Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, November 17, 2024

Trung Quốc gọi Mỹ là ‘kẻ phá hoại’ ở châu Á


Trung Quốc đã chỉ trích chuyến thăm Indonesia của Ngoại trưởng Antony Blinken hôm 14/12 và mô tả Hoa Kỳ là “kẻ phá hoại”, sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Biden nhắc lại những quan ngại trong khu vực về “hành động gây hấn của Bắc Kinh”.

Trung Quốc vẫn luôn phát sinh tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia ở Biển Đông. Đáng chú ý là các quốc gia này có nền kinh tế và quân sự nhỏ hơn đáng kể so với Trung Quốc, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thị trường thương mại của Trung Quốc. Do đó, các quốc gia ven biển như Philippines cũng phải chịu nhiều áp lực trước các biện pháp trừng phạt kinh tế gián tiếp của Trung Quốc trong thập kỷ qua.

Không có tranh chấp chủ quyền đối với các đảo hoặc đá ngầm trong vùng biển giàu năng lượng, Indonesia không coi mình là một bên yêu sách nhưng được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Đáng chú ý là vùng đặc quyền này đã bị cắt bỏ bởi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, như một phần trong chiến dịch càn quét “đường chín đoạn” của họ. Đầu tháng này, Reuters đã ghi nhận một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều tháng giữa Jakarta và Bắc Kinh về việc Indonesia khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong EEZ của nước này.

Trong một bài phát biểu tại Đại học Indonesia, Ngoại trưởng Blinken đã định nghĩa “trật tự dựa trên luật lệ” hiện tại là cấp cho tất cả các quốc gia quyền “lựa chọn con đường riêng của họ, không bị ép buộc, không bị đe dọa”. Ông cho biết, mục tiêu của việc bảo vệ các tiêu chuẩn đã được thiết lập “không phải là để đánh ngã bất kỳ quốc gia nào”.

Ông Blinken nhận định: “Đó không phải là cuộc cạnh tranh giữa một khu vực tập trung vào Hoa Kỳ hay khu vực tập trung vào Trung Quốc. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự thân nó là một khu vực riêng. Đó là lý do tại sao các quốc gia và khu vực từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ sông Mekong đến quần đảo Thái Bình Dương, đều rất quan tâm đến các hành động gây hấn của Bắc Kinh, khi chính quyền cộng sản coi các vùng biển mở là của riêng họ, bóp méo thị trường mở thông qua trợ cấp cho các công ty nhà nước, từ chối xuất khẩu hoặc thu hồi các giao dịch đối với quốc gia nào ban hành chính sách mà họ không tán đồng, tham gia vào các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được kiểm soát. Các quốc gia trong khu vực muốn họ thay đổi hành vi này.

Ngoại trưởng cũng nhấn mạnh Mỹ ủng hộ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực về việc tuyên bố chủ quyền trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phản ứng trước các nhận xét trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhận xét trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là “mâu thuẫn” bởi vì chính sách này đã thổi phồng “mối đe dọa từ Trung Quốc” trong khi lại tuyên bố Mỹ không hề mong muốn xung đột.

Cách tiếp cận trái ngược như vậy không phù hợp với tinh thần của cuộc gặp giữa các nguyên thủ Trung Quốc và Hoa Kỳ, sẽ khó được các nước trong khu vực công nhận”, ông Uông tiếp tục, đồng thời cảnh báo việc “định hướng tư tưởng, tạo bè phái và kích động đối đầu giữa các khối”.

Ông nói: “Họ nên [đóng vai trò] một người thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong khu vực thay vì một ‘kẻ phá hoại’ chia tách mối quan hệ giữa các nước trong khu vực, còn làm xói mòn sự đoàn kết và hợp tác trong khu vực”.

Nhiều người nhìn nhận, việc tái tổ chức quân sự và chính trị của Mỹ sang châu Á chắc chắn liên quan đến sự can dự sâu hơn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thường được mô tả là trung tâm – cả về mặt địa lý và kinh tế – đối với tương lai của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn đang chờ đợi chiến lược đổi mới của chính quyền Biden đối với khu vực này, cũng như chính sách thương mại có thể cạnh tranh trước những cám dỗ của Trung Quốc.

Chuyến thăm hai ngày của Blinken tới Jakarta bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo và một cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi của nước này. Tại cuộc họp báo chung hôm 14/12, ông Marsudi đã thông báo về việc ký kết một biên bản ghi nhớ mới (MOU) nhằm mở rộng hợp tác hàng hải giữa hai quốc gia đến năm 2026.

Bà cho hay: “Biên bản ghi nhớ mới này bao gồm hợp tác an ninh hàng hải, tài nguyên biển, bảo tồn và quản lý ngư nghiệp, cũng như an toàn hàng hải và tàu bè. Đáng chú ý là quyết định mở rộng hợp tác an ninh với cơ chế đối thoại “2 + 2” mới, một phương thức họp mặt giữa các bộ ngoại giao và quốc phòng.”

Ông Blinken dự kiến sẽ có mặt tại Malaysia và Thái Lan để tham gia các cuộc đàm phán tương tự trong tuần này, như một phần trong trọng tâm của chính quyền Biden đối với các đối tác ASEAN.

Theo Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển công bố dữ liệu thương mại trong báo cáo Đánh giá hàng năm về Vận tải Hàng hải, hơn 80% thương mại hàng hóa quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Khoảng 60% đi qua châu Á và một phần ba qua Biển Đông.

Nguồn: Minh Ngọc @trithucvn (Theo The Epoch Times)

 

Tags: ,

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh