Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, November 18, 2024

Tham nhũng đang phá hủy giấc mơ thống trị ngành vi mạch bán dẫn của Trung Quốc cộng sản


Một công nhân tại nhà máy Oppo ở Đông Quản đang xử lý các mạch thành phần của vi mạch điện thoại thông minh hôm 08/05/2017. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP qua Getty Images)

Các khoản đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đã thúc đẩy tham nhũng

Có vẻ như chiến dịch sản xuất vi mạch bán dẫn quốc gia của Trung Quốc sắp kết thúc, với các khoản đầu tư to lớn bị bòn rút và các nhân vật chủ chốt trong ngành bán dẫn bị bắt giữ gần đây.

Theo tập đoàn truyền thông tài chính Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc hôm 02/08, ông Triệu Vĩ Quốc (Zhao Weiguo), cựu chủ tịch Tập đoàn Thanh Hoa (Tsinghua Unigroup) và ông Điêu Thạch Kinh (Diao Shijing), cựu đồng chủ tịch của tập đoàn này, đều đã bị điều tra vào tháng trước. Vào cùng thời điểm đó, ông Lý Lộc Viên (Li Luyuan), chủ tịch của Thanh Hoa Bắc Kinh (Beijing Tsinghua), một công ty con của Tập đoàn Thanh Hoa, cũng bị chính quyền bắt giữ.

Tập đoàn Thanh Hoa, một công ty hàng đầu trong ngành bán dẫn của Trung Quốc, có trụ sở ở Bắc Kinh, đã nộp đơn xin phá sản, và được tái cấu trúc trong năm 2021.

Sáu năm trước, trong chuyến thăm Đài Loan vào năm 2015, chủ tịch khi đó của công ty là ông Triệu tuyên bố mua lại TSMC, xưởng đúc bán dẫn chuyên dụng của thế giới.

Ngày 30/07, cơ quan giám sát kỷ luật cao nhất của Trung Quốc thông báo rằng ông Đinh Văn Vũ (Ding Wenwu), tổng giám đốc của Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia (ICF), đã bị điều tra.

Kể từ khi thành lập ICF vào năm 2014, ông Đinh là chủ tịch của ICF. ICF đã đầu tư và mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Thanh Hoa.

Các nhân vật quan trọng khác bị điều tra trong lĩnh vực bán dẫn bao gồm những cá nhân sau: ông Lộ Quân (Lu Jun), cựu chủ tịch của SINO-IC Capital; ông Dương Chinh Phàm (Yang Zhengfan), phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư của công ty; và ông Vương Văn Trung (Wang Wenzhong), thành viên sở hữu vốn của Quỹ Hồng Thái (Hongtai Fund) và là bạn học cũ của ông Lộ Quân (Lu Jun).

SINO-IC Capital là bộ phận quản lý duy nhất của ICF, và chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư của ICF.

Nhân vật chủ chốt bị điều tra

Quan chức quan trọng nhất bị hạ bệ trong đợt điều tra này là ông Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, hôm 28/07, ông Tiêu bị điều tra với cáo buộc vi phạm pháp luật. Tuyên bố không cung cấp thêm các chi tiết về cáo buộc này.

Ông Tiêu là một nhân vật quan trọng trong nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm xây dựng một ngành công nghiệp vi mạch đẳng cấp thế giới. Có tin đồn suy đoán rằng ông Tiêu đã cố gắng tự sát trước khi bị chính quyền bắt đi.

Đáng chú ý, ông Tiêu từng là phó Tổng thư ký Quốc vụ viện của ĐCSTQ và là cấp dưới trực tiếp của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có ý định làm suy yếu phe phái chính trị của ông Lý; nghĩa là, ông Tập muốn loại bỏ bất kỳ trở ngại nào khiến ông ấy không thể bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng vào cuối năm nay.

Bất chấp điều đó, chiến dịch kiểu Đại Nhảy Vọt cho chất bán dẫn do chính quyền của ông Tập phát động, dường như đã thất bại.

Đại Nhảy Vọt đã được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông, là một chiến dịch tập thể hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn dẫn đến suy thoái kinh tế từ năm 1958 đến năm 1962.


ầu tư tốn kém

Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là một trong những lĩnh vực công nghệ cao nhất. ĐCSTQ đã hy vọng dẫn đầu thế giới bằng cách ném tiền vào đó, mặc dù công nghệ của Trung Quốc tụt hậu nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình CNBC “Squawk Box Asia” hôm 19/01, ông Mario Morales, phó chủ tịch nhóm hỗ trợ công nghệ và chất bán dẫn tại công ty International Data Corporation, tuyên bố Trung Quốc là nước tiêu thụ chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới, thấp hơn một chút so với Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc vẫn không thể sản xuất chất bán dẫn cao cấp.

Ông Morales nhận định, “Tôi vẫn tin rằng [Trung Quốc] có lẽ đi sau ba hoặc bốn thế hệ so với những gì được coi là lợi thế hàng đầu.”

Bất chấp điều đó, Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia (ICF) đã nhận được rất nhiều tiền bạc của nhà nước. Quỹ này đã nhận được hơn 130 tỷ nhân dân tệ (khoảng 19 tỷ USD) trong vòng đầu tư đầu tiên và hơn 204 tỷ nhân dân tệ (khoảng 30 tỷ USD) trong vòng thứ hai. ICF cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty bán dẫn của Trung Quốc thông qua sự tham gia trực tiếp từ vốn cổ phần, và vốn đòn bẩy, ước tính lên đến hàng ngàn tỷ USD.

Trong năm 2020, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch sản xuất vi mạch bán dẫn quốc gia do kết quả của việc đại công ty công nghệ Trung Quốc Huawei bị cấm sử dụng vi mạch bán dẫn Mỹ. Các chính quyền địa phương tranh nhau thành lập các quỹ đầu tư, cung cấp nhiều loại trợ cấp và ưu đãi, và các khu công nghiệp bán dẫn được xây dựng. Theo Nam Hoa Tảo Báo (SCMP), khoảng 15,700 công ty bán dẫn mới đã được đăng ký từ tháng 01-05/2021, tăng gấp ba lần so với cùng thời kỳ năm trước.

Nhưng chỉ hai năm sau, không những không sản xuất được vi mạch bán dẫn mà các doanh nghiệp do ĐCSTQ đầu tư đều đã bị phá sản, lần lượt bị vỡ nợ hết doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác.

Một ví dụ như vậy là ‘công ty ngôi sao’ của Trung Quốc, Nhà sản xuất Thiết bị Hình ảnh Hoài An (HIDM), đặt tại tỉnh Giang Tô.

HIDM nổi lên vào đầu năm 2016 và tuyên bố đã hoàn thành thiết bị, sản xuất hàng loạt, và đạt doanh thu trong vòng một năm.

Tuy nhiên, kể từ nửa đầu năm 2019, HIDM đã không thể trả lương [cho người lao động], theo một số người trong cuộc nói với Tập Vi (Jiwei), một hãng truyền thông bán dẫn của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, HIDM đã nhận được 4.6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 680 triệu USD) đầu tư, nhưng ước tính cần thêm 3 tỷ nhân dân tệ (440 triệu USD) để mua thiết bị trước khi có thể bước vào “giai đoạn vận hành.” Chính quyền thành phố Hoài An từ chối tiếp tục trợ cấp cho HIDM; do đó, “doanh nghiệp ngôi sao” này đã sụp đổ.

HIDM tuyên bố đã tạo ra một “nhà máy sản xuất tấm vi mạch 12 inch, với công suất hàng năm là 240,000 tấm vi mạch”. Nhưng công ty này đã không tạo ra được một vi mạch nào cả.

Vậy 4.6 tỷ nhân dân tệ (680 triệu USD) đã đi đâu?

Theo Tập Vi, khoảng 650 triệu nhân dân tệ (96 triệu USD) đã được chi cho lương hàng năm của các giám đốc điều hành cao cấp của công ty. HIDM cũng chi rất nhiều tiền cho quan hệ công chúng và giải trí. Ví dụ, công ty đã chi hơn 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 300,000 USD) cho một bữa tối đêm giao thừa cho các giám đốc điều hành.

Tập Vi cho biết, ít nhất nửa tá công ty khác ở Trung Quốc, cũng đang trong tình trạng tương tự như HIDM.

Một vi mạch bán dẫn có kích thước bằng một đồng xu, sử dụng trong các bộ xử lý trung tâm và bộ xử lý đồ họa, được phát triển bởi Advanced Micro Devices (AMD) có trụ sở tại Hoa Kỳ, được trưng bày trong cuộc họp báo tổ chức tại Đài Bắc hôm 24/05/2011 trước Computex, Hội chợ thương mại CNTT lớn nhất Á Châu. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images)

Lừa đảo lớn nhất về sản xuất vi mạch của Trung Quốc

Ngày 31/07, tập đoàn truyền thông tài chính Tài Kinh (Caijing) của Trung Quốc đã đăng một bài bình luận, có tiêu đề “Lịch sử tham nhũng trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn”. Được mệnh danh là “Tài kinh thập nhất nhân”, nhóm các tác giả đã chỉ ra rằng sự suy giảm của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Trung Quốc, là có liên quan đến tham nhũng.

Bài báo trích dẫn vụ án “Hán Tâm 1” (“Hanxin 1”, được cho là vi mạch đầu tiên của Trung Quốc), gọi đây là “vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử khoa học Trung Quốc.”

Vào tháng 02/2003, Công ty Công nghệ Hán Tâm (Hanxin Technology Co.), trực thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, thông báo rằng họ đã thiết kế vi mạch bán dẫn “Hán Tâm 1” sử dụng quy trình bán dẫn 0.18 micron tiên tiến quốc tế, với 2.5 triệu thiết bị trên một khối tích hợp, có kích thước chỉ bằng một nửa móng tay, với lõi xử lý 32 bit và 200 triệu phép tính mỗi giây.

Chính quyền Thượng Hải đã tổ chức một cuộc họp báo cho mục đích này. Tại cuộc họp này, một số chuyên gia Trung Quốc đã đánh giá cao “Hán Tâm 1”, cho rằng công nghệ ứng dụng của vi mạch đã đạt đến trình độ hàng đầu thế giới, và là “cột mốc” trong sự phát triển của vi mạch bán dẫn Trung Quốc.

Chính quyền Thượng Hải thậm chí đã xin cấp sáu bằng sáng chế cho dự án này.

Kể từ đó, ông Trần Tiến (Chen Jin), người phát minh ra “Hán Tâm 1”, đã được trao tặng một loạt danh hiệu và tài sản của ông đã tăng hơn 80 lần. Ông ấy cũng đã nộp đơn xin cấp 1.1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 160 triệu USD) tài trợ nghiên cứu cho “Hán Tâm 1” và các dự án nghiên cứu khác, và có thể đủ điều kiện cho chức danh viện sĩ.

Tuy nhiên, người ta nghi ngờ về việc “Hán Tâm 1” có thực sự đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Đầu năm 2006, một báo cáo được công bố trên diễn đàn trang web của Đại học Thanh Hoa, tiết lộ rằng “Hán Tâm 1” là một trò lừa đảo lớn.

Sau đó, nhiều hãng truyền thông phát hiện ra rằng ông Trần từng là nhân viên của Motorola, một công ty viễn thông của Hoa Kỳ. Ông Trần được cho là đã nhờ một đồng nghiệp cũ, mua một vi mạch bán dẫn Motorola, sau đó một lao động địa phương đã loại bỏ cái tên Motorola đi và đóng dấu nó với tên “Hán Tâm 1”.

Ông Trần không phải là người duy nhất đáng trách. Theo bài báo của Tài Kinh, vấn đề thực sự trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, nằm ở hệ thống của ĐCSTQ.

Bài báo này đã bị kiểm duyệt ngay sau khi được đăng tải trên internet Trung Quốc. Nhưng nội dung gốc vẫn có thể được tìm thấy trên phương tiện truyền thông Trung Quốc Tuyết Hoa Tân Văn (Xuehua News), có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Nguồn: Shawn Lin , Yến Nhi @ ePochtimes

Tags:

More Stories From Thế Giới

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh