Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

5 quốc gia có vũ khí nguyên tử ra tuyên bố chung, nhưng liệu có thể tin cậy Trung Quốc?


Hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn nguyên tử DF-41 của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 01/10/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images).–

Các nước trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh Quốc và Hoa Kỳ – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – đã đưa ra một tuyên bố chung hôm 03/01 nêu rõ cam kết tránh một cuộc chạy đua vũ trang và nói rằng họ “coi việc tránh chiến tranh giữa các Quốc gia có Vũ khí Nguyên tử và giảm thiểu các rủi ro chiến lược là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta.”

Tuy nhiên, các nhà bình luận đã đặt câu hỏi liệu chính quyền Trung Cộng có thực sự tôn trọng tuyên bố này hay không khi Bắc Kinh có thành tích tồi tệ trong việc giữ lời hứa, và cảnh báo thế giới rằng không thể tin tưởng chế độ cộng sản này.

Ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan), nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc sinh sống tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times hôm 03/01 rằng: “Đối với chính quyền Trung Cộng, tuyên bố chung này chỉ là một tờ giấy và họ sẽ không tuân theo nó.”

Tuyên bố chung được công bố hôm làm việc đầu tiên của năm 2022, và vài ngày sau khi Trung Quốc chỉ thực hiện 62% lời hứa về giai đoạn một của hiệp định kinh tế và thương mại Mỹ-Trung đã hết thời hạn. Trong hiệp định này, Trung Quốc hứa sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ vào năm 2020 và 2021 so với mức cơ bản năm 2017, vốn đáng lẽ phải đạt 356.4 tỷ USD tính đến tháng 11/2021. Trên thực tế, Trung Quốc đã mua 221.9 tỷ USD, thấp hơn 134.5 tỷ USD so với thỏa thuận.

Ông Đường cho biết: “Chính quyền Trung Cộng thậm chí đã không thực hiện nghĩa vụ của mình trong một thỏa thuận song phương. Sao thế giới có thể mong đợi rằng họ sẽ thực hiện cam kết của mình trong một tuyên bố chung? Người Anh sẽ minh bạch hơn về việc này. Chính quyền Trung Cộng không tôn trọng Tuyên bố chung về Vấn đề Hồng Kông, trong đó họ hứa sẽ duy trì hệ thống chủ nghĩa tư bản của thành phố trong 50 năm, thế rồi thay đổi thuộc địa cũ của Anh thành một thành phố cộng sản chỉ trong vòng hai thập niên.”

Ông Đường cảnh báo thêm rằng Bắc Kinh có thể sử dụng tuyên bố chung này để ru ngủ phương Tây trong sự tự mãn, đồng thời tiến hành các mục tiêu xâm lược của họ trong bí mật.

Ông Đường nói, “Tháng Bảy năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Liên đoàn Khoa học gia Hoa Kỳ (FAS) ước tính rằng Bắc Kinh đang xây dựng khoảng 250 hầm chứa ngầm cho hỏa tiễn ở miền tây Trung Quốc, dựa trên các hình ảnh vệ tinh.”

Ông Đường cho biết thêm, “Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hồi tháng 11/2021 ước tính rằng quân đội Trung Quốc có thể có 700 đầu đạn nguyên tử có thể chuyển giao vào năm 2027 và 1,000 đầu đạn nguyên tử vào năm 2030… Hiện Trung Quốc có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân. Chính quyền Trung Cộng cũng đang cải tiến các phương tiện lượn siêu thanh.”

Ông nói: “Nếu Trung Quốc thực sự muốn giải trừ quân bị, tại sao họ lại đẩy nhanh việc sản xuất đầu đạn nguyên tử?”

Giáo sư kinh tế chuyên về Á Châu Antonio Graceffo cũng không tin rằng chính quyền Trung Cộng muốn thực hiện lời hứa trong tuyên bố chung.

Ông Graceffo nói với The Epoch Times hôm 03/01, “Trung Quốc thường kêu gọi giải trừ nguyên tử của các nước khác, trong khi họ tiếp tục xây dựng kho vũ khí nguyên tử của riêng mình. Đó là một vở kịch, giống như việc Trung Quốc kêu gọi năng lượng xanh và giảm thiểu ô nhiễm, trong khi Trung Quốc tiếp tục gây ô nhiễm. Không có biện pháp thực thi nào, vì vậy Trung Quốc dễ dàng đồng ý với bất kỳ điều gì.

Mọi người xem một màn hình tin tức truyền hình chiếu đoạn phim về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn, tại một nhà ga ở Seoul, Nam Hàn vào ngày 10/09/2019. (Ảnh: JUNG YEON-JE/AFP/Getty Images)

Tuyên bố chung

Hôm 03/01, tất cả năm quốc gia, trong đó có Tòa Bạch Ốc, đã đưa ra tuyên bố chung bằng ngôn ngữ của họ.

Bản Anh ngữ nêu rõ, “Chúng tôi khẳng định rằng một cuộc chiến tranh nguyên tử không thể nổ ra và không bao giờ được tiến hành. Vì việc sử dụng nguyên tử sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, chúng tôi cũng khẳng định rằng vũ khí nguyên tử — miễn là chúng tiếp tục tồn tại — nên phục vụ cho các mục đích phòng thủ, ngăn chặn sự xâm lược, và ngăn chặn chiến tranh.”

Tuyên bố nhấn mạnh rằng năm nước sẽ làm việc với tất cả các quốc gia “để tạo ra một môi trường an ninh thuận lợi hơn cho quá trình giải trừ vũ khí với mục tiêu cuối cùng là một thế giới không có vũ khí nguyên tử với an ninh của tất cả các quốc gia không hề suy giảm.

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cho biết: “Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết các mối đe dọa nguyên tử và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và tuân thủ các thỏa thuận và cam kết không phổ biến, giải trừ vũ khí, và kiểm soát vũ khí song phương và đa phương của chúng tôi.”

Theo Liên đoàn Khoa học gia Hoa Kỳ (FAS), Hoa Kỳ có khoảng 5,600 đầu đạn nguyên tử, trong khi Nga có 6,257 trong kho dự trữ của họ. Cả hai quốc gia chia sẻ khoảng 91% tổng số đầu đạn nguyên tử trên thế giới.

Ngoại trừ Hoa Kỳ, Nga, Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Israel, và Bắc Hàn cũng có đầu đạn nguyên tử. FAS báo cáo hồi tháng 10/2021 rằng Nga, Anh Quốc, Pakistan, Ấn Độ, và Bắc Hàn cũng có kế hoạch tăng kho dự trữ đầu đạn nguyên tử, nhưng tốc độ có thể không nhanh bằng chính quyền Trung Cộng.

Một hỏa tiễn phóng từ hệ thống tên lửa như một phần của vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất được phóng từ cơ sở Plesetsk ở tây bắc nước Nga vào ngày 09/12/2020 (Ảnh: Dịch vụ Báo chí Bộ Quốc phòng Nga/AP)

Kể từ khi nhậm chức hôm 20/01/2020, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã vạch ra một kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, tham vọng và hành động của Nga và Trung Quốc có thể buộc Hoa Kỳ phải đánh giá lại tình hình một cách cẩn thận.

Trong những tuần gần đây, Nga đã điều khoảng 100,000 quân tới các khu vực biên giới gần Ukraine, điều này đã làm dấy lên lo ngại về ý định của Nga.

Tổng thống Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm hôm 30/12 để thảo luận về vấn đề miền đông Ukraine, và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ và Nga dự kiến ​​sẽ có các cuộc đàm phán tiếp theo tại Geneva từ ngày 09/01 đến ngày 10/01.

Trong khi đó, chính quyền tại Bắc Kinh liên tục điều chiến cơ vào Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan, cũng như các chiến hạm đến Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Cộng tuyên bố Đài Loan là của riêng mình, bất chấp thực tế hòn đảo này là một quốc gia độc lập trên thực tế, với quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ và hiến pháp riêng.

Nguồn: Nicole Hao @ ePochTimes

Tags: ,

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh