Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, November 17, 2024

Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch cho Khuôn khổ Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương


Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Tokyo hôm 23/5/2022.–

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/5 công bố kế hoạch Khuôn khổ kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh Vượng (gọi tắt là IPEF) với 13 quốc gia tham gia, nhân chuyến thăm Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ chính thức công bố kế hoạch này vào ngày thứ hai ở thăm Nhật trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, ngay trước cuộc gặp với các nước trong khối Quad (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia) vào ngày 24/5.

13 nước tham gia IPEF gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines, Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Khác với Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, IPEF không bắt các nước tham gia phải đàm phán vấn đề thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, một vấn đề khiến nhiều người Mỹ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất trong nước. Thay vào đó, chương trình tìm cách kết hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực gồm: kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng sạch, các biện pháp chống tham nhũng.

Các nước tham gia IPEF có GPD chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu. Tổng thống Biden nói rằng sẽ có thêm các nước khác sẽ tham gia khuôn khổ này.

Tuy nhiên ông không cho biết khi nào thì IPEF sẽ đi vào hiệu lực.

IPEF được coi như là đối trọng của Mỹ trước sức ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là sau khi Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP hồi năm 2017. Hiệp định này sau đó đổi tên thành Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực từ ngày 20/12/2018 với 11 nước thành viên.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông hoan nghênh IPEF nhưng đồng thời cho biết có mong muốn Mỹ sẽ tham gia lại vào TPP.

Trung Quốc trong khi đó đã lên tiếng phản đối IPEF và gọi đây là câu lạc bộ đóng với mục đích nhằm tthu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc”.

Nguồn: RFA

Tags: , ,

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh