“Văn hóa sợ hãi” mà ĐCSTQ dựa vào để trị quốc
Posted by Luu HoanPho, Oct 22, 2021, Comments Off
Ông Perry Link, nhà Hán học người Mỹ, kiêm Giáo sư xuất sắc của Đại học California, Riverside, đã đăng một bài viết tóm lược về lịch sử trị quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đồng thời phân tích “Văn hóa sợ hãi” mà ông Tập Cận Bình dựa vào để cai trị xã hội Trung Quốc đương đại. Ông Perry Link nói với VOA rằng sợ hãi, thiếu hiểu biết và bạo lực luôn là phương tiện chính của ĐCSTQ, nhằm thay đổi lòng người và kiểm soát suy nghĩ.
New York Review of Books, tạp chí phê bình văn học và chính trị nổi tiếng của Mỹ, đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất của nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Perry Link, có tựa đề “Văn hóa sợ hãi” phổ biến khắp nơi đang chi phối hoạt động của xã hội Trung Quốc đương đại.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Perry Link nói rằng hệ thống kiểm soát của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc dựa trên 3 loại ‘pháp bảo’ phù trợ cho nhau là sợ hãi, thiếu hiểu biết và bạo lực.
Ông Perry Link chỉ ra rằng nỗi sợ hãi ở đây là nỗi sợ hãi đã hóa thạch. Đó không phải là kiểu hoảng sợ dữ dội và gay gắt mà chúng ta vẫn nói hàng ngày, mà là kiểu sợ hãi mà mọi người rất quen thuộc. Nó hướng dẫn hành vi một cách hiệu quả và khiến mọi người tránh né những điều họ sợ trong cuộc sống một cách tự nhiên.
Phương pháp song sinh phối hợp tác chặt chẽ với nỗi sợ hãi là khiến mọi người thiếu hiểu biết. Đó là “kiểm soát trường học và truyền thông, khiến mọi người không biết ĐCSTQ đang làm gì, từ đó không đủ kiến thức để đưa ra phán đoán.” Ông Perry Link lấy ví dụ về việc bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc điều hành Huawei, được thả về Trung Quốc gần đây.
Các kênh truyền thông nhà nước chính thống của Trung Quốc coi việc phóng thích bà Mạnh là một chiến thắng của ĐCSTQ. Ngày 25/9, People’s Daily Online đưa tin: “Với sự quan tâm mật thiết và sự ủng hộ vững chắc của đảng và nhân dân, bà Mạnh Vãn Châu đã trở về đất mẹ một cách suôn sẻ, kết thúc gần 3 năm bị giam giữ bất hợp pháp tại Canada… Đây là một hành động quốc gia trọng đại đối với Trung Quốc. Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Trung Quốc.”
Ông Perry Link nói với VOA rằng lúc đó, ông đã gọi điện cho những người bạn ở Trung Quốc. Họ đều là những người có học thức, nhưng do mức độ phong tỏa thông tin cao, nên họ không biết rằng hai người Canada đang cư trú tại Trung Quốc đã được thả cùng lúc.
Ông Perry Link nói: “Ở phương Tây, mọi người thấy rất rõ, đây là việc ngoại giao con tin: Tôi thả người của bạn, thì bạn sẽ thả người của tôi. Và bất kỳ doanh nhân phương Tây nào ở Trung Quốc cũng có thể bị giam giữ và trở thành con tin. Đây là một sự thật rất trọng yếu… Bởi mọi người đều không biết gì về vụ trao đổi 2 con tin người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, nên họ mới tin rằng đây là một thắng lợi lớn của ĐCSTQ.”
Thủ đoạn thứ 3 mà ông Perry Link đề cập là bạo lực tạo ra nỗi sợ hãi. Trong bài viết của mình trên tạp chí New York Review of Books (Bình phẩm sách New York), ông đã đề cập đến một loạt các hệ thống trừng phạt. Bắt đầu từ việc cảnh sát “hỏi thăm”, thảo luận với bạn xem liệu tương lai của bạn có tốt hơn không, nếu bạn không nói hoặc không làm những việc gì đó. Sau đó tiến hành đe dọa một cách tinh vi.
Ví như, con bạn có lẽ sẽ không thể vào được ngôi trường mình thích. Sau đó đi đến một kết cục khắc nghiệt: Bị giám sát 24 giờ, bị quản thúc tại gia, bị giam lỏng, bị bỏ tù, bị tra tấn và tử vong. Trong toàn xã hội, sự hiểu biết về phạm vi của hình phạt này sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi chung. Điều này sẽ kích hoạt việc tự kiểm duyệt của mọi người.
Ông Perry Link nói: “Ba phương pháp này là những cách chính để ĐCSTQ thay đổi lòng người và kiểm soát tư tưởng.”
Chế độ gây sợ hãi hiện tại của Trung Quốc kết hợp với phần thưởng nhằm mục đích thúc đẩy tự kiểm duyệt
Trong bài viết của mình, ông Perry Link dùng hình ảnh một nhóm trí thức trong thời đại Mao Trạch Đông cuối cùng đã thức tỉnh làm ví dụ, để mô tả chế độ tự kiểm duyệt được nuôi dưỡng bởi nền chính trị độc tài.
Mùa thu năm 1952, ông Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), nhà vật lý thiên văn, người sau này trở thành một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã đến Bắc Kinh học đại học. Mặc dù khi đó ký túc xá chưa xây xong, ông và các bạn cùng lớp phải ngủ trên sàn nhà thể dục và làm bài tập vật lý. Nhưng họ vẫn tràn đầy nhiệt huyết gia nhập đảng. Khi phát hiện ra bản thân không phù hợp với sự theo đuổi của đảng, họ đã rơi xuống vực thẳm tự hoài nghi chính mình.
Đầu những năm 1950, ông Lưu Tân Nhạn (Liu Binyan), người sau này trở thành nhà báo kiêm nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, cũng bị thu hút bởi những tư tưởng về xã hội mới và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, ông đột nhiên lại bị chính phủ gán nhãn là phe “cánh hữu”. Phản ứng đầu tiên của ông là: “Ôi trời! Tôi hẳn là một người cực hữu. Tôi không ý thức được rằng Mao Chủ tịch không thể sai. Tôi phải tự kiểm điểm, tìm hiểu vấn đề này và sửa chữa nó.”
Năm 1991, tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” bắt đầu xuất bản những ký ức của những thế hệ già dặn này, mô tả chi tiết cách ĐCSTQ đã lừa dối họ trong những năm đầu của mình. Vì trình độ và tầm ảnh hưởng của họ, những người cầm quyền rất khó bắt họ phải giữ im lặng. Tuy nhiên, tạp chí này đã ngừng xuất bản vào năm 2016 do tầng quản lý bị loại bỏ.
Trong môi trường chính trị cực đoan, hành vi của những trí thức ban đầu có khả năng tự phản tỉnh và tự kiểm duyệt này, đã nhanh chóng bị tập thể uốn nắn, thẩm tra và thay thế. Trong bài viết của mình, ông Perry Link đặc biệt đề cập đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Mọi người được yêu cầu tham gia các “buổi học tập” để bày tỏ quan điểm của mình. Quan điểm của họ được người khác xem xét kỹ lưỡng, xem có dấu hiệu nào mâu thuẫn với “tính đúng đắn” hay không. Đồng thời, nếu phát hiện thấy khiếm khuyết trong bài phát biểu của người khác sẽ kiếm được điểm tín dụng.
Ông Tằng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi, thuộc Đại học London, Vương quốc Anh, tin rằng chế độ gieo rắc nỗi sợ hãi dưới chế độ toàn trị thời Mao vẫn đang được sử dụng tại Tân Cương. Người dân biết rõ rằng họ đang bị giám sát và đánh giá, chỉ cần đi sai một bước, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, tại các khu vực khác của Trung Quốc, chế độ gây sợ hãi này đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
“Chế độ gây sợ hãi tại hầu hết các khu vực của Trung Quốc … được trộn lẫn với phần thưởng, nhằm khuyến khích việc tự kiểm duyệt. Mọi người được giáo dục để biết rằng không nên vượt qua một số lằn ranh đỏ. Nếu vượt qua, họ sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng. Nếu không vượt qua ranh giới đỏ, họ có thể mong đợi được khen thưởng. Hệ thống tín dụng xã hội đã thể chế hóa điều đó.
Do đó, không giống như thời đại Tân Cương và thời Mao, nó cung cấp rất nhiều không gian tự do cá nhân cho cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc. Bởi trong hầu hết thời gian, hầu hết mọi người không quan tâm đến việc công khai bày tỏ quan điểm chính trị, hay thực hiện các hành động chính trị.”
Do đó, ông Tằng Nhuệ Sinh tin rằng những gì chúng ta đang thấy ngày nay, không phải là sự trở lại của chủ nghĩa cực đoan thời Mao ngày xưa, mà là một phương pháp mới, một chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số hoặc trí tuệ nhân tạo. “Một hệ thống kiểm soát có chọn lọc suy nghĩ và sở thích của mọi người, không chỉ trong phạm vi công cộng, mà cả trong phạm vi tư nhân. Đây không phải là một thể chế gây sợ hãi chính thức, mà là một thể chế cho phép những người không tuân thủ các quy định, sẽ có lý do để sợ hãi tại thời gian và địa điểm mà họ cần. “
Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?
Thể chế gây sợ hãi của ông Tập Cận Bình không giống như Mao Trạch Đông “bởi ông Tập không học được”
Ông Perry Link nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình và thể chế gây sợ hãi của thời Mao hình thức giống nhau, nhưng tinh thần lại khác. Có lẽ là do ông Tập Cận Bình không thể học được điều đó.
Ông Perry Link nói: “Ông Tập Cận Bình muốn mượn một số phương pháp và chiến lược của Mao Trạch Đông … Nhưng ông ấy không phải là Mao. Ông ấy không thông minh hay có sức hút như Mao. Xã hội ngày nay đã khác. Dẫu có Internet và kiểm duyệt trường học, thì xã hội cũng có đầy đủ thông tin, sống động và độc lập hơn so với thời Mao Trạch Đông những năm 50 và 60.”
Ông Richard Madsen, giáo sư xã hội học danh dự tại Đại học California, San Diego, nói với VOA rằng ông Tập Cận Bình phải đối mặt với một tình huống là có ít người tin tưởng hoặc hiểu được hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác xít này. Vì vậy ông Tập phải dùng đến con bài chủ nghĩa dân tộc.
“Ông ấy muốn lợi dụng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chống Mỹ. Nhưng ông ấy không muốn mất kiểm soát vì điều này. Vì vậy ngoài việc trích dẫn Marx và Lenin, ông ấy còn mạnh mẽ quảng bá Khổng Tử, Mạnh Tử và sự vinh quang của văn hóa 5000 năm của Trung Quốc”, ông Madsen nói.
Ông Perry Link tin rằng bộ phim “Hồ Trường Tân” được chào đón nồng nhiệt gần đây là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa dân tộc trong thiết kế cấp cao nhất của ĐCSTQ. Thế giới phương Tây mà đại diện là Hoa Kỳ và Nhật Bản, được sử dụng như một công cụ tuyên truyền, khiến người dân Trung Quốc đứng về phía ĐCSTQ và chống lại kẻ thù nước ngoài.
Ông Perry Link nói rằng bộ phim “Hồ Trường Tân” giống như lời tuyên truyền về Mạnh Vãn Châu, có hiệu quả ở một mức độ nhất định. Đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi không biết đến các nguồn thông tin khác về chuyện này.
Năm 2016, bộ phim tài liệu “Trận chiến hồ Trường Tân” phiên bản Hoa Kỳ được phát sóng. Bộ phim ghi lại cảnh Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, không chỉ đột phá và đánh thiệt hại nặng nề vòng vây 160.000 người của Quân đoàn 9 đang trợ giúp nhà Kim, mà còn mai phục 90.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên vừa mới rút lui, thành công thoát khỏi nanh vuốt của gia tộc họ Kim, đang âm thầm bám theo phía sau.
Bộ phim “Hồ Trường Tân” của Trung Quốc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của công chúng về câu chuyện lịch sử này. Đồng thời dùng văn hóa sợ hãi tinh vi, truyền cảm hứng cho việc tự kiểm duyệt của công chúng và kích động bày tỏ lòng nhiệt thành với chủ nghĩa dân tộc và việc chống Mỹ.
Về vấn đề này, ông Perry Link lo lắng về chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ mà ông Tập Cận Bình đã kích động mạnh mẽ và áp dụng các chủ trương của Mao Trạch Đông cuối những năm 1960. Ví như “Đông thăng Tây giáng” (phương Đông nổi lên, phương Tây thoái trào), lãnh tụ vĩ đại ắt phải chính xác, hay Trung Quốc mới mà người Trung Quốc khắp mọi nơi đều tán đồng… Điều này có thể kích hoạt một cuộc cách mạng văn hóa khác trong kỷ nguyên mới.
Ông Perry Link tin rằng phiên bản trực tuyến của “cuộc đấu tố” Cách mạng Văn hóa đã bắt đầu xuất hiện.
Ông Madsen tin rằng thế hệ trẻ ở Trung Quốc đã trở nên phức tạp hơn khi suy xét sự việc. Hàng ngàn người trẻ vẫn muốn đến Hoa Kỳ để học tập và thích cách sống của người Mỹ, mặc dù họ cũng tự hào về đất nước mình. Trong khi các nhà hoạch định chính sách chỉ nhìn thấy toàn bộ đất nước. Họ không thực sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người dân, vì công chúng được xem như một phần của đất nước.
Giáo sư Tằng Nhuệ Sinh của Đại học London tin rằng Trung Quốc là một nhà nước theo chủ nghĩa Lenin, không phải là một nhà nước chính quy. Nghĩa là Đảng Cộng sản kiểm soát hiệu quả quyền làm chủ của đất nước và của tất cả người dân.
“Nói cách khác, điều cốt lõi của ‘lợi ích quốc gia’ là lợi ích của đảng. Mà lợi ích cơ bản nhất của đảng là duy trì khả năng điều hành của mình. Nếu bạn coi bản thân là đất nước như đảng, thì theo định nghĩa, lợi ích tư nhân và lợi ích công cộng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự phân biệt được lợi ích quốc gia và lợi ích của đảng cầm quyền, giống như hầu hết người dân ở hầu hết các quốc gia, thì việc mù quáng đặt lợi ích của đảng lên hàng đầu, tương đương với việc theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn vì lợi ích cá nhân.”
Ông Tằng Nhuệ Sinh cho rằng bài viết của ông Perry Link chỉ ra: “ĐCSTQ đã tạo ra một nền văn hóa sợ hãi thâm nhập vào cấu trúc xã hội và dốc sức theo đuổi quyền lực vì lợi ích cá nhân.”
Sự khác biệt trong “nằm ngửa” tại Trung Quốc và tại Mỹ
Người dân có gánh chịu hậu quả không?
Ông Perry Link nhấn mạnh, khi một hệ tư tưởng nào đó lan truyền từ trên xuống dưới, câu hỏi đặt ra là nó có thể lan rộng đến đâu. “Suốt một thời gian dài, thái độ của người Trung Quốc đối với thế giới phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, về cơ bản là tích cực. Rất khó để khiến người dân tin rằng Hoa Kỳ không phải là nơi bạn muốn đến. Luôn có những con thuyền nhỏ từ Phúc Kiến cố gắng cập cảng New York. Các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ vẫn tiếp tục gửi tài sản và tình nhân của họ đến Nam California nơi tôi đang ở. Vì vậy, trên thực tế, thái độ của người dân đối với Hoa Kỳ khác với sự tuyên truyền từ trên xuống như bộ phim thắng lợi lớn tại Hồ Trường Tân.”
Thông qua quá trình nghiên cứu trường kỳ của mình về tầng lớp bình dân của Trung Quốc, ông Madsen tin rằng văn hóa sợ hãi không hoàn toàn thâm nhập vào ý thức của họ, cũng như không định hình mọi thứ họ làm. Mọi người luôn có thể tìm cách đối phó với thứ văn hoá này.
Ông nói rằng Trung Quốc ngày nay sử dụng các phương pháp giám sát trực tuyến và ngoại tuyến mới hùng mạnh. Ông Tập Cận Bình cũng chủ động, tích cực hơn trong việc định hình suy nghĩ và hành vi của người dân. Nhưng mọi người vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận điều đó. Họ biết là có, nhưng họ có những giá trị riêng, từ việc cân bằng cuộc sống gia đình đến công việc và đời sống chính trị. Họ phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi họ sử dụng lời nói của đảng để phản đối đảng và đôi khi họ chỉ nói ngoài miệng.
Ông Madsen nói rằng những người bất đồng chính kiến mà ông Perry Link đề cập, đã trực tiếp bước ra phản đối và sẵn sàng trả giá. Nhóm mà ông ấy nghiên cứu không phải là những người bất đồng chính kiến anh hùng như vậy. Họ chỉ là những người thấp cổ bé họng muốn tránh phiền phức mà thôi. Nhưng họ không hoàn toàn thụ động và bảo thủ. Họ sống mâu thuẫn và nghĩ cách đối phó với hoàn cảnh.
Ông Madsen tin rằng về lâu dài, mọi người quen sống trong một thói quen giả tạo và nói dối. Những gì họ nói ngoài miệng không giống như những gì họ nghĩ trong tâm. Ví dụ, nhiều đảng viên ĐCSTQ đều đạo văn đơn xin gia nhập đảng hoặc báo cáo của mình trên Internet, thay vì suy nghĩ một cách nghiêm túc. Đảng cũng nói dối, nói rằng mọi việc mình làm là để đem lại hạnh phúc cho người dân, nhưng thực chất họ làm vậy là để duy trì quyền lực.
“Vì vậy, ở một mức độ nào đó, mọi người đều đang nói dối người khác. Nói đúng ra, mọi người không thực sự bị lừa dối. Bởi vì mọi người đều biết chừng mực ở đâu, và họ biết đây là những gì bạn muốn làm.”
Ông Madsen tin rằng đây là Trung Quốc ngày nay. Mọi người theo đuổi lợi ích và tránh bất lợi dưới chế độ gây sợ hãi. Nhưng tư tưởng của cấp trên chưa hề thâm nhập vào ý thức của mọi người. Mọi người sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, ngoài miệng họ nói gì thì nói, nhưng lại sống theo cách của riêng mình.
Như trong cuốn sách “Theo đuổi hạnh phúc” (Pursuit of Happiness) do ông chủ biên, Trung Quốc ngày nay không phải là một xã hội nhất thể, mà là một xã hội cực kỳ mất cân bằng. Nhưng các phiên bản khác nhau của một cuộc sống tốt đẹp đồng điệu với nhau thông qua việc nói một đằng, làm một nẻo.
Nguồn: Kỵ Hy@trithucvn / Vision Times