BRICS: Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh nếu «mở rộng liên minh quân sự»
Posted by Luu HoanPho, Jun 24, 2022, Comments Off
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua cầu truyền hình tại lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS, thứ Tư ngày 22/06/2022. AP – Yin Bogu.–
Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina đe dọa khủng hoảng lương thực trên thế giới, hôm nay 23/06/2022 Bắc Kinh tổ chức thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 qua cầu truyền hình. Trung Quốc cảnh báo « mở rộng các liên minh quân sự » dẫn tới chiến tranh, như khủng hoảng Ukraina đã cho thấy. Theo giới quan sát đây là thông điệp nhắm trực tiếp vào NATO và Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina đe dọa khủng hoảng lương thực trên thế giới, hôm nay 23/06/2022 Bắc Kinh tổ chức thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 qua cầu truyền hình. Trung Quốc cảnh báo « mở rộng các liên minh quân sự » dẫn tới chiến tranh, như khủng hoảng Ukraina đã cho thấy. Theo giới quan sát đây là thông điệp nhắm trực tiếp vào NATO và Hoa Kỳ.
Nhóm BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Bắc Kinh, New Delhi có những mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế với Matxcơva đã tránh lên án Nga xâm chiếm Ukraina.
Đây là một trong những diễn đàn hiếm hoi tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự kể từ sau khi quyết định xâm chiếm Ukraina. Phát biểu với các doanh nhân của nhóm BRICS, nguyên thủ Nga lên án phương Tây « sao nhãng với các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường và tự do giao thương ». Kremlin kịch liệt chỉ trích phương Tây ban hành các biện pháp trừng phạt Nga vì lý do « chính trị » và do đó các doanh nhân của Nga đã phải « chuyển hướng » các hoạt động xuất nhập khẩu để hướng tới các đối tác trong khối BRICS nhiều hơn.
Về phía Trung Quốc, trong cương vị chủ nhà, một ngày trước khi chính thức khai mạc thượng đỉnh, ông Tập Cận Bình tập trung vào vế an ninh. Theo lãnh đạo Trung Quốc, xung đột Ukraina là « tiếng chuông báo động, thức tỉnh nhân loại » trước sự mù quáng « tin vào sức mạnh» và tham vọng « mở rộng các liên minh quân sự », trước thái độ ích kỷ của một số quốc gia chỉ lo cho « an ninh của chính mình ». Bắc Kinh quan niệm thái độ đó chỉ có thể dẫn đến « bế tắc ».
Từ thủ đô Bắc Kinh thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm về thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 :
“Ngoài những hình ảnh trông thấy trên đài truyền hình, khó biết được một cách chính xác những gì đang diễn ra ở hậu trường của Điếu Ngư Đài, nhà khách nơi đón tiếp các lãnh đạo quốc tế đến Bắc Kinh. Theo các nguồn tin từ bộ Ngoại Giao Trung Quốc, khoảng 1.000 khách mời tham dự qua cầu truyền hình hay trực tiếp 5 cuộc hội thảo dự trù diễn ra nhân sự kiện này.
Các cuộc hội thảo đó xoay quanh các đề tài như là cải cách hệ thống đa phương, phục hồi kinh tế, chia sẻ công nghệ, chống dịch bệnh, phát triển bền vững. Tất cả các chủ đề này được đưa ra trong bối cảnh các bên băn khoan tìm ngõ thoát khỏi khủng hoảng. Phát biểu hôm qua, ông Tập Cận Bình lưu ý « công luận đang lo ngại kinh tế toàn cầu sa lầy trong các cuộc khủng hoảng chồng chất ».
Bắc Kinh lặp đi lặp lại, BRICS là một công cụ để khởi động lại cỗ máy kinh tế toàn cầu. Trong khi Trung Quốc và nhất là Nga muốn bác bỏ những luận điệu của G7 cho rằng các biện pháp trừng phạt là hiệu quả.
Cùng lúc Trung Quốc và nhất là Nga đang muốn diễn giải một cách tích cực về những biện pháp trừng phạt mà G7 đã ban hành.
Tổng thống Nam Phi, Cyril Ramaphosa nhắc lại : du khách của nhóm BRICS chiếm 65 % trong số những người tham quan quốc gia này hồi 2018 và do tác động từ việc Nga xâm chiếm Ukraina, nhu cầu đẩy mạnh hợp tác về an ninh lương thực càng thúc bách.
Có nhiều nước muốn gia nhập câu lạc bộ BRICS. Chẳng hạn như Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thông báo tham sự hội nghị lần này.”
Nguồn: RFI/Thanh Hà