Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Chính quyền Trung Quốc buộc các nhà sư và người Tây Tạng phải chứng kiến cảnh phá dỡ tượng Phật


Các Lạt ma đang xem điệu múa Chăm trong lễ hội Gedong tại Tu viện Ganden Sumtsenling ở Shangri-La, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, vào ngày 05/01/2016. (Ảnh: Johannes Eisele/AFP qua Getty Images.–

Hồi tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã ép buộc các nhà sư và người dân Tây Tạng phải chứng kiến quá trình phá dỡ bức tượng Phật cao 99 foot (hơn 30m) tại chùa Thoesam Gatsel ở khu tự trị Tây Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên.

Tượng Phật này được xây dựng sau khi chính quyền đã chấp thuận cho dự án hồi năm 2015, và bức tượng có ý nghĩa đặc biệt đối với các nhà sư và người dân Tây Tạng địa phương.

Hôm 07/01, ông Kelsang Gyaltsen, đại diện của Chính phủ Trung ương Tây Tạng tại Đài Loan nói với The Epoch Times rằng “Đối với người Tây Tạng, bức tượng Phật còn có giá trị hơn cả mạng sống của chúng tôi.” “Ngôi đền Thoesam Gatsel tọa lạc ở quận Luhuo nằm trong vùng địa chấn cùng với quận Dawu lân cận. Người dân Tây Tạng tin rằng bức tượng Phật này có thể bảo vệ người dân khỏi bị tổn hại do động đất.”

Ông Gyaltsen chỉ trích việc phá hủy bức tượng và nhà cầm quyền ép buộc các nhà sư và người dân Tây Tạng phải chứng kiến quá trình này.

Ông Gyaltsen nói rằng “Họ phá hủy tài sản [trong đền thờ] của quý vị, báng bổ các vị thần của quý vị và buộc quý vị phải từ bỏ niềm tin tâm linh của mình. Ra lệnh cho người dân phải chứng kiến [việc phá hủy]! Quý vị có thể tưởng tượng áp lực tinh thần mà [các nhà sư và người dân Tây Tạng] phải chịu đựng trong quá trình này là như thế nào.”

Ông Gyaltsen cho biết đây là hành động gần đây nhất mà chế độ cộng sản Trung Quốc đã thực hiện để cố gắng xóa bỏ tôn giáo Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc.

Ông Kelsang Gyaltsen đứng trước bức ảnh của Đạt Lai Lạt Ma. (Ảnh: Được sự cho phép của ông Kelsang Gyaltsen)

Phá dỡ bức tượng

Việc phá dỡ bắt đầu hôm 12/12/2021 và kéo dài chín ngày, Đài Á Châu Tự do (RFA) đưa tin hôm 05/01. Ngoài bức tượng, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng phá hủy 45 bánh xe cầu nguyện, là những bánh xe hình trụ trên một trục quay mà những người cầu nguyện Tây Tạng sử dụng mỗi ngày để bày tỏ lòng thành kính của họ đối với chư Phật.

Một người Tây Tạng sống ở Ấn Độ nói với RFA rằng “Người dân Tây Tạng ở các ngôi làng khác cũng bị buộc phải đến đó để chứng kiến quá trình phá dỡ. [Nhà cầm quyền] đã bố trí nhiều cảnh sát tới địa điểm này, để ngăn không cho người dân chụp ảnh, quay phim, hoặc phá rối.”

Một người Tây Tạng khác sống ở Ấn Độ nói với RFA rằng việc phá dỡ “được thực hiện theo một cách rất bất kính… Bức tượng gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhà cầm quyền cho biết việc chứng kiến quá trình này có thể cho người dân Tây Tạng một bài học.”

Một người dân Tây Tạng đến từ quận Luhuo cho biết, một số người Tây Tạng địa phương đã chi khoảng 40 triệu nhân dân tệ (6.27 triệu USD) để xây dựng bức tượng. Chính quyền đã chấp thuận cho dự án nhưng lại thu hồi chấp thuận này bằng cách tuyên bố rằng bức tượng quá cao.

Một nhà sư Phật giáo Tây Tạng bước ra khỏi phòng cầu nguyện nơi các bánh xe cầu nguyện được treo tại Tu viện Kumbum bên ngoài thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc ngày 08/03/2009. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)

Xóa bỏ bản sắc

Ông Gyaltsen nói rằng ĐCSTQ đang phá hủy bản sắc là người Tây Tạng của người dân Tây Tạng. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung tay giúp đỡ người dân Tây Tạng.

Ông Gyaltsen nói rằng “Từ vài năm trước, [chính quyền] đã buộc trẻ em Tây Tạng phải đến trường. Những trường học này giống như trại tập trung, không cho phép bọn trẻ về nhà thường xuyên, chỉ dạy tiếng Quan Thoại và không cho phép bất kỳ đứa trẻ nào nói tiếng Tây Tạng.”

Ở Tây Tạng, các ngôi chùa là trường dạy đạo đức, phép xã giao, văn hóa và kiến ​​thức Tây Tạng. Các nhà sư trong một ngôi chùa giao tiếp và học hỏi từ các nhà sư từ các ngôi chùa khác. Các trường học mà chính quyền Trung Cộng xây dựng ở các vùng Tây Tạng đang giảng dạy các giáo trình tẩy não do ĐCSTQ biên soạn và phê duyệt.

Ông Gyaltsen cho biết “Chính quyền đã khai triển một hệ thống có tên là quản lý Phật giáo bản địa hóa, trong đó họ không cho phép các nhà sư liên lạc với các nhà sư của các ngôi chùa khác, và thanh niên Tây Tạng không được phép đến các ngôi chùa… Chính quyền đã thành lập cái gọi là Học viện Phật giáo, giống như các trường học của ĐCSTQ và dạy học sinh các học thuyết của ĐCSTQ.”

ĐCSTQ buộc người dân Tây Tạng phải thờ các nhà lãnh đạo Trung Cộng khi họ thờ phượng các vị Phật.

“Bắt đầu từ khoảng năm 2011 hoặc 2012, chính quyền đã ra lệnh cho tất cả các ngôi chùa phải treo chân dung của các lãnh đạo ĐCSTQ. Nếu quý vị muốn thờ một vị Phật, quý vị phải tôn thờ các nhà lãnh đạo ĐCSTQ,” ông Gyaltsen nói thêm.

Chính quyền Trung Quốc không cho phép người Tây Tạng thờ phượng Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất của Tây Tạng và nhà lãnh đạo chính trị Tây Tạng đã nghỉ hưu sống lưu vong, bằng cách cấm mọi người có bất kỳ bức ảnh hoặc chân dung nào của Đạt Lai Lạt Ma.

Ngoài việc xóa các bức ảnh của Đạt Lai Lạt Ma, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các ngôi chùa và nhà ở Tây Tạng phải treo ảnh chân dung của các nhà lãnh đạo. Giờ đây, người dân Tây Tạng phải treo ảnh chân dung của người sáng lập chính quyền ông Mao Trạch Đông và nhà lãnh đạo hiện tại ông Tập Cận Bình.

Nguồn: Nicole Hao, Luo Ya @ ePochTimes

Tags: ,

More Stories From Biển Đông Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh