Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Học giả Anh: Nếu Nga xâm lược Ukraine, Mỹ cần trừng phạt ĐCSTQ


Quân đội Ukraine tuần tra thị trấn Novoluhanske ở miền đông Ukraine ngày 19/2/2022. (Ảnh: Getty Images).

Một nhà nghiên cứu cấp cao tại một tổ chức nghiên cứu tư vấn quốc phòng của Anh cho rằng nên áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) nếu Nga xâm lược Ukraine. Việc này có thể khiến Nga hiểu rằng phương Tây có thể phá hủy một huyết mạch kinh tế từ Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu Aaron Arnold tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia (Royal United Services Institute, RUSI), có bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy tại Mỹ ngày 17/2, nói rằng: “Nếu Washington muốn sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính để tạo thành một biện pháp răn đe đáng tin cậy đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, thì Washington cần đồng thời thể hiện quyết tâm áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Luật nội địa của Mỹ có quyền tài phán ở nước ngoài, các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ nhắm vào các thực thể hoặc quốc gia bên thứ ba kinh doanh với mục tiêu trừng phạt chính.

Trung Quốc và Nga ra tuyên bố chung trong thời điểm Nga – Ukraine đối đầu

Ngày 4/2, ngày khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai nước.

Tuyên bố chung Trung – Nga nêu rõ, mối quan hệ giữa hai nước vượt ra khỏi mô hình liên minh quân sự – chính trị trong Chiến tranh Lạnh. “Không có giới hạn cho tình hữu nghị giữa hai nước, và không có vùng giới hạn cho sự hợp tác.”

Hai bên cũng tiết lộ các kế hoạch hợp tác kinh tế rộng lớn hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, với các thương vụ lên tới hơn 117 tỷ USD. Các điều khoản của hợp đồng 30 năm kêu gọi Nga cung cấp thêm 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới.

Ông Aaron Arnold cho rằng thời điểm đưa ra tuyên bố chung Trung – Nga không phải ngẫu nhiên. Ông viết: “Ít nhất trong ngắn hạn, việc tăng cường quan hệ Trung – Nga tạo cơ hội cho ông Putin làm dịu bớt đòn trừng phạt tiềm ẩn của phương Tây.”

Nga là một trong những nhà cung cấp dầu khí lớn nhất của Trung Quốc. Xét từ góc độ của Nga, nếu phương Tây thực sự áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với lĩnh vực ngân hàng và năng lượng của Nga, việc tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc trước sẽ giúp Nga bù đắp phần nào tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nếu Mỹ muốn chế tài đối với Nga có tính răn đe thì cần gây áp lực cho ĐCSTQ

Ông Arnold cho biết, để đảm bảo độ tin cậy cho lời đe dọa trừng phạt của mình, Washington cần tạo sức ép cho huyết mạch của nền kinh tế mới nổi của Putin, để thể hiện rõ nếu Nga xâm lược Ukraine thì Mỹ sẵn sàng vượt ra ngoài gói trừng phạt tiêu chuẩn, sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng và công ty nhà nước của Trung Quốc

Tuy nhiên, cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Washington đang xem xét các biện pháp trừng phạt thứ cấp cụ thể đối với Trung Quốc, và chỉ dừng lại ở việc nói về điều này mà thôi.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với giới truyền thông gần đây: “Chúng tôi có một loạt các công cụ có thể triển khai nếu chúng tôi thấy các công ty nước ngoài đang phát triển ở Trung Quốc.”

Ông Arnold cho biết, việc triển khai các công cụ này nhắm vào Trung Quốc sẽ có tác động đối với doanh nghiệp Mỹ và lợi ích kinh tế của Mỹ. Hiện giờ, Washington vẫn chưa phải đối phó với vấn đề này và chính sách của họ bây giờ là yêu cầu các đồng minh châu Âu cùng gánh vác việc áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Ông nói: “Dù nói thế nào đi nữa, Mỹ phải chuẩn bị cắt đứt mọi con đường để Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này bao gồm cả việc áp đặt trừng phạt thứ cấp đối với các công ty Trung Quốc và cả nỗ lực hạn chế tác động đến lợi ích của Mỹ.”

“Thực tế đơn giản là, đồng đô la Mỹ chiếm gần 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì không. Đây là một cây gậy cảnh báo có thể vung vẩy.”

Các biện pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ đối với Trung Quốc có thể làm xáo trộn kinh tế

Hành động này đã có tiền lệ có thể làm theo, nhưng tình hình dường như đã thay đổi. Do địa vị bá chủ của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu (đồng đô la chiếm gần 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu, trong khi đồng nhân dân tệ thì không), các ngân hàng đa quốc gia lớn đã và đang tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ vì sợ bị phạt.

Vào năm 2014, ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã bị Mỹ phạt số tiền kỷ lục 9 tỷ đô la vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. ĐCSTQ đã phát triển cái gọi là khung pháp lý của riêng mình và sẵn sàng “rập khuôn” để phản kích lại các biện pháp trừng phạt thứ cấp.

Vào năm 2021, ĐCSTQ đưa ra luật chống trừng phạt, tương tự như “quy định phong tỏa” của Liên minh Châu Âu, cố gắng thông qua việc cấm tuân thủ luật pháp ngoài lãnh thổ với mục đích là để ngăn chặn áp dụng chế tài bên thứ ba ngoài lãnh thổ. Luật này cho phép các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình phạt đối với các công ty Trung Quốc tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Hình phạt có thể bao gồm phạt tiền, thậm chí tịch thu tài sản.

Nhiều học giả và chuyên gia pháp lý đều cho rằng luật pháp của ĐCSTQ có thể đặt các ngân hàng đa quốc gia vào tình thế khó khăn về mặt pháp lý – giữa việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ và tuân thủ chúng, bởi vì dù có làm thế nào thì cũng bị một bên truy cứu trách nhiệm.

Ông Arnold nói rằng mặc dù Trung Quốc vẫn chưa sử dụng luật chống trừng phạt mới để đối phó với Mỹ, nhưng nếu Washington nhắm mục tiêu chế tài thứ cấp vào Trung Quốc, thì tình huống này rất có thể sẽ xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng có thể buộc phải lựa chọn hoặc là bị phạt do vi phạm lệnh trừng phạt của Washington hoặc bị Bắc Kinh phạt do tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ông Arnold ước tính rằng động thái này có thể khiến hàng chục công ty đa quốc gia gặp rắc rối pháp lý, và thậm chí có thể buộc họ phải đứng về phía nào, cũng như khiến cho thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trị giá hơn 615 tỷ USD sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trung Quốc chiếm gần 19% tổng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.

Ông cho biết quan hệ kinh tế Mỹ – Trung ngày càng sâu sắc có thể ức chế tác động bởi các đòn trừng phạt của Mỹ, nhưng nói một cách chặt chẽ, “chúng không hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ”.

TT Putin công nhận độc lập và cho phép điều quân tới Đông Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai (21/2) loan báo rằng Moscow công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng tại Donbass, miền Đông của Ukraine. Ông chủ Điện Kremlin cũng đã ký chỉ lệnh cho phép quân đội Nga tiến vào Donbass để “duy trì hòa bình”.

Ông Putin cũng đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga thiết lập mối quan hệ ngoại giao với cả Donetsk và Lugansk.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Putin tuyên bố Ukraine là một phần không thể tách rời của lịch sử Nga. Ông nói thêm rằng Liên Xô dưới thời Vladimir Lenin đã thành lập nhà nước Ukraine hiện đại và chia tách lãnh thổ này khỏi Nga. Ông chủ Điện Kremlin cũng nói rằng ông tin Ukraine hiện nay đang theo đuổi sở hữu vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ đe dọa đến an ninh của Nga.

Sau khi ông Putin ký chỉ thị và phát biểu trên truyền hình về Đông Ukraine, các lãnh đạo phương Tây đã mô tả động thái này là bất hợp pháp và là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ xâm lược Ukraine trong tương lai gần.

Nguồn: Trí Đạt @trithucvn

Tags: ,

More Stories From Thế Giới

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh