Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, November 17, 2024

Lãnh đạo cấp dưới không phục tùng cấp trên nói lên điều gì?


Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về kết quả phòng, chống dịch hôm 17 tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết 128 phải nhất quán, thông suốt từ trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Hôm sau, tại buổi tọa đàm “Nghị quyết 128 – Hướng đến bình thường mới” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện phát biểu:

“Theo quan điểm của tôi, tính tuân thủ của các địa phương là rất quan trọng. Chúng ta đã có cơ sở rồi khi áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19. Bây giờ thêm 128 là cho quyền anh thích ứng mà anh không thích ứng được thì cơ chế kiểm soát của chúng ta có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, hoặc cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng nhịp đập của cả nước; hoặc vì câu chuyện cá nhân hay địa phương của mình mà ngăn cản các địa phương khác, ngăn cản các chủ thể khác. Đặc biệt cấm tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’. Trung ương điều hành tuyệt đối mà địa phương lại không tuân thủ thì không thể chấp nhận được.”

Sở dĩ có chuyện ‘trên bảo dưới không nghe’ là vì cấp dưới chỉ lo giữ ghế. Họ không làm vì trách nhiệm vừa chống dịch vừa không ngăn sống cấm chợ, bất lợi cho dân hay ảnh hưởng đến kinh tế trong dài hạn. Do đó, chuyện cấp dưới bất tuân cấp trên là chuyện có thật. Còn trách nhiệm của ai thì phải mổ xẻ vấn đề mới nói được.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, người dân bị bắt buộc phải tuân thủ các mệnh lệnh của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nhưng cấp tỉnh lại không tuân thủ cấp Trung ương là câu chuyện rất khó hiểu.

Ông H. một người am hiểu tình hình nội bộ ĐCSVN ở Hà Nội nói với RFA sáng 18 tháng 10 rằng, ông Phạm Minh Chính là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng nhiệm kỳ trước, nên nhân sự của cả nước khóa này là do ông ấy quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm. Nếu ông Chính nói lãnh đạo các địa phương không tuân thủ cấp trên là ông ấy đã tự vả vào mặt mình. Ông H. phân tích:

“Xét về tính tổ chức kỷ luật thì như thế là kém. Về lý mà nói thì cấp dưới phải nghe lệnh cấp trên nhưng với tình hình Việt Nam hiện nay thì như câu ngạn ngữ: ‘Người trên ở chẳng chính ngôi, để cho kẻ dưới chúng tôi coi thường’.

Trước đây, những mệnh lệnh ông Chính đưa ra về chống dịch thay đổi liên tục như chong chóng. Cấp dưới thi hành chưa xong cái thứ nhất đã ra cái thứ hai nên họ không theo nữa. Đấy là khuyết điểm của cả cấp trung ương lẫn địa phương. Không phải loạn 12 sứ quân nữa mà loạn cả 63 sứ quân, tức 63 tỉnh, thành. Họ muốn chứng minh “ta là vua một xứ, không nghe ai hết”.

Sở dĩ có chuyện ‘trên bảo dưới không nghe’ là vì cấp dưới chỉ lo giữ ghế. Họ không làm vì trách nhiệm vừa chống dịch vừa không ngăn sống cấm chợ, bất lợi cho dân hay ảnh hưởng đến kinh tế trong dài hạn. Do đó, chuyện cấp dưới bất tuân cấp trên là chuyện có thật. Còn trách nhiệm của ai thì phải mổ xẻ vấn đề mới nói được.”

Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành ngày 11 tháng 10 và có hiệu lực thi hành ngay, nhưng lại thiếu phần hướng dẫn thi hành về xác định cấp độ dịch của Bộ Y tế, nên Nghị quyết chưa thể áp dụng được trong thực tế.

Phía Bộ Y tế có hướng dẫn tạm thời về chuyên môn là không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân mà chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ nguy cơ cao…

c160d5c8-a139-4457-9e05-19c8e1490e66.jpeg
Công an đứng chặn tại một chốt ở TP. HCM đêm 30/9/2021 khi người lao động bắt đầu rời thành phố trước khi lệnh phong toả được dỡ bỏ vào sáng ngày 1/10/2021. Reuters

Theo truyền thông Nhà nước, Nghị quyết 128 đã thực sự tháo gỡ những rào cản trong giai đoạn khôi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đến ngày 18 tháng 10, các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình vẫn yêu cầu những người đến từ nơi khác khi qua chốt kiểm soát cửa ngõ phải có giấy xét nghiệm COVID-19. Tại một số chốt kiểm soát trên địa bàn tỉnh Thái Bình, một số người đến từ Hải Phòng không có giấy xét nghiệm nên bị yêu cầu quay đầu nếu không muốn phải cách ly.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định, đã là Nghị quyết thì tất cả đều phải tuân theo bởi Nghị quyết là lệnh, được coi là một văn bản quy phạm pháp luật. Nếu không tuân thủ thì bị kỷ luật. Ở đây không phải là chuyện cấp dưới tuân lệnh cấp trên. Về việc các địa phương không tuân thủ Nghị định mới nhất của Chính phủ, ông Hợp nêu quan điểm của mình:

“Nó đơn giản thôi, tức là từ khi ra Nghị quyết 128 thì có nhiều tỉnh không nghe theo và vẫn áp dụng theo kiểu của mình. Trước nay vẫn xảy ra chuyện như vậy nhưng riêng lần này thì nó có biểu hiện nặng hơn vì lý do: Một là người ta sợ mở cửa thì không an toàn, họ bị ảnh hưởng. Đó là lý do chính. Ngoài ra còn có lý do ở dưới họ không nghe ở trên là vì gần đây có nó những lúc họ cảm thấy họ không nghe được vì một số vấn đề. Vừa rồi, sau đại hội đảng thì tỉnh nào cũng có bí thư mới, chủ tịch mới, công an mới nhưng họ lại nhận thức rất kém. Thực sự ra thì bản thân những người trong chính quyền ở Việt Nam bây giờ họ có nghe nhau mấy đâu.”

Ông Hợp nêu một ví dụ cụ thể về việc ‘các cấp không nghe nhau’ mà ông cho là rất nguy hiểm trong công tác phòng, chống dịch. Đó là khi Bộ Y tế có lệnh phải tiêm vắc xin cho những người trên 65 tuổi và những người có bệnh nền, Hà Nội dứt khoát không nghe. Thực tế chỉ có những người trên 65 nhưng là cựu chiến binh, đảng viên…thì được tiêm, còn lại thì không.

Ông Hà Hoàng Hợp kết luận, “việc này còn ‘láo’ hơn việc các địa phương không thực hiện Nghị quyết 128. Thôi thì kệ nó đi. Phép Vua thua lệ làng. Vua không là cái gì ở đấy hết.”

Nó đơn giản thôi, tức là từ khi ra Nghị quyết 128 thì có nhiều tỉnh không nghe theo và vẫn áp dụng theo kiểu của mình. Trước nay vẫn xảy ra chuyện như vậy nhưng riêng lần này thì nó có biểu hiện nặng hơn vì lý do: Một là người ta sợ mở cửa thì không an toàn, họ bị ảnh hưởng. Đó là lý do chính. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Tại buổi tọa đàm “Nghị quyết 128 – Hướng đến bình thường mới” hôm 18 tháng 10, Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị cần có giám sát chặt chẽ lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm. Ông Nhưỡng nhấn mạnh: “Vào trận mà đồng chí không chỉ huy được thì đề nghị lui ra, để người khác làm thay chứ đánh trận mà như vậy chúng ta sẽ thua”.

Điều ông Nhưỡng đề nghị nhắc nhớ lại buổi họp lãnh đạo chủ chốt hôm 24 tháng 8 năm 2021. Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết luận cuộc họp đã đề nghị các bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trong đó có việc “thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch.”

Kết quả là ông Phạm Minh Chính lên thay ông Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Ngay chiều hôm sau, 25 tháng 8, ông Chính chủ trì buổi họp Ban Chỉ đạo chống dịch với vai trò Trưởng ban. Các Phó trưởng Ban tham dự gồm Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Nguồn: Diễm Thi@RFA

Tags:

More Stories From Bình Luận

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh