ngày gần đây, những YouTuber nước ngoài xuôi theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc này hầu như đều cố tình không đề cập đến căng thẳng địa phương khi đăng tải video đến thăm Tân Cương. Theo báo cáo của Đài Deutsche Welle, hai nhà báo Đức đã đến Tân Cương để phỏng vấn một nhà máy địa phương do Đức đầu tư, cả hai đều bị người của chính quyền Trung Quốc theo dõi trên đường đi, thậm chí họ còn nhiều lần gặp phải sự tra hỏi của cảnh sát.

Khi hai phóng viên đến trước cửa một nơi bị nghi là “trại cải tạo”, họ đã nghe thấy một “bài hát yêu nước” từ bên trong. Sau khi họ ở cửa vài phút, họ bị 8 cảnh sát bao vây và kiểm tra danh tính.

Nhưng những cảnh này sẽ không xuất hiện trong các bộ phim của những người nổi tiếng trên mạng internet nước ngoài. Hầu hết các bộ phim của họ sẽ tập trung vào du lịch ở Tân Cương, thậm chí còn có những tiêu đề như “Đường phố toàn người đẹp” để thu hút khách du lịch. Và trong những video này, các blogger du lịch sẽ không đề cập quá nhiều đến các phương tiện giám sát công nghệ cao trên đường phố Tân Cương chứ chưa nói đến chuyện bị cảnh sát tra hỏi.

Người nước ngoài sống ở Trung Quốc có thể thoải mái đăng video lên mạng xã hội cấm ở nước này

Ông Bret Schafer, một nhà nghiên cứu về bảo vệ truyền thông của liên minh dân chủ và một số chuyên án thông tin sai lệch tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ, nói với VOA rằng rất khó để xác định liệu những YouTuber nước ngoài này đã nhận được tài trợ từ chính quyền Bắc Kinh hay chia sẻ thật lòng.

Tuy nhiên, ông nói rằng Trung Quốc có tường lửa mạng, do đó các nền tảng truyền thông xã hội của phương Tây như YouTube sẽ bị chặn ở Trung Quốc và những người dùng YouTube nước ngoài sống ở Trung Quốc này có thể thoải mái sử dụng VPN để xuất bản video trên YouTube, điều này cho thấy họ đã có được sự chấp thuận và hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh.

Ông Schafer phân tích, nếu quan điểm của bạn về Chính phủ Trung Quốc là tiêu cực, bạn vẫn có thể được phép đăng nhập vào các nền tảng mạng xã hội này chăng? Tôi nghĩ câu trả lời rõ ràng là không. Vậy câu hỏi đặt ra là họ đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ ở cấp độ nhất định nào chưa?

Ông tin rằng chiến lược của Bắc Kinh là rất rõ ràng, như Nga từng làm xưa nay, nhằm truyền bá tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc thông qua miệng của người nước ngoài và làm cho những quan điểm này trở nên đáng tin cậy hơn.

Nguồn: Vương Quân, @ TrithucVN, Vision Times

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh