Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, November 5, 2024

Liên Âu họp với 30 nước Ấn Độ-Thái Bình Dương để thúc đẩy hợp tác


Đại diện cao cấp Liên Âu về Ngoại Giao và An Ninh Josep Borrell, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian chụp ảnh chung với các đại biểu khác tại hội nghị ngoại trưởng Diễn Đàn Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Paris (Pháp) ngày 22/02/2022. REUTERS – POOL.–

Hôm nay, 22/02/2022, Liên Hiệp Châu Âu tổ chức một hội nghị cấp ngoại trưởng với nhiều quốc gia khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là khu vực địa – chính trị quan trọng hàng đầu của Liên Âu, cùng với Liên Hiệp Châu Phi.

Chủ trương thúc đẩy hợp tác với các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương và châu Phi của Liên Âu nằm trong kế hoạch « Global gateway », có mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc thông qua dự án Con đường Tơ lụa mới. Hội nghị tổ chức tại Paris, nước Pháp, quốc gia chủ tịch luân phiên Liên Âu.

Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :

Ủy Ban Châu Âu đề xuất một ngân sách 300 tỉ euro cho kế hoạch « Global gateway », hướng đến thúc đẩy hợp tác với toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như kỹ thuật số, hậu cần, giao thông, hay y tế, sản xuất dược phẩm. Hồi tuần trước trong thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Phi và Liên Hiệp Châu Âu, khối 27 nước đã nêu bật các mục tiêu hợp tác mới. Liên Âu muốn dành cho châu Phi một nửa số tiền trong kế hoạch 300 tỉ euro nói trên.   

Thứ Ba này, đến lượt Ấn Độ – Thái Bình Dương trở thành chủ đề trọng tâm của khối 27 nước. Đây là khu vực trải dài từ các quốc gia hai bờ Thái Bình Dương đến bờ tây Ấn Độ Dương. Như vậy, bảy nước châu Phi tiếp tục có mặt trong hội nghị liên quan đến trục địa chính trị thứ hai của Liên Âu, trong đó có Madagascar, Kenya và Nam Phi.   

Đối với Liên Âu, Ấn Độ – Thái Bình Dương là trung tâm địa chính trị mới cùa hành tinh. Đối với nước Pháp, quốc gia chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, hội nghị này cũng là một phương tiện để nhấn mạnh đến các tham vọng của châu Âu và của nước Pháp trong khu vực, đặc biệt là tại Thái Bình Dương, sau vụ Úc từ bỏ hợp đồng mua tàu ngầm Pháp.   

Trả lời RFI, bà Françoise Nicolas, giám đốc trung tâm Châu Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri), cho rằng mục tiêu của Pháp và Liên Âu, trong dự án Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, là không để khu vực này chỉ là nơi đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giám đốc trung tâm Châu Á của Ifri nhấn mạnh  : « Mục tiêu của Pháp và châu Âu là mang lại sự ổn định », Liên Âu có thể có « những hành xử khác » với Bắc Kinh và Washington.

Nguồn: RFI/Trọng Thành

Tags: ,

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh