Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, November 17, 2024

Chuyên gia: Trung Quốc có thể áp đặt ‘phong tỏa kinh tế’ để buộc Đài Loan phải phục tùng


Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Giữa) dự lễ khánh thành tàu hộ tống lớp Đà Giang tại căn cứ hải quân ở Nghi Lan hôm 09/09/2021. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images).–

Trung Cộng đã dồn dập đe dọa Đài Loan khi Hoa Kỳ được cho là xem xét một biện pháp có lợi cho hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Tờ Financial Times gần đây đã đưa tin rằng chính phủ của ông Biden đang “xem xét nghiêm túc” việc cho phép hòn đảo đổi tên đại sứ quán trên thực tế của họ ở Hoa Thịnh Đốn thành “Đài Loan.” Văn phòng này hiện được gọi là “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.” Bản báo cáo đã khiến Global Times, một tờ báo cứng rắn do Trung Cộng kiểm soát, đăng một bài báo với những đe dọa về hành động kinh tế và quân sự chống lại hòn đảo nhỏ ở Đông Á này.

Đe dọa kinh tế có thể xảy ra

Thời báo The Epoch Times đã trò chuyện với ông Michael E. O’Hanlon về tính hợp lý của các loại mối đe dọa sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần. Thành viên cao cấp và giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện nghiên cứu Brookings có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn cho biết, ông coi “phong tỏa kinh tế” là hành động khả thi nhất [có thể] được thực hiện đối với Đài Loan—và hậu quả của phong tỏa kinh tế có thể đủ để làm tê liệt hòn đảo nhỏ này. Theo định nghĩa, phong tỏa kinh tế liên quan đến việc cố ý làm gián đoạn nền kinh tế của một quốc gia.

Theo ông O’Hanlon, thay vì ngay lập tức hành động quân sự, Trung Cộng có nhiều khả năng “tìm cách để dần dần làm tăng nhiệt độ đối với Đài Loan” bằng nhiều loại áp lực kinh tế, tâm lý, và chính trị. Ông nói, một kịch bản “phong tỏa kinh tế” có thể dễ hình dung hơn là một cuộc xâm lược có chủ đích.

Ông Dan Steiner, một đại tá Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và chiến lược gia toàn cầu đồng ý, nói rằng một cuộc tấn công kinh tế sẽ là “hành động khả thi nhất” đối với Bắc Kinh trong tương lai gần. Ông nói với The Epoch Times rằng, việc uốn cong ý chí của người dân Đài Loan để chấp nhận thống nhất với Trung Quốc đại lục là “một ý tưởng khôn ngoan – và áp lực kinh tế là một phần không thể thiếu trong đó.” Ông Steiner cho rằng, theo chiến dịch “chiến tranh không hạn chế” của Trung Cộng, “các công cụ kinh tế tương đương với các công cụ hiện hữu.”

Ông O’Hanlon cho rằng, “đóng cửa nền kinh tế Đài Loan bằng cách can thiệp vào các tàu ra vào Đài Loan là một mối đe dọa đáng kể – ngay cả khi hòn đảo này không bị cách biệt hoàn toàn.” Ông nói, ví dụ, việc cản trở các chuỗi cung ứng toàn cầu di chuyển vào và ra khỏi Đài Loan có thể gây tổn hại rất lớn cho thị trường chứng khoán của họ, khiến cộng đồng nhà đầu tư rút lui và có khả năng dẫn đến suy thoái kinh tế.

Ông O’Hanlon nói, trong kịch bản này, Trung Cộng “sẽ có đủ đòn bẩy đối với Đài Loan để thiết lập một số yêu cầu có thể dẫn đến một cái gì đó giống như sự thống nhất.”

Ông lưu ý, nhưng Trung Cộng đã thành thạo trên trường diễn toàn cầu. “Đừng ngạc nhiên khi những thứ như thuốc men và các hàng hóa khác được phép vào Đài Loan để tỏ vẻ là nhân đạo trong khi hành động của họ thực sự lại có ý nghĩa khác.”

Một mối đe dọa quân sự từ xa

Ông Steiner không tin rằng Trung Cộng sẽ mạo hiểm khiến Đài Loan phải bối rối tới mức “chảy máu mũi” nếu có một cuộc đối đầu thực sự. Ông nói, đối mặt với khả năng Hoa Kỳ tham gia để bảo vệ Đài Loan, Trung Cộng có thể không muốn chấp nhận rủi ro và theo đuổi một cuộc xâm lược quân sự như thế.

Ông O’Hanlon nhận thấy trong khi một cuộc xâm lược là một khả năng xa vời, thì ngay cả khả năng phản ứng quân sự nhỏ nhất vẫn là “rất đáng lo ngại.” Ông nói, một cuộc tấn công thẳng vào Đài Loan sẽ là “một sự kiện to lớn trong số các vấn đề thế giới”, một cái gì đó lớn hơn là một cuộc xung đột nội bộ hoặc khu vực. Theo vị chuyên gia này, một cuộc tấn công như vậy sẽ có nguy cơ dẫn tới sự can thiệp của Hoa Kỳ, đưa đến khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, hoặc chiến tranh hạt nhân.

Vào đầu tháng Ba, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Hoa Kỳ khi đó là Đô đốc Philip Davidson, nói rằng mối đe dọa của Trung Cộng xâm lược Đài Loan sẽ hiện rõ trong sáu năm tới. Đô đốc John Aquilino của Hoa Kỳ, hiện là người đứng đầu INDOPACOM, sau đó cho biết mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Trung Quốc là “đối với chúng tôi là gần hơn nhiều so với suy nghĩ của mọi người.”

Ông O’Hanlon không loại trừ các hình thức tấn công quân sự khác, bao gồm cả tấn công mạng hoặc tấn công tàu vận chuyển vào một thời điểm nào đó. Ông nói thêm, tình huống nào đều, cuối cùng, có thể gây trở ngại cho nền kinh tế Đài Loan.

Tìm kiếm an ninh trong những thời điểm biến động

Theo ông O’Hanlon, Đài Loan sẽ có lợi nhất nếu tích trữ được các nguồn cung cấp thiết yếu để có thể “vượt qua” cuộc phong tỏa trong một thời gian. Nhưng ông Steiner cảnh báo rằng Trung Cộng thì kiên trì và Đài Loan có thể không có đủ khả năng để chịu được áp lực kéo dài của sự cô lập về kinh tế.

Ông O’Hanlon nói, trong khi đó, hòn đảo cần tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ.

Ông cho biết: “Đài Loan rất cần bảo đảm rằng kịch bản xâm lược [của Trung Cộng] là hoàn toàn không thể nghĩ tưởng tới bằng cách tiếp tục cải thiện các cách thức đẩy lùi các tàu Trung Quốc khi chúng tiếp cận bờ biển.”

Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ Đài Loan có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 8.69 tỷ USD (240 tỷ TWD) trong 5 năm tới.

Tuy nhiên, ông O’Hanlon đặt câu hỏi về lợi ích của việc hạ thủy một tàu chiến sản xuất trong nước gần đây ở Đài Loan. Con tàu hải quân này đã được gắn mác là tàu chiến “sát thủ tàu sân bay”, được thiết kế để tăng cường năng lực quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Cộng.

Ông nghi ngờ nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan, “Trung Quốc sẽ không bận tâm đến việc sử dụng tàu sân bay, vì họ có thể dễ dàng sử dụng các máy bay đặt cách bờ biển Trung Quốc 100 dặm.”

Ông O’Hanlon nói: “Bảo vệ bờ biển của Đài Loan khỏi sự xâm lược không đòi hỏi lực lượng hải quân quá mạnh mẽ của một hệ thống năng lực trên đất liền, mà là phòng thủ trên biển. Nếu có bất cứ thứ gì, để có tham vọng hơn trên mặt trận hải quân, thì khả năng săn tàu ngầm Trung Quốc nên là ưu tiên cao hơn.”

Tỏ ra tử tế lúc này

Theo ông O’Hanlon, bất chấp căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Trung Cộng muốn được coi là “những người tốt” trên trường quốc tế. Ông cho rằng toàn bộ chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Cộng vào thời điểm này phụ thuộc vào việc các nước khác sẵn sàng hợp tác và cộng tác với Trung Quốc, về mặt kinh tế, thì chí ít là như vậy.

Ông O’Hanlon cho biết: “Hợp tác và cộng tác hẳn là mục tiêu đủ lâu dài để chế độ Trung Quốc “đưa các xúc tu của mình vào nền kinh tế thế giới sâu đến mức các quốc gia riêng lẻ không dám thách thức Trung Cộng vào một thời điểm nào đó trong tương lai. [Trung Cộng] sẽ hoặc là thực sự cố gắng có phần hợp tác với hầu hết các quốc gia khác, hoặc sẽ cố gắng đánh lừa các quốc gia khác tin rằng Trung Cộng là như vậy.”

Ông Steiner nói, “Để thành công về mặt kinh tế, Trung Cộng không thể bị coi là một con quỷ; họ phải kiên nhẫn đã, vì con quỷ có thể xuất hiện sau đó.”

Theo ông O’Hanlon, do đó, cùng với những lời lẽ cứng rắn về hành động quân sự chống lại Đài Loan, có vẻ như Trung Cộng cũng sẽ tiếp tục công khai ý tưởng về một sự thống nhất hòa bình trong thời gian này. Tuy nhiên, ông cảnh báo, “vẫn có rủi ro đủ cao về [hành động quân sự] gây sự chú ý và lo ngại đáng kể cho tương lai.”

Nguồn: JM Phelps @ ePochTimes.
Ông JM Phelps là một nhà văn và nhà nghiên cứu về các mối đe dọa của Hồi giáo và Trung Quốc.

Tags: ,

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh