Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG: Cuộc khởi nghĩa 10-2-1930


CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA

HỘI NGHỊ ÐỨC HIỆP 

Trung tuần tháng 5/1929, đại hội đại biểu toàn quốc lại được bí mật triệu tập họp tại làng Ðức Hiệp, phủ Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Trước hết, Nguyễn Thái Học thuyết trình về một số điều khoản trong bản Ðiều Lể Ðảng.

Theo Ðiều Lệ mới, thấy rõ sự khác biệt quan trọng với những quy luật lúc đầu, chỉ có mục đích là không thay đổi. Tất cả các tổ chức đều biến đổi, và 3 viện họp thành cơ quan tối cao của Ðảng, nay chỉ còn một cơ quan duy nhất: “TỔNG BỘ CHIẾN TRANH”.

Mỗi Chi bộ không quá 10 người, mà phải là những người có đầy đủ tư tưởng cách mạng. Gặp cơ hội thuận tiện, các Chi bộ sẽ biến thành “NHÓM CHIẾN ÐẤU”.

Sau phần đại hội thông qua Ðiều Lệ mới, Nguyễn Thái Học thuyết trình tiếp:

– “Ðứng trước hoàn cảnh hiện tại của Ðảng chúng ta phải lãnh đạo nhân dân làm cuộc “TỔNG KHỞI NGH¹A” gấp rút mới được. Nếu để chậm lại theo đúng chương trình Ðảng đã dự liệu, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị thực dân bắt hết, sẽ chết dần chết mòn trong nhà tù, Ðảng chúng ta sẽ tan ! Nghĩa là cuộc “TỔNG KHỞI NGH¹A” nội trong năm nay.

“Vậy ngay từ giờ phút này, các đồng chí trong nhà binh phải chú ý đến phương pháp tấn công, các địa điểm chiến lược… Các đồng chí dân sự phải chăm lo rèn rũa, gươm, dáo, chế tạo bom, đạn, cùng sự tập luyện võ nghệ để đợi ngày…”

Nguyễn Thái Học dứt lời, Các Ðại biểu tranh luận sôi nổi. Một phải tán thành chủ trương của Ðảng Trưởng, một phái chủ trương chưa nên khởi nghĩa vội, vì lực lượng Ðảng còn kém, đánh tất phải bị thua, thua tất bị thực dân khủng bố dữ dội, dân khí sẽ hết vì thế mà thui chột mất hàng chục năm. Phái này mệnh danh là “Phái trung lập hay cải tổ” do Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Tiến Lữ, Lê Tiến Sự chủ trương.

Ðến khi giơ tay biểu quyết, thì phái chủ chiến đã thắng lợi. Sự chuẩn bị cho cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” bắt đầu tiến hành một cách hăng say gấp rút.

Sau cùng, Tổng bộ thảo ra một bản kế hoạch “Tổng công kích” với mấy điểm chính dưới đây:

  1. Ðảng chỉ huy một cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” cùng một lúc đánh vào những Ðô Thị lớn và những yếu điểm quân sự của Pháp quân.
  2. Võ khí giết giặc phần chính là nhằm vào những võ khí cướp được của địch, và những bom, đao, kiếm do chính Ðảng tự chế tạo ra.
  3. Lực lượng chính trong cuộc “TỔNG KHỞI NGH¹A” là những binh sĩ của Ðảng trong hàng ngũ địch, lực lượng phụ là toàn thể đảng viên ở ngoài Binh đoàn.
  4. Quân kỳ dùng trong cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” có 2 màu: mầu vàng và mầu đỏ (mầu vàng tượng trưng cho dân tộc, mầu đỏ tượng trưng cho tranh đấu, nghĩa là dân tộc nổi dậy tranh đấu giành độc lập)
  5. Quân trang: Ðảng quân mặc quần áo ka ki mầu vàng, đội mũ có vành lưỡi trai, đi giầy cao su, ta phải đeo băng vải mầu vàng có chữ: “VIỆT NAM CÁCH MẠNG QUÂN.”
  6. Công tác cấp tốc là phải nổ lực tuyên truyền xâu rộng, và mạnh mẽ thêm trong giới binh sĩ Pháp ngoài Binh đoàn của Ðảng, đồng thời lập ngay nhiều “XƯỞNG CHẾ BOM”

Chương trình “TỔNG KHỞI NGH ĨA” cách ít ngày sau đã được Bộ Chỉ huy tối cao chấp thuận. Việc “TỔNG KHỞI NGHĨA”, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Xúc tiến công cuộc “TỔNG KHỞI NGH ĨA” Nguyễn Thái Học rất lấy làm lo ngại, vì chưa tìm được đồng chí nào có đủ khả năng để phụ trách tổ chức Binh đoàn của Ðảng ở tỉnh Yên Bái, một yếu điểm quân sự ở miền Thượng Du.

Sau một hồi suy nghĩ, Sư Trạch đề nghị nên trao trọng trách ấy cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Giang, có Ðỗ Thị Tâm và Nguyễn Thị Bắc trợ lực, chắc chắn sẽ thành công.

Qủa thật vậy, vượt qua bao thử thách và bao gian nguy trở ngại, cô Giang đã thành công rực rỡ trong sứ mạng mà Ðảng đã giao phó, Cô Giang làm việc không biết mệt!

Sư Trạch xin tự đảm trách việc tuyên truyền ở các Sơn Môn, đạo hữu để ủng hộ đảng về cả mặt tinh thần lẫn vật chất, đồng thời xin chịu trách nhiệm huấn luyện các đồng chí về kiếm thuật để áp dụng cấp thời vào công cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA”. Ngoài ra Sư Trạch còn lãnh nhiệm vụ bảo vệ tính mạng cho lãnh tụ Nguyễn Thái Học. Ngoài Sư Trạch, còn xuất hiện một số nhân tài mới, taì ba xuất chúng: Ký Con, Lương Ngọc Tốn, Trịnh Văn Yên..

Sau khi hội nghị giải tán, còn lại 3 lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Ðức Chính. Nguyễn Thái Học đưa ra ý kiến, là không nên để cho các đồng chí Quân Nhân biết trước vội chương trình hoạt động, bởi tính tình họ dễ bồng bột và cũng dễ nguội lạnh. Nhất là đồng chí Phạm Thành Dương chỉ nên trao phó trách nhiệm tổ chức quân sự ở một khu Hà Nội mà thôi. Tuyệt đối không thể để cho được biết đảng còn có những Binh đoàn khác ở những nơi nào. Tuyệt đối đề phòng khi mưu cơ của chúng ta bị lộ hoặc có kẻ mưu phản Ðảng, sẽ không liên hệ đến các Binh đoàn khác.

BIẾN CỐ QUAN TRỌNG

Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1929 tại nhà Lương Văn Trạm ở làng Mỹ Ðiền, thuộc tỉnh Bắc Giang, bỗng phát lên tiếng nổ vang trời dậy đất.

Tiếng nổ ấy từ một gian buồng kín phát ra, làm một bức tường đổ, mái nhà bị lật tung. Lương Văn Trạm từ ngoài vội vàng chạy vào, thì thấy 3 đồng chí coi việc chế bom thịt xương bị dập nát, mặt mũi xém đen sì, máu me chan hòa, cả ba nói không thành lời. Liền được vực cả lên tấm phản, rồi vộ vàng nhặt nhạnh quần áo nát cùng giấy tờ đem thiêu hủy cho phi tang.

Phúc chốc bọn hương lý cùng tuần phu ùm ùm kéo tới bắt trói Lương Văn Trạm. Khám xét trong phòng, người ta thấy một số giây đồng, mảnh thủy tinh, mạt gang cùng các hóa chất còn lung tung bừa bãi, và lạ nhất la dưới đất đến có hơn 40 cái lỗ tròn, họ cho la những lỗ để đúc bom!

Lương Văn Trạm bị giải lên sở mật thám, bị tra tấn rất tàn nhẫn mà vẫn không sao biết được tên 3 người hy sinh và nghĩa vụ cao cả ấy là ai? Người anh ruột của Trạm là Chánh Hội Mỹ Ðiền lập tức được trát bắt, nhưng đã trốn thoát được.

Phạm Công Tạo, Trần Ngọc Liên, Vũ Văn Dương, Ðỗ Ðức Hoạt, Cả Cai, Khóa Yên.. là những người thường hay lui tới nhà Lương Văn Trạm đều bị bắt cả, sự thực họ đều là Ðảng viên VNQDÐ. Họ tích cực chế tạo bom, tuyên truyền kết nạp thêm, võ trang đồng chí, đánh traó lấy địa đồ quân sự, đều nằm trong túi Khóa Yển, một vai trọng yếu trong Tỉnh Ðảng bộ tỉnh Bắc Giang.

Bị giam cầm mãi tới sau Hội đồng đề hình giải tán, vụ này mới đưa ra xử trước toà án Ðệ Nhị cấp tỉnh Bắc Giang.

Ngày 20 tháng 11, Chính quyền Thực dân khám phá được 130 trái bom chôn dấu tại làng Phao Tân.

Ngày 23 tháng 12, khám phá được 150 traí bom tại làng Nội Viên

Ngày 26 tháng 12, khám phá được 250 traí bom ở Thái Hà ấp.

Ngày mồng 10 tháng giêng năm 1930 khám phá được nhiều chum xành chứa truyền đơn cách mạng ở Lục Nam (Bắc Giang), kêu gọi dân chúng và binh sĩ cùng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng.

Bởi bắt được số truyền đơn này, nên sở mật thám đã báo động tất cả giới hữu quyền, và đặt họ phải đề phòng chống lại một phong trào bạo động có thể xẩy ra! Những biện pháp canh phòng được áp dụng một cách nghiêm ngặt và khẩn cấp (1)

Ðến ngày 20 tháng giêng, Chính quyền thực dân lại khám phá bắt được xưởng chế tạo đao, kiếm, và tiếp tục những ngày sau còn khám phá được nhiều traí bom chế tạo tại nhà Tổng hội ở làng Kha Lâm (Kiến An) và các làng khác.

Sau những vụ khám phá trên, tờ báo “Volonté Indochinois” ở Hà Nội viết: ” Những traí bom đó có lẽ là do mấy người lính An Nam qua Pháp hồi trước đã từng ra chiến trận, và đã tường làm việc trong các kho thuốc súng, nay về nước bắt chước mà làm, vì xét những traí bom giống như đạn hạt lưụ (grenade) dùng trong khi Ðức Pháp chiến tranh mới rồi!

Sự thực những trái bom của VNQDÐ mà chính quyền thực dân đã khám phá ra được, là do một thanh niên đảng viên là Trịnh Văn Yên chế tạo.

Tóm lại, từ cuối tháng 10 năm 1929 đến tháng giêng năm 1930, Chính quyền thực dân đã khám phá được trước sau là 70 nơi chứa bom, đao, kiếm, truyền đơn, cờ, quân phục của VNQDÐ

NGUYỄN THÁI HỌC, NGUYỄN KHẮC NHU, PHÓ ÐỨC CHÍNH BỊ BẮT HỤT

Ngày mồng 7 tháng 12 năm 1929, có 2 kẻ (3) đến mật báo cho sở mật thám biết nơi ở của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Ðức Chính hiện ở nhà Lý Cả làng Võng La, tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).

Thừa lệnh quan thầy, Phạm Thành Dương tức Ðội Dương hướng dẫn một tên mật thám trá hình đeo lon cấp hạ sĩ quan Nhà binh đi kèm bắt Nguyễn Thái Học.

Nhưng Ðội Dương không rõ địa thế làng Võng La! Giáo Phú (4) cho Ðội Dương hay: Võng La là một làng cách mạng, ngày đêm quanh làng có người canh gát; chỉ có lối ra bờ sông là không có. Vậy khi đến bắt nên theo lối ấy mà vào. Theo lời Giáo Phú, Ðội Dương đi lối bờ sông vào, qủa nhiên anh em không kịp đề phòng vào báo trước.

Sớm ngày mồng 8 tháng 2 năm 1929, theo chân Ðội Dương, Riner Thanh tra mật thám cũng cầm đầu một toán mật thám bổ vây xung quanh làng Võng La, trừ mặt sông.

Vào nhà Nguyễn Tiến tức Lý Cả, Phạm Thành Dương có vẻ không được tự nhiên như mọi lần gặp gỡ trước. Ðội Dương giới thiệu với ba ông: Học, Nhu, Chính: “Ðây là một đồng chí trong ban Tham mưu Cách mạng quân đi theo là để bảo vệ cho Tham mưu trưởng”.

Xét thấy thái độ và cử chỉ của Phạm Thành Dương có vẻ khả nghi, Phó Ðức Chính liềm bấm Nguyễn Thái Học lui vào phía nhà sau, khuyên nên đề phòng. Khi trở ra phòng ngoài, trên mặt án thư có đặt khay trà, Ðội Dương cùng người tùy tòng ngồi một bên, ba ông Học, Nhu, Chính cùng ngồi một bên mời nhau uống trà và hỏi thăm tin tức.

Nhưng chốc lát lại thấy Ðội Dương ngó đồng hồ đeo tay, mà bàn tay lại thấy run ry, hình có sự ước hẹn cùng ai! Phút chốc Ðội Dương liền đứng phắt dậy, thò tay vào túi quần, tên tùy tòng cũng đứng dậy theo.

Nhanh như chớp, Xứ Nhu co hai chân đạp thật mạnh vào án thư, rồi ù té chạy; Nguyễn Thái Học cùng Phó Ðức Chính cũng tiếp tục chạy mỗi người mỗi ngả.

Bị té nhào một cách bất ngờ! Chúng vội vàng đứng dậy, hai bàn tay run run, chĩa súng bắn theo Nguyễn Thái Học và Phó Ðức Chính, Học và Chính ngã vật xuống đất, nằm giả đò chết thật. Ðội Dương và tên tùy tòng bỏ đó, một tay cầm súng, một tay giắt xe đạp vội rượt theo xứ Nhu.

Thừa dịp Nguyễn Thái Học cùng Phó Ðức Chính tức thì trở dậy tẩu thoát. Phó Ðức Chính bị đạn xuyên ngang phần dưới vú, lặn vào thịt không sao lấy ra được, trở thành cái tật, sờ vào thấy lục cục, được các đồng chí cấp tốc đem giấu kín trong kẹt một đống rơm. Nguyễn Thái Học không bị một vết thương nào, vội vàng vượt qua hàng rào từ nhà này sang nhà khác, chạy thoát ra được ngoài đồng theo lối tắt. Một lão nông đương đập đất thấy Thái Học chạy tới, vội trút cái áo tơi lá đương khoác cho Thái Học, và chụp lên đầu ông chiếc nón lá, và trao luôn chiếc vồ đập đất. Còn ông già thì vơ chiếc điếu cày ra ngồi đầu bờ ruộng vờ hút thuốc canh chừng cho Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thái Học vờ đập đất một hồi, vồi vác vồ lùi dần khỏi địa phận làng Võng La, tìm đến nhà một đồng chí ở làng kế cận cải trang, rút lui dần về Miền Xuôi: làng Mỹ Xá (Hải Dương).

Nguyễn Khắc Nhu vượt hàng rào rút lui ra lối bờ sông tại một bến bí mật, có thuyền chờ sẵn đưa đi thoát.

Nghe tiếng súng nổ, những đồng chí canh gát ở ngoài liền chạy vào tiếp cứu. Ðội Dương e ngại mất mạng, không dám sục sạo đuổi theo nữa, chỉ còn biết thủ thế đợi đồng bọn thám tử mai phục ở ngoài nghe hiệu kéo vào. Vào tới đầu làng, chúng bắt gặp người trong làng vác cầy vác cuốc ra đồng, coi như không có việc gì xảy ra ở trong làng cả! Bọn mật thám chia nhau: một mặt bắt người làng phải tập họp cả lại, để chúng nhận diện từng người; một mặt chúng sục vào từng gia đình lục xoát. Kết qủa bọn mật thám đã không tìm thấy ba ông: Học, Nhu, Chính; đành bắt gia đình Lý Cả, Lý Hai và cụ Bá Hộ, thân sinh ra hai ông trên đưa về sở mật thám Hà Nội để điều tra ít ngày, rồi chuyển lên giam ở đề lao tỉnh Phú Thọ.

Kế đến ngày 23 tháng 12 năm 1929, Ủy ban quân, Chính của Ðảng ở địa phương Hải Phòng cũng bị mật thám đến vây bắt giữa lúc đang hội họp.

THI HÀNH BẢN ÁN PHẠM THÀNH DƯƠNG

Trước khi diệt giặc ngoài, cần phải diệt hết giặc trong, ấy là cả hai cha con Phạm Thành Dương tức Ðội Dương. Dương là con trai viên giáo học Phạm Huy Du. Lúc thiếu thời, Phạm Thành Dương là học sinh trường Bưởi, sau khi tốt nghiệp thi vào trường thuốc (Ecole de Médecine). Theo học đến năm thứ hai thì bỏ dở, sang Vientiane (Ai Lao) được bổ làm thư ký ở Tòa Khám Sư. Tính ham chơi cờ bạc, nên đeo công mắc nợ, Phạm Thành Dương bỏ việc trốn về Hà Nội. Tại Hà Nội, Dương xin đăng lính sở Tầu Bay ở Bạch Mai, và nhân có học lực khá, Dương được cử theo học lớp hạ sĩ quan ở Chùa Thông (Sơn Tây).

Ðầu năm 1928, do một đảng viên là Giáo Phú giới thiệu, Nguyễn Thái Học đích thân đến đồn binh Chùa Thông tuyên truyền và kết nạp Phạm Thành Dương vào VNQDÐ.

Ðầu năm 1929, Phạm Thành Dương mãn khóa, được đổi về tòng sự tại phi trường Bạch Mai, Dương được chính thức công nhận là một đảng viên thực thụ; và được Tổng bộ cữ giữ chức trưởng ban Binh Vụ thay thế một đảng viên mới bị HÐÐH bắt giam là viên đội Trần Văn Mòn.

Giữ chức trưởng ban Binh Vụ, Phạm Thành Dương đã tuyên truyền và kết nạp được rất nhiều quân nhân đồng chí tỏ ra một đảng viên rất nhiệt thành xứng đáng.

Ðến cuối năm 1929, Ðội Dương bắt đầu thay đổi trí hướng, thoạt đầu Dương bí mật báo sở mật thám đến vây khám cơ quan chế bom của Ðảng ở căn nhà số 7 bis Vĩnh Hồ, rất may những người có phận sự ở nơi đó đã trốn thoát được cả. Tiếp theo, Ðội Dương dẫn mật thám đến đào được ở gò Ðiện khí ấp Thái Hà, tìm thấy 700 trái bom do Ðảng giấu kín, để dùng trong trường hợp tấn công phi trường Bạch Mai.

Ngày 8 tháng 12, Ðội Dương dẫn một toán mật thám lên vây làng Võng La, để bắt Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Ðức Chính.

Bị thất bại ở Võng La, Ðội Dương tố cáo những binh sĩ trong các Chi bộ Binh đoàn của Ðảng ở Hà Nội, khiến một số bị tù, một số bị lột lon đổi đi các đồn binh hẻo lánh. Y lại còn tố cáo với Chính quyền thực dân là VNQDÐ đương sửa soạn ráo riết cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA, nhưng chưa được biết rõ Ðảng ấy ấn định cuộc khởi nghĩa vào ngày nào tháng nào! (5)

Theo báo cáo của ban đặc vụ VNQDÐ thì nguyên nhân việc Phạm Thành Dương tạo phản, là do Phạm Huy Du được biết người con trai yêu qúy của ông là Phạm Thành Dương, là một đảng viên trọng yếu của VNQDÐ, ông liền đến tìm Léonet là giám đốc các trường Tiểu học Pháp Việt, tỏ nỗi lo âu. Cách 3 ngày sau, Giáo Du được mời đến sở mật thám, Arnoux dọa khéo nhà giáo về khuyên nhủ con phải bỏ VNQDÐ mà theo về với chính phủ Bạo Hộ.

Giáo Du về khuyên con, dọa Ðội Dương nếu không tuân lời, thì ông sẽ nói với Tây bỏ tù và sẽ đưa ra Côn Ðảo. Ðội Dương còn ngần ngừ chưa quyết định thái độ.

Cách vài ngày sau, Phạm Huy Du và Phạm Thành Dương được giấy mời lên Phủ Toàn Quyền. Pasquier long trọng trao tặng cho Phạm Huy Du chiếc “Mề Ðay (Médaille) Tím” và tước hàm “Hồng Lô Tự Thiếu Khanh”; còn Phạm Thành Dương được đặc lĩnh một ngân khoản ngoại phí mỗi tháng là 1000 đồng.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Nguyễn Thái Học quyết định đưa cả hai cha con Phạm Thành Dương ra xử trướng Tòa án Cách mạng Tối cao của Ðảng vào ngày 20 tháng giêng năm 1930.

Tòa án Cách mạng được tổ chức tại làng Yên Quyết thuộc khu Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội, do Nguyễn Khắc Nhu ngồi ghế Chánh A¨n, chiếu tội trạng quyết nghị xử tử “CHA CON PHẠM HUY DU.”

Khi ám sát đoàn được lệnh thi hành bản án, Ký Con trao trách nhiệm việc giết Phạm Huy Du tức Giáo Du cho Nguyễn Văn Nho (6) việc giết Phạm Thành Dương cho Nguyễn Xuân Huân, Nho và Huân hân hoan nhận lãnh nhiệm vụ. Hai anh theo dõi điều tra đường lối, cũng như giờ giấc đi về của cha con Giáo Du.

Theo kế hoạch định, thì cùng một sẽ giết cả hai cha con tên phản Ðảng, nên Nho và Huân không hành sự nơi rất thuận tiện, phố Gia Ngư, nơi nhà vợ lẽ của Giáo Du, mà hàng ngày khi đi dậy học từ trường Hàm Long về, y thường ghé qua. Căn nhà chính của y là ở ngõ Hồng Phúc, Phạm Thành Dương cùng ở chung với cha.

Nguyễn Văn Nho năm ấy mới 17 tuổi, Nho xung phong lãnh nhiệm vụ. Ký Con e rằng: Nguyễn Văn Nho còn ít tuổi thiếu kinh nghiệm, nên cử Nguyễn Xuân Huân, một tay thiện xạ trợ lực. Nhưng với tinh thần tôn trọng kỷ luật cảu Ðảng tiêu diệt kẻ phản bội, Nho đã thành công trong sứ mạng.

Hôm ấy là ngày 22 tháng giêng năm 1930, vào hồi 12 giờ trưa, trong khi phố xá còn đông đúc người qua lại, từ các công tư sở, các trường học, xe cộ tấp nập trên các nẻo đường thành phố, và mọi gia đình đang chuẩn bị dùng bữa, thì tại ngõ Hồng Phúc sau phố Hàng Ðậu, bỗng phát ra hai tiếng nổ xen lẫn với tiếng nổ khác của máy mô tô, ô tô qua lại. Hôm ấy là ngày 22 tháng 1 năm 1930.

Xe nổ lốp!

Có người cãi lại:

Pháo đùng đấy, Tết đến rồi mà!

Ít ai nghĩ đến tiếng súng, vì đã từ lâu, khu phố này yên ổn.

Trong khi đó tại số nhà 34 ngõ Hồng Phúc có tiếng gõ cửa rầm rập, từ trong nhà một cô gái trạc 17, 18 tuổi ra mở cửa thấy hai thanh niên (Nho và Huân) đang chăm chú nhìn vào trong nhà, cô gái liền hỏi:

Các ông hỏi gì?

Cụ ông bị cảm, thày Ðội (Ðội Dương) có nhà không hở cô?

Anh tôi đi Bạch Mai không có nhà, ông nó cậu tôi bị cảm đâu?

Cụ nằm gục trên vỉa hè kia kìa, cô vào gọi người nhà ra khiêng cụ về nhà xoa dầu cho cụ.

Liền đó, hai thanh niên dảo cẳng lẫn vào trong đám người qua lại mất dạng.

Ðây là một vụ ám sát, người đội mật thám ở khu đó biết trước nhất, liền đi gọi giây nó báo cho sở mật thám hay.

Từ trên xe cẩm mật thám Puy Giôn (Pujol) và nhân viên sở cước vội vàng nhẩy xuống làm phận sự điều tra.

Theo cuộc khám nghiệm, thì nạn nhân chết bởi hai viên đạn 6,35, một viên đạn đi từ phía sau sườn bên mặt làm trúng gan, chạm đầu từ phía dưới xuyên qua lưng bên trái; một viên làm gẫy xương đùi bên phải và còn vướng ở đấy.

Nhà cầm quyền Pháp ra lệnh truy tầm thủ phạm ráo riết, vì biết đây là một vụ án vì lý do chính trị. Các người tình nghi đều bị bắt tất cả bút tích trong hồ sơ của các chính trị phạm đều được đem giảo nghiệm với những nét chữ viết bằng mực tím trên mảnh giấy tìm thấy bên cạnh tử thi, để tìm tự dạng.

Theo lời khai của nhân chứng quan trọng thứ nhất là anh phu kéo ông Giáo Du khai trước nhà đương cuộc, thì vụ án mạng ấy xẩy ra như sau:

Khi anh kéo chủ anh (Giáo Du) từ trường về gần đến nhà, thì thấy hai thanh niên đã chờ sẵn ở đấy, một người thâm thấp, nhỏ nhắn, trắng trẻo, chặn xe lại nói:

Thưa thầy cho phép con thưa một việc

Chủ anh liền ra hiệu cho anh ngừng xe, rồi bước xuống vỉa hè bảo anh:

Giắt xe về để tôi đi bộ mấy bước.

Thanh niên vừa giơ một tờ giấy vừa nói:

Có bức thư trình thầy.

Chủ anh giơ tay cầm mảnh giấy giở ra xem, thì liền đó có tiếng nổ, và chủ anh ngã vật xuống. Anh sợ qúa, bỏ xe chạy trốn về nhà một bà cô của anh ở bãi Phúc Xá.

Cho mãi đến sau ngày TỔNG KHỞI NGH ĨA bị thất bại, Nguyễn Văn Nho bị bắt, cẩm Puy Giôn hỏi:

– Ai dậy anh bắn súng?

– Tôi tự học lấy, Nho thản nhiên trả lời.

– Người cùng đi với anh là ai?

– Chúng tôi không hề quen biết, chúng tôi chỉ nhận nhau bằng ám hiệu.

– Ai đã ra lệnh?

Ðảng quy, vì khi nhập Ðảng, Phạm Thành Dương đã thề: “Nếu phản bội sẽ chịu tử hành”. Vậy bất cứ người Ðảng viên nào cũng phải có hành động như Ðảng quy đã định.

– Nguyễn Thái Học có chủ tọa Tòa A¨nh cách mạng không?

– Tôi làm sao mà biết được.

Puy Giôn liền rút ở ngăn kéo bàn giấy ra một mảnh giấy viết bằng mực tím, đã tìm thấy ở thi hài Giáo Du, giơ cho Nho coi và hỏi:

– Ai giao bản án này cho anh?

– Một người bí mật.

Và dưới đây là nguyên văn bản án xử tử cha con Phạm Thành Dương:

“Nước mất nỡ ngồi yên!

Ðạo trời đâu có thế!

Cha con Giáo Du!

Ðã phụ lời thề!

Can tâm làm tay sai cho giặc Pháp,

Tiết lộ bí mật của Ðảng! Phản bội đồng chí!

Phải chịu tử hình trước Ðảng! Trước cả quốc dân!

“Tòa Án Cách Mạng VNQDД

Còn Phạm Thành Dương từ ngày ra mặt công khai phản Ðảng luôn luôn ẩn mình trong sở mật thám, thậm chí đến khi cha y bị giết chết, y cũng không dám trở về nhà để đi đám tang. Nguyễn Xuân Huân theo dõi, mãi đến ngày 30 tháng 5 năm 1930, mới hạ thủ được Phạm Thành Dương tại phố cửa Ðông Hà Nội. Ðội Dương bị đạn xuyên qua lưng đứt tới một khúc ruột. Nhưng y còn khỏe lắm, vùng dậy rút súng bắn theo, viên đạn vô tình lại bắn trúng vào đùi một xa phu.

Vào nằm điều trị tại bệnh viện, Phạm Thành Dương được chinh quyền Mẫu quốc phái một viên quan cai trị vào gắn một tấm huy chương, và được phi cơ trở qua Mẫu quốc chữa khỏi.

Ðược sống thêm 15 năm. Ðến cuối năm 1945, Phạm Thành Dương đã bị cách mạng giết chết tại đồn điền của y tại tỉnh Phú Thọ.

 

__________________________________________________

 

(1-2) Theo tài liệu cảu Louis Marty, Giám đốc sở mật thám Ðông Dương viết trong cuốn “Contibution à Phistoire des mouvements politique de l’Indochine Francais.”

(3) Sau đó đã điều tra tên tuổi 2 kẻ đi tố giác với sở mật thám, nên ngày 10-1-1930, hai kẻ ấy bị đưa ra bờ sông Ðà. Một người bị giết bằng súng lục; kẻ kia lãnh 3 viên đạn nơi ngực, nhưng trốn thoát.

(4) Giáp Phú tức Vũ Dinh Phú, nguyên quán Hải Dương, chính là người giới thiệu Phạm Thành Dương với Nguyễn Thái Học hồi đầu năm 1928 tại Ðồn Tông. Giáp Phú bị xử tử sau vụ này ít ngày.

(5) sau vụ Võng La, Phạm Thành Dương được đặc phái sang làm thanh tra sơ mật thám Bắc Việt.

(6) Nguyễn văn Nho là bào đệ Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học. Xin xem tiểu sử ở “Thiên Phụ”

HỘI NGHỊ LỊCH SỬ TẠI VÕNG LA VÀ MỸ XÁ
Vì tình thế mỗi ngày mỗi bất lợi cho Ðảng, Lãnh tụ Nguyễn Thái Học cấp tốc từ Kinh Bắc trở lên Phú Thọ, triệu tập họp khẩn cấp vào ngày 26 tháng 1 năm 1930 tại làng Võng La.Mặc dầu Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu và Phó Ðức Chính đã bị Ðội Dương phản bội mưu bắt hụt tại làng Võng La này, nhưng nhờ địa thế cũng như vấn đề nhân sự, việc tổ chức Ðại biểu Ðảng vẫn rất thuận lợi có bảo đảm.
Dự đại hội khoảng 20 người, nhưng hầu hết Ðại biểu ở miền Trung du. Khi Nguyễn Thái Học từ ngoài tiến vào, các Ðại biểu mới an tọa, không khí phòng họp trở nên im lặng trang nghiêm.
Nguyễn Thái Học cất tiếng:
“Thưa các đồng chí!
“Chúng ta làm cách mạng bằng sắt máu, bao giờ cũng phải lấy lực lượng quân đội làm phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đã tạo phản, phần chủ lực đã bị sứt mẻ rồi! Phần khác, số khí giới dự trữ cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không hành động ngay, thế tất võ trang đồng chí và số võ khí còn lại, cũng sẽ bị địch làm tan vỡ hết! Ðến khi ấy chỉ còn lại một số ít bom soàng đáo nhụt, với những đội Tiện Y ô hợp, thì liệu chúng ta có thể chiến đấu với những đạo quân có tổ chức và được huấn luyện kỹ càng, cùng khí giới tinh nhuệ được không?
“Người ta bảo: Cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng ta thì đứng trước ở chỗ thua mất rồi!
“Thế nhưng liệu chúng ta hãy hoãn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không?
Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn.
“Gặp thời thế không chiều mình, Ðảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến cho họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các nơi phòng ngục trại giam âu là chết đi, để lấy lại gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước.
Chúng ta “KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ THÀNH NHÂN” có gì mà ngần ngại”
Trần Hải đứng lên tiếp lời:
Chúng ta có cả ngàn Chi bộ dân sự, 4, 5 trăm Chi bộ Nhà Binh, cùng sự ủng hộ của đồng bào, lực lượng chúng ta không đến nỗi yếu kém.
Chúng ta đã đứng vào cái thế cưỡi cọp, không thể lùi bước được nữa! Tôi đề nghị đảng ra lệnh “TỔNG KHỞI NGHĨA”
Nguyễn Thái Học đưa cặp mắt nhìn qua một vòng, rồi nói:
“Vậy thì chúng ta hãy biểu quyết xem có tán thành “TỔNG KHỞI NGH¹A” ngay chưa? Tán thành xin giơ tay?”
Không ai ngần ngừ, mọi người đều giơ tay tán thành.
Qua giây phút im lặng, Nguyễn Thái Học hướng về từng người nhận xét, rồi phân công:
HƯNG HÓA LÂM THAO: Do Ð/C Xứ Nhu đảm trách. Dưới quyền có các Ð/C Ðảng viên học sinh đoàn và Binh Ðoàn Khố Xanh.
PHU¨ THỌ: Do Ð/C Nguyễn Văn Toại tức Ðồ Thúy, Phạm Nhận tức Ðồ điếc, Lê Xuân Huy và Bùi Xuân Mai đảm trách chỉ huy các Ð/C Ðảng viên thuộc 5 phủ, huyện trong tỉnh và Binh Ðoàn Khố Xanh.
YÊN BA¨I: Do đ/C Thanh Giang và Nguyễn Nhật Thân hiệp cùng các Ð/C Ðảng viên địa phương, các Ð/C Binh Ðoàn Khố Ðỏ do Quản Cần phụ trách. Ngoài ra còn có Ð/C Nguyễn Thế Nghiệp sẽ đem quân từ Vân Nam về tiếp viện.
Ðể các Ð/C khỏi thắc mắc, Nguyễn Thái Học nói tiếp:
Còn một số đồng chí vắng mặt hôm nay vì lý do đặc biệt, sẽ được phân công những nơi khác, để TỔNG KHỞI NGHĨA cùng ngày. Rồi ra lệnh giải tán, sau khi cho biết thêm là sẽ có lệnh về ngày giờ TỔNG KHỞI NGHĨA
Sau Hội nghị Võng La, Nguyễn Thái Học liền trở xuống làng Mỹ Xá thuộc phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, triệu tập hội nghị khẩn cấp.
Cũng như Hội nghị Võng La, các Ðại biểu đều đồng ý là phải tổng động viên làm cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA ngay, dù chết thơm danh, còn hơn âm thầm để rồi chịu tan rã. Nguyễn Thái Học quyết định phân công:
SƠN TÂY: Do Ð/C Phó Ðức Chính phu trách, hợp tác với các Ð/C Ðảng viên và Binh đoàn Ðồn Tông.
HẢI DƯƠNG: Ð/C Trần Quang Diệu đảm trách
HẢI PHÒNG, KIẾN AN: Do các Ð/C Vũ Văn Giảng, Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình lãnh nhiệm vụ phát khởi cuộc khởi nghĩa Kiến An và Hải Phòng.
BẮC NINH, ÐÁP CẦU, PHẢ LẠI: Do Nguyễn Thái Học đảm trách, chỉ huy các Ð/C địa phương hợp tác với các Ð/C binh Ðoàn Bắc Ninh, Ðáp Cầu và Phả Lại.
Còn Hà Nội, xét vì lực lượng Ðảng tương đối yếu, vì sự tạo phản của Phạm Thành Dương, nên được giao cho Ký Con chỉ huy đoàn quân cảm tử làm công tác nghi binh để cầm quân Pháp và thức tỉnh đồng bào
E có sự trở ngại cho công cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu bí mật ra lệnh cho Ký Con phải thủ tiêu Lê Hữu Cảnh, Cai Hồng phải thủ tiêu Nguyễn Ðôn Lâm, những phần tử chủ trương chống đối cuộc TỔNG KHỞI NGH¹A. Kết cục Nguyễn Ðôn Lâm đã bị Cai Hồng bắn một phát súng vào sau bả vai ở Hải Phòng, nhưng Nguyễn Ðôn Luân đã im lặng tìm bạn chữa khỏi còn Lê Hữu Cảnh thì Ký Con không nở hạ thủ.
Mặc dầu có sự xô xát nội bộ, nhưng cả Lâm và Cảnh đã nêu một tâm hồn cao cả, chỉ biết đại nghĩa là trọng, không một ai tỏ ý hằn thù oán trách, họ vẫn một lòng phụng sự Ðảng.

TỔNG KHỞI NGH ĨA

TẤN CÔNG YÊN BÁI

I

Từ sau hội nghị lịch sử tại Võng La và Mỹ Xá, những vụ xét nhà bắt người tình nghi diễn như cơm bữa, sự giao thông liên lạc trở nên chậm trễ khó khăn giữa ba lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Ðức Chính một ngôi chùa trên núi Yên Tử. Sau cuộc thảo luận sôi nổi, ba yếu nhân ấy đồng ý quyết định “TỔNG KHỞI NGH¹A” vào đêm mồng 10 rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Khắc Nhu lập tức trở lên núi Phú Thọ, Yên Bái truyền mệnh lệnh này.

Cũng vì vấn đề liên lạc hết sức khó khăn, mệnh lệnh chuyển đến các Ð.C phụ trách miền Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An bị chậm trễ, sự tập họp Ðảng viên các địa phương không thể kịp định kỳ. Họ lập tức cử đại biểu tìm gặp Nguyễn Thái Học viện đủ lý do, khẩn khoản yêu cầu rời cuộc TỔNG KHỞI NGH¹A đến ngày 15 tháng 2 năm 1930.

Từ giả Yến Tử, Phó Ðức Chính về Sơn Tây, ở nhà Ð.C Quản Trạng làng An Nam thuộc huyện Tùng Thiện, tiếp được lệnh hoãn ngày TỔNG KHỞI NGHĨA của Nguyễn Thái Học, liền phái liên lạc là lý Sự (La Hào) sang ngay xã Sơn Dương thông báo với Nguyễn Khắc Nhu.

Trong giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ ÐDCSÐ rải truyền đơn khắp nơi, tó cáo VNQDÐ sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thai Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to:

“Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!”

2

Từ mờ sáng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, tức ngày 12 tháng giêng năm Canh Ngọ, ngày đầu xuân, dân chúng: trai thanh gái lịch, rộn rịp du xuân và chẩy hội Ðền Chùa.

Lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy, dưới làn mưa phùn gió nhẹ, ấm áp hơi xuân, Chi bộ phụ nữ VNQDÐ gồm 15 người, do Nguyễn Thị Bắc tổ chức, phụ trách chuyển vận số võ khí từ Phú Thọ lên Yên bái bằng đường Hỏa xa: chuyến sớm hoặc chuyến chiều. Các cô trá hình người buôn bán gạo, cám, rau, hoa quả v.v. gồng gánh những vật kềnh càng như kiếm trường, mã tấu.. Còn nam Ðảng viên hơn 300 người từ khắp các làng quê tỉnh Phú Thọ, phân tán thành từng nhóm trong tấm áo bông dài, họ giấu súng lục, lựu đạn, dao găm.. cũng giả làm khách đi lễ chùa, nhân ngày Hội Ðền Nga Quán, cách thành phố Yên Bái độ 3 ngàn cây số. Nhóm xuống ga xe lửa Yên Bái, nhóm xuống ga Văn Phú. Tất cả đều bình an vô sự. Từng nhóm được hướng dẫn di tản vào khu rừng sơn.

Tại sân ga Yên Bái, Nguyễn Thị Giang đã đứng đợi sẵn để đón tiếp những Ð/C phụ trách từ Phú Thọ lên. Cô Giang rỉ tai Thanh Giang:

“Hình như đại sự của Ðảng ta đã bị tiết lộ. Thiếu tá Le Tacon đã ra lệnh bố trí canh phòng nghiêm ngặt”.

Thanh Giang nóng lòng hỏi gặng:

“Thế Hà Văn Cấp (1) ra sao?

“Cấp bị tình nghi, Le Tacon ra lệnh giam lỏng, chúng ta mất liên lạc đã từ 2 ngày rồi!”

Cô Giang đáp.

Tiếp cô Giang hướng dẫn các Ð/C của cô đến khu rừng Sơn, rồi đi thông báo với các Ð/C lãnh đạo binh đoàn.

Bóng chiều đã xế, núi rừng thâm u, các Ð/C lãnh đạo cấp Dân sự đến nơi hẹn gặp các Ð/C lãnh đạo Binh đoàn, do sự giới thiệu của cô Bắc, Cai Nguyên bắt đầu vào đề:

“Tôi muốn nói anh em có muốn hoãn lại lệnh tấn công Yên Bái? Vì anh Quản Cần (2) vắng mặt không?

Cai Hoằng đứng phắt dậy, rút thanh kiếm dài đeo bên mình ra, đáp:

“Lệnh Ðảng đã ban, ai muốn cản trở hãy coi cây sơn này!” Dứt lời Cai Hoằng liền vung kiếm chém một nhát mạnh vào thân cây sơn trước mặt, đứt làm đôi. Mọi người im lặng, không khí ngột ngạt khó thở.

Cuộc họp bắt đầu, mọi người đều đồng thanh tiến cử Cai Hoằng thay thế Quản Cần ngồi ghế chủ tọa. Cai Hoằng nhìn thẳng vào mặt các Ð/C của anh, rồi nói:

“Hiện tình lúc này, chúng ta chỉ có tiến, mà không có thoái anh em nghĩ có phải thế không?

Mọi người đồng thanh đáp: “PHẢI”.

Cai Hoằng tiếp lời:

“Súng của chúng ta hiện không có trong cơ binh dự trữ, vậy việc đầu tiên để anh em dân sự có súng đầy đủ, và để địch không thể kháng cự lâu dài, la chúng ta phải đánh chiếm ngay kho vũ khí, để phân phối cho dân quân cách mạng.

Cai Hoằng hăng hái lên tiếng:

“Tôi tình nguyện sẽ giết cho bằng được Quan Ba Jourdai. Nếu không lấy được đầu nó, tôi sẽ thay đầu tôi cho anh em. Còn anh Thuyết và anh Tính phải lấy cho kỳ được đầu tên Quan Hai Pháp”. Tiếp Ngô Hải Hoằng tức Cai Hoằng phân công:

“Anh em quân nhân chúng ta, cứ mỗi người có bổn phận dẫn theo 2 Ð/C dân sự. Phá kho súng xong, phải đến ngay khu Hạ Sĩ quan Phát và Da Ðen, để trợ lực cho toàn thể Ð/C ở đấy, để giết cho bằng hết bọn chúng. Như vậy ta có thể xem như việc đánh Trại dưới xong, rồi tiến lên đồn Cao”.

Trại dưới là trại nằm dưới ngọn đồi trong thành phố, còn traị trên, nằm trên ngọn đồi xa thành phố, gọi là Ðồn Cao do Thiếu tá Le Tacon chỉ huy.

Tiếp tục cuộc họp, Cai Hoằng trịnh trọng rút trong túi ra một mảnh giấy gồm 7 điều thuộc Quân luật, do anh soạn thảo, nghiêm giọng đọc:

  1. Gặp giặm mà lùi     CHÉM
  2. Cướp đoạt của dân     “
  3. Hãm hiếp phụ nữ         “
  4. Ngầm ý giúp giặc         “
  5. Liên lạc với giặc           “
  6. Tiết lộ bí mật Ðảng      “
  7. Bất tuân luật chỉ huy     “

Cuộc họp đến đây giải tán. Mọi người im lặng chờ giờ khởi sự sắp tới.

3

Quang cảnh thành phố Yên Bái vào buổi chiều ngày mồng 10 tháng 2 năm 1903, có một điều mà người ta lấy làm lạ! Là rạp Chiếu bóng (Cinéma) mỗi buổi chiều thường đông đảo và bị quấy phá, nhưng buổi chiều ngày hôm đó lại vắng vẻ im lặng. Ngoài đường phố thì lại đông người qua lại. Một sĩ quan Pháp hỏi? Viên thông ngôn trả lời:

– “Tại nhân dịp đầu xuân, nên có nhiều người đi lễ Chùa Than”.

Ðến hồi 20 giờ, đại úy Gainza từ ngoài phố trở về trại, đã thấy Ðội Vinh chờ sẵn, Vinh nói:

– Xin Ðại Úy đừng ăn cơm.

– Tại sao?

– Có thuốc độc

Ðội Vinh vừa nói vừa run! Tối nay những người Pháp ở trong trại sẽ bị giết chết, kho đạn sẽ bị cướp phá, cờ cách mạng quân sẽ được kéo lên nóc thành.

– Mày say mèm rồi nói láo chứ gì!

– Tôi qủa không say.

Giữa lúc đó Trung úy Espiau tới, hai người bàn nhau: họ quyết định bỏ bữa cơm, rồi cùng dẫn Ðội Vinh vào trình Thiếu tá Le Tacon

Ðội Vinh khai:

– Tôi trông thấy nhiều người tụ họp với nhau ở Rừng Sơn dưới chân đồi, mà mỗi người lính của chúng ta đều nhận được chỉ thị của bọn cách mạng.

Le Tacon hỏi:

– Chính mắt mày có nhìn thấy đám đông tụ họp ấy không?

– Tôi không trông thấy, nhưng có Binh Tài là người anh em họ với tôi trông thấy và biết rõ tất cả.

Le Tacon cho Ðội Vinh rút lui, rồi giải thích cho hai sĩ quan biết rằng:

– Chính Binh Tài nó đã đến nó với tôi việc ấy rồi, nhưng tôi tin rằng không có sự thực, chẳng qua Binh Tài nó muốn quan trọng hóa nó đây thôi!

Tuy nhiên cả ba người cùng đi xuống chân đồi tới Rừng Sơn để xem xét tình hình, nhưng chẳng thấy gì hết! Le Tacon nói:

– Thôi chúng ta về ngủ đi thôi, chẳng có gì đâu! (3)

____________________________________________________________

 (1) Hà Văn Cấp làm bồi cho Thiếu Tá Le Tacon, được Ðảng ra lệnh phải hạ sát Le Tacon, khi nghe tiếng súng báo hiệu. 

(2) Bộ Tham mưu địa phương Yên bái gồm 5 quân nhân: Quản Cần, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết và Cai Hoằng.

Không ngờ đến ngày sắp Tổng khởi nghĩa, thì Quản Cần bị đau tim nặng, phải về nhà điều trị tại bệnh viện Lanessan. Khi hay tin cuộc Tổng khởi nghĩa bị thất bại. Quản Cần đã hộc máu ra mà chết.

 

(3) Theo tài liệu của Ký giả Louis Roubaud trong cuốn “Vietnam tragédia Indochinoise”

4

Giờ tác chiến sắp đến, các chiến sĩ chia từng nhóm rời Rừng Sơn theo hướng dẫn viên tiến tới địa điểm tập trung. -Các Ð/C quân nhân đi trước, dân quân Cách mạng theo sau.

Tin từ trong trại đưa ra cho biết tình hình yên tĩnh, không có hành động phòng bị cả! Cai Hoằng ra lệnh tiến lên!

Các chiến sĩ tới bao vây các trại đã được phân công từ trước đợi lệnh.

Tiếng chuông nhà thờ điểm đúng 1 giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ: “ÐOÀNG”, phá tan bầu không khí yên lặng, sương mù giầy đặc bao phủ bầu trời thành Yên Bái, báo hiệu cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA bắt đầu.

– Giết! Giết hết tụi giặc Pháp!

Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời!

Kho quân nhu bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng.

Một lát sau, Trung úy Robert, Thượng sĩ Cunéo, Trung sĩ Chevalier, Damour, Bonhier đều bị giết chết.

Ðại úy Jourdain ở phía sâu yếu điểm, hô lệnh tập trung quân, lập tức bị Ngô Hải Hoằng bắn một viên đạn nổ chết ngay. Ðại úy Gianza bị thương ở sườn. Ngoài ra còn có hàng chục sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính bị thương.

Tiếng reo hò từ các trại vẫn vang lên lẫn tiếng súng “Ðoàng, Ðoàng!

Báo cáo từ các doanh trại về ban Chỉ Huy cho biết: cách mạng quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ tình hình đồn dưới. Lúc ấy vào hồi 4 giờ sáng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

Ðường giây thép, điện thoại cũng bị cách mạng quân cắt đứt, trừ đường Yên Bái Lao Kai.

Các nơi hiểm yếu, Cai Hoằng, Cai Nguyên cắt đặt bố trí canh phòng cẩn mật, sửa soạn tiến đánh đồn Cao.

Lá cờ VNQDÐ tung bay phất phới khắp mọi nơi trong trại và ngoài thành phố.

Một cuộc khẩn cấp được triệu tập ngay tại văn phòng viên chỉ huy Jourdain để thảo kế hoạch tấn công Ðồn Cao.

Thừa thắng một số chiến sĩ đề nghị nên tấn công ngay Ðồn Cao; một số cho rằng, dầu sao thì Ðồn Cao cũng đã được Le Tacon chuẩn bị đề phòng rồi, nên đợi khi trời sáng rõ hãy tấn công. Cấp Chỉ Huy chấp thuận đề nghị này.

6 giờ, trời táng sáng, Ngô Hải Hoằng ra lệnh tập họp, truyền mọi người trở lại đơn vị chuẩn bị tiến đánh Ðồn Cao.

Ðường phố còn ướt đậm sương đêm, nghe tiếng reo hò, dân chúng đổ xô ra, mọi người reo mừng hô vang:

“Việt Nam Quốc Dân Ðảng muôn năm”

“Hoan Hô Việt Nam Cách mạng quân”

Cách mạng quân tiến đến gần Ðồn Cao, thì phi cơ địch từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng quanh thành phố rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như trận mưa bão trúng cả bộ Chỉ Huy.

Một số đề nghị: nên tập họp cách mạng quân bao vây quanh đồn, chờ viện binh Nguyễn Thế Nghiệp, một số khác đề nghị nên tạm rút vào rừng. Trước tình cảnh rối loạn, Cai Thuyết, Cai Hoằng đành thúc thủ, không còn cách nào khôi phục lại trật tự. Ðành chấp nhận đề nghị tạm rút vào rừng.

Sau khi rút lui vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nữa Cách mạng quân.

Nóng lòng trả thù cho bọn Sĩ quan bị giết, ngay buổi chiều ngày 11-2-1930, thực dân đưa 2 chiến sĩ: Cai Nguyên, Cai Tính ra bắn chết, không cần đợi ngay đưa ra Tòa xử.

TẤN CÔNG HƯNG HÓA, LÂM THAO

Mặc dầu Hưng Hóa chỉ là một đồn binh Khố Xanh thuộc tỉnh Phú Thọ, nhưng lại là một yếu điểm quân sự rất quan trọng. Nên từ đầu năm 1929, đảng đã đặc phái một số cán bộ Ðảng đến tuyên truyền, thành lập được Binh đoàn tại đấy, gồm toàn Cai, Ðội và Quản, cấp chỉ huy.

Các võ trang đồng chí ấy nhất đán bị ông Trưởng Ban Binh Vụ “xơi” hết cả rồi! Ðảng đã mất hẳn lực lượng trung kiên ấy.

Nhưng không vì thế mà bỏ dở chương trình “Tổng khởi nghĩa”. Nguyễn Khắc Nhu đã huy động toàn thể đảng viên địa phương: Lâm Thao (Phú Thọ), Bất Bạt (Sơn Tây) tập trung lực lượng tấn công địch; mặc dầu không có đại bác, liên thanh!

Ðúng hồi 1 giờ đêm mồng 10 tháng 2, Nguyễn Khắc Nhu có phụ tá là Nguyễn Văn Toại tức Ðồ Thúy ra lệnh bắc loa chĩa vào đồn kêu gọi binh sĩ hãy quay súng lại giết giặc, trở về vớ hàng ngũ cách mạng quân để phụng sự Tổ quốc.

Sự kêu gọi của Nguyễn Khắc Nhu được đồn trưởng ra lệnh trả lời bằng một loạt súng từ trong đồn bắn ra.

Nguyễn Khắc Nhu liền ra lệnh cho Cách mạng quân liệng bom vào công phá đồn và hô xung phong. Công phá luân mấy tiếng đồng hồ, tuy trong đồn bị thiệt hại nặng nề, nhưng cách mạng quân cũng không nào tiến được! Mà số bom, đạn, bình phụt lửa cũng gần cạn. Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tạm lui quân về bờ sông, chờ số võ khí sắp tiếp viện tới.

Khoảnh khắc sau, số võ khí từ các làng lân cận đã chuyển vận tới. Nguyễn Khắc Nhu nhận thấy tấn công đồn binh Hưng Hóa không có lợi, ông ra lệnh cho cách mạng quân tiến về phía phủ lỵ Lâm Thao, lúc ấy vào hồi 3 giờ sáng.

Tới phủ lỵ Lâm Thao, dân chúng địa phương nổi lên hưởng ứng reo hò như sấm động: “Hãy bắt cho bằng được tên quan sâu mọt Ðỗ Kim Ngọc! Giết ngay nó đi! để trừ hại cho nhân dân.” “Hoan hô VNQDÐ muôn năm!” Nhưng thừa khi nhốn nháo ấy, lại nhân trời còn tối, Tri phủ Ðỗ Kim Ngọc cùng lính tráng trong phủ thừa cơ hội trốn thoát hết.

Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tịch thu súng đạn, thiêu hủy công văn thượng Ðảng Kỳ lên nóc phủ đường, tập hợp dân chúng, rồi đăng bài diễn thuyết, hô hào toàn dân đoàn kết chống thực phong, hoàn thành sứ mạng cứu quốc, và ra lệnh đốt hết phủ đường.

Vừa dứt lời, thì truy binh từ Phú Thọ, Hưng Hóa kéo tới vây chặt bốn phía. Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh dàn quân ra nghêng chiẾn đấu đến cùng. Nguyễn Khắc Nhu bị trọng thương ở nơi chân. Ðể tránh sự bị rơi vào tay địch, ông đã dùng lựu đạn tự sát, ruột phơi cả ra ngoài, mà vẫn không chết được. Ðịch quân bắt trói để lên trên một cái võng, phái lính giải về đồn binh Hưng Hóa. Thừa khi đi đến bờ sông, ông đã nhẩy xuống sông tự trầm, nhưng cũng không được.

Chauvet, phó công sứ tỉnh Phú Thọ ra lệnh tạm giam Nguyễn Khắc Nhu vào lô cốt đồn binh Hưng Hóa, rồi hỏi:

Tại sao ông lại làm loạn?

Tôi là người dân Việt Nam có bổn phận phải bảo vệ đất nước Việt Nam. Ðó là việc hợp với lẽ phải và nhân đạo, sao lại bảo là làm loạn! Nguyễn Khắc Nhu trả lời.

Chờ cho Chauvet ra khỏi lô cốt, Nguyễn Khắc Nhu (4) liền đập đầu vào tường đá đến ba lần mới chết được. Cách mạng quân bị bắt hết. Ðịch bị chết và bị thương hơn 20 tên (5).

 

SƠN TÂY

Việc Yên Bái thất bại rồi! Cái hùng tâm của Phó Ðức Chính chưa chịu chết! (6). Anh cùng các đồng chí ở Yên Bái thoát vòng vây ra được, lập tức lại đi liên lạc anh em, thu thập lực lượng, định hạ thành Sơn Tây.

Thế nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ngày 12 bao nhiêu bom, đạn để ở Quảng Húc đều bị chính quyền thực dân khám phá được, rồi sáng ngày 13, Phó Ðức Chính, Cai Tân cùng Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi đương bàn việc ở nhà một đồng chí là Quản Trạng xã Nam Man, tổng Cẩm Dương, huyện Tùng Thiện, bị một giáo viên trường Tiểu học xã Nam Man có tư thù với Quản Trạng, mật báo với chính quyền Pháp Sơn Tây bắt giải về Hà Nội.

Ðể hiểu rõ Phó Ðức Chính một cách vô tư, chúng tôi xin trích dịch một đoạn dưới đây của Ký giả Louis Roubaud viết về Phó Ðức Chính trong cuốn (Vietnam Tragédie Indochinoise) nguyên văn như sau:

“Là một thanh niên trẻ 23 tuổi, mà tù đầy làm ông hao mòn gầy guộc. Thể xác béo mập có sớm kia, thật là hiếm trong chủng tộc ông, nên trong ông có vẻ một người Tầu, nếu ông có khổ hình người bình thường của những người An Nam. Trên khuôn mặt ông biểu hiện sự lầm lì, nhưng lời nói cắt quãng, bỏ nữa lời, có vẻ lo âu huyền bí kia, làm chúng tôi phật lòng luôn luôn với hầu hết những người ở xứ này. Cái nhìn vẻ chân thực, thông minh với tôi, thì ông không có gì là trẻ con! Phó Ðức Chính không phải là người nhà quê, ông theo ban Trung Học và đã làm hành chính cho Pháp với chức cán sự chuyên môn công chính, nhưng ông ta có tâm hồn một lãnh tụ, khi đảng phái quốc gia bị thiệt thòi một vài đảng viên đắc lực nhất, tiếp theo là vụ bắt bớ vào tháng 2 năm 1929, Phó Ðức Chính bị HÐÐH bắt giam, và bị kết án 2 năm tù treo, ông là người phụ tá của ông Nguyễn Thái Học rất đắc lực.

Tuổi trẻ không mấy ưa kiên nhẫn của ông cũng không thể thừa nhận một phong trào cách mạng lâu dài, đi xa hơn, ông ước rất chính xác về vụ đổ máu đêm mồng 9 rạng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930 một khi chấm dứt đã đem lại hừng đông độc lập. Chính ông cũng sửa soạn kế hoạch chung.

Ông đã sống những tuần linh động nhất, tay cầm bút hoạch địch đường lối tiến quân của cách mạng An Nam trong việc xung quanh chiếm đồn Pháp. Cùng vẫn như thế, rồi ông định đánh chiến trận quan trọng nhất do chính ông chỉ huy xung phong tấn công Sơn Tây. Ðại tướng đã trải qua một đêm bi thảm rồi chờ đợi quân từ Lao Kai, Yên Bái, Hưng Hóa tới.

Một mình ông đứng trước bức tường thành cổ kính lăng tẩm vua Minh Mạng mà cách đây 40 năm, ông vua ấy đã định tiến quân, song quân ít quá, và một người chỉ huy già dặn kinh nghiệm, đô đốc Courbet.

Trước ủy ban hình luật, Phó Ðức Chính có một thái độ rất tư cách, tránh được sự khoe mình. Ông chỉ đòi hỏi những trách nhiệm của mình, ông là kẻ duy nhất trong số những người bị kết án, ông từ chối ký chống án trước Hội đồng Bảo hộ.

________________________________________________________

(4) Nguyễn Khắc Nhu biệt hiệu “Song Khê” thi đậu Ðầu Xứ, nên người ta gọi là Xứ Nhu. Ông sinh năm Qúy Mùi (1883) tại Phủ Lạng Thương thuộc tỉnh Bắc Giang

Cảnh nhà nho thanh bạch, cũng như Tú Vương, nhờ được bà hiền phụ tần tảo buôn bán, nên ông được để cả thời giờ hoạt động cho cách mạng. Con trai ông là ký giả Nguyễn Khắc Trạch cũng là Ðảng viên VNQDÐ bị HÐÐH kết án phát lưu chung thân. Năm 1915 bị tử thương trong trận đánh ác liệt với Việt Cộng ở tỉnh Sơn Tây

(5) Theo tài liệu của tạp chí “Phụ nữ Tân văn” Saigòn

 (6) Phó Ðức Chính sinh năm 1897 tại làng Da Ngưu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Công Chính, được bổ chức cán sự công chính tại tỉnh Savannakhet (Ai Lao) vào đầu năm 1928

Là sáng lập viên VNQDÐ sau ngày Bazin bị ám sát, Phó Ðức Chính bị bắt từ Ai Lao đưa về Hà Nội, bị kết án 2 năm tù treo và bãi chức.

 

***

TRÊN CẦU LONG BIÊN

Sáng sớm ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, Lương Ngọc Tốn Trưởng Ban ám sát của VNQDÐ được tin Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao khởi nghĩa vào tối 10-2, vội vàng từ Bắc Ninh sang Hà Nội tìm Ký Con để hỏi thăm tin tức, rồi lại trở liền về Bắc Ninh để cấp báo với Nguyễn Thái Học.

Ðể tránh sự phí phạm thời giờ, từ Hà Nội, Lương Ngọc Tốn thuê riêng một chiếc xe hơi kiểu du lịch để trở về Bắc Ninh, xe chạy rất nhanh đến cầu Long Biên về phía gần ga Gia Lâm, lúc ấy vào hồi 12 giờ 15 phút, đội Cảnh Sát là Saint Denis đứng gác trên cầu, ra hiệu bắt xe ngừng lại cho y khám xét. Không một giây phút chần chờ, Lương Ngọc Tốn rút ngay khẩu súng lục bắn trúng cánh tay và đùi Saint Denis. Cảnh sát trên cầu nghe tiếng còi báo động, liền hô nhau đuổi theo. Lương Ngọc Tốn liền bỏ xe hơi cắm đầu chạy theo mé sông Hồng Hà. Dân chúng trong phố Ngọc Hà không hiểu chuyện gì, thấy cảnh sát đuổi cũng xô nhau đuổi theo. Tốn phải móc túi tung giấy bạc lại phía sau cho bọn này nhặt, mới khỏi bị đuổi nữa.

Ðược phi báo, Giám đốc Hành chính là Lacombe cũng đích thân đem một đội lính Khố Xanh đi truy nã.

Lương Ngọc Tốn chạy đến bến đò Thanh Trì, tên lái đò nhất định không chịu, Tốn phải rí súng vào mang tai tên lá đò, khi ấy y mới chịu chở. Qua được sông Nhĩ, Tốn lại gặp phải bọn công nhân trong Lò bắt Thanh Trì xô nhau ra đuổi. Vạn bất đắc dĩ, Lương Ngọc Tốn phải rút súng bắn 3 phát, giết 3 tên, rồi liệng súng xuống sông. Bọn công nhân bắt trói đem nộp cho Chính quyền Thực Dân để lĩnh tiền thưởng.

NÉM BOM HÀ NỘI

Hà Nội chẳng những là Thủ Phủ Bắc Việt, mà còn là Thủ phủ cả cõi Ðông Dương. Vậy muốn cách mạng ở xứ này, trước hết phải nghĩ ngay đến cách đánh chiếm Hà Nội. Có thể nói rằng “Lấy được Hà Nội là lấy được tất cả!”. Cho nên ngay từ Tổng bộ đầu tiên, đã đặc biệt chú ý đến các địa điểm chiến lược và phải cố gắng tuyên truyền vào lớp các Hạ sĩ quan ở trong thành. Và có thể nói là hùng hậu gấp mấy chục lần ở mọi nơi. Nguyên chi bộ Không quân Bạch Mai có đến 22 đảng viên hầu hết là Cai đội do Ðội Môn tức Trần Văn Môn làm Chi bộ trưởng. Còn ở hai trại thứ 4 và thứ 9 trong thành và trại binh Khố Xanh, Ðồn Thủy, không kể các binh đoàn, chỉ kể nguyên số Cai, Ðội, Quản, Ðảng đã có đến hơn 200 người là đảng viên cán bộ.

Nhưng từ sau ngày mưu phản của Phạm Thành Dương tức Ðội Dương, thì những đồng chí quân nhân ấy nếu không bị bắt khép án tù thì cũng bị bóc lon, giáng chức đưa đi các đồn lẻ ở Thượng du làm lính.

Còn các thường Ðảng viên, như Thư ký, giáo học, thương kỹ nghệ gia và anh em thợ thuyền, nhưng nếu thiếu các anh em gươm, súng thì trong một cuộc cách mạng sắt máu, hỏi làm được việc gì!

Lực lượng chân chính của cách mạng kể từ sau ngày Nguyễn Thái Học bị bắt hụt ở Võng La, và sau ngày hàng ngàn bom ở Bạch Mai, ở Thái Hà bị khám phá. Ở Hà Nội, Ðảng chỉ còn lại Ðoàn A¨m sát là đáng kể thế thôi!

Ðoàn ấy tuy chỉ huy là Nguyễn Khắc Nhu, song lãnh đạo chính là Ký Con Ðặng Trần Nghiệp.

Sau khi chia tay cùng Lương Ngọc Tốn, Ký Con triệu tập 5 đoàn viên trong đoàn cảm tử: Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Bá Tâm và Nguyễn Quang Triểu (7) đều là học sinh trường Bách Nghệ Hà Nội.

Ký Con trao cho mỗi người một số bom, dặn đến đúng hồi 20 giờ phải ném:

20 trái ném vào nhà riêng Arnoux, chánh sở mật thám (8)

8 trái vào ngục thất Hỏa Lò

2 trái vào sở Sen Ðầm

2 trái vào sở cảnh sát quận I

2 trái vào sở cảnh sát quân II

Và sau khi làm xong nhiệm vụ, tất cả sẽ về báo cáo công tác tại căn nhà số 24 phố Hàng Giấy.

Ðồng hồ điểm đúng tiếng thứ 9, Ký Con và 5 đoàn viên khác phụ trách đi cắt giây thép, giây điện thoại trở về đầu tiên, rồi tiếp tục đến các chiến sĩ ném bom cũng về tới. Chủ nhân số 24 phố Hàng Giấy là ông Ðào Tiến Tường mừng quýnh hô gia nhân dọn bàn bầy bánh kẹo khao thưởng các chiến sĩ. Khoảnh khắc sau mọi người đều sửng sốt, vì nhận ra còn vắng một đoàn viên, đồng chí Nguyễn Bá Tâm.

Ký Con lập tức phái một đồng chí mở cuộc điều tra, và dưới đây là lời tường thuật lại của Nguyễn Bá Tâm:

“…Chắc các anh cũng biết, đó chỉ là một chuyện nghi binh. Chúng tôi mong làm thế để cho dân chúng nôn nao, và may ra thực dân sợ Hà Nội có biến, không dám đem quân đi đánh các tỉnh.. Buổi chiều hôm mồng 10, tôi còn đi học. Hai quả bom gang, tôi vẫn bỏ chơi trong túi, 8 giờ tôi mới đến trước bóp hàng Ðậu (Quận II) thấy một người gõ cửa, tôi ném luôn ngay vào chân nó. Bom nổ nhưng nó lại chạy thoát. Nó chạy mau quá, thành ra vấp vào tay tôi, làm cho bom nổ trong tay! bàn tay tôi băng đi mất! Tôi cố nhịn đau, chạy lên nằm ở trên cầu. Nghĩ thế nào cũng chết, tôi rút dao ra tự tử, nhưng dao cùn quá, đâm mãi cũng không thủng cổ! Bị đau quá! Bấy giờ tôi nằm không yên nữa, đành phải gọi xe kéo tôi vào nhà thương. Chúng nó cắt cụt tay tôi, chữa cho tôi lành. Lành, rồi chúng tra tấn cực kỳ dã man!

“Nghĩ chối mãi, chúng đánh cũng chết, tôi đành nhận là thủ hạ của Ký Con. Chún hỏi Ký Con ở đâu? Tôi khai anh thường nằm ở các khách sạn, không chỗ ở nhất định. Chúng hỏi ban ám sát có những ai? Tôi khai trừ Ký Con ra, tôi chỉ biết Nguyễn Thái Học và Phó Ðức Chính chứ chẳng biết ai, và cũng chẳng vào chi bộ nào cả..”

ÐÁP CẦU PHẢ LẠI

Sự thực thì về miền Ðông Bắc, chỉ có hai địa điểm quân sự quan trọng là Ðáp Cầu và Phả Lại. Cả hai nơi, Ðảng đã tổ chức từ lâu. Cả hai nơi, các võ trang đồng chí khá đông, thế nhưng những võ trang đồng chí ấy đã vì sự phản bội của Phạm Thành Dương tức Ðội Dương mà bị bắt hết cả rồi! Còn nguyên các thường đảng viên, Nguyễn Thái Học tính đem toàn lực mà đánh dồn cả vào một nơi “Phả Lại”, họa chăng có được! Một mặt Nguyễn Thái Học ước hẹn với các đồng chí ở vùng Lương Tài (Bắc Ninh), một mặt Nguyễn Thái Học ước hẹn với các đồng chí ở Gia Bình, Nam Sách (Hải Dương). Tất cả chia làm 5 đạo quân mà đánh vào. Hẹn đánh là ngày 12 tháng 2. Nhưng đến ngày giờ hẹn, nơi tập trung, thì các đồng chí chẳng thấy Nguyễn Thái Học đâu cả! Mọi người hết sức kinh ngạc, kéo nhau về. Mãi hôm sau mới hay tin:

Bởi mạn ngược đã không theo lệnh, mà đánh trước. Sự đánh sớm ấy gây nên hai kết quả tai hại:

  1. Việc thất bại ở Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao gieo vào lòng người ngờ vực lực lượng cách mạng.
  2. Nhà cầm quyền Pháp ở các địa phương biết việc khởi nghĩa chẳng phải là tin đồn hão, nên tích cực đề phòng.

Do sự đề phòng ấy mà ngày 11 tháng 2, Công sứ và Giám binh Tỉnh Hải Dương đem một đội lính Khố Xanh đến vây khám làng Mỹ Xá thuộc phủ Sách Nam. Cuộc vây khám ấy tuy không bắt được Nguyễn Thái Học và Trần Quang Diệu, nhưng chúng đã bắt được đồng chí Vương Khắc Hội, Trương Khắc Thông và một số võ khí.

Qua ngày 12, ngày Nguyễn Thái Học ước hẹn với các đồng chí tấn công Phả Lại; thì công sứ và Giám binh tỉnh Hải Dương lại đem lính Khố Xanh đến vây khám làng Hưng Thăng. Nguyễn Thái Học được dân làng bảo vệ, đưa lội qua bèo dầy đặc, ẩn tránh trong bụi rậm, rồi được đưa xuống thuyền bơi ra thoát khỏi vòng vây. Chỉ một chút nữa là bị bắt sống.

Cũng ngày hôm ấy, Công sứ và Giám Binh tỉnh Bắc Ninh đem lính Khố Xanh về triệt hạ nhà một cán bộ Ðảng là Nguyễn Văn Tuyên tức Chánh Tuyên, và tưới săng đốt cả làng Trụ Khôn cùng chợ Kênh Vàng, nơi cách mạng quân từ các địa phương đã kéo về tập hợp, chờ lệnh Nguyễn Thái Học mà không trông thấy.

Trở về địa phương, các đồng chí tỉnh Bắc Ninh quyết định tấn công vào đồn Binh Ðáp cầu vào đêm 18 tháng 2. Nhưng cũng bị chính quyền thực dân phát giác, nên không thành. Và sau đó một số lớn chất nổ còn được phát giác, nhất là ở vùng Bắc Giang, nơi quê hương của Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thị Giang.

Cũng đêm 18 tháng 2, một cuộc âm mưu tấn công một huyện trong tỉnh Bắc Giang do các Ðảng viên địa phương chủ mưu, cũng bị phát giác không thành (9).

ÐỒN BINH KIẾN AN

Tại miền xuôi, bộ Tham mưu VNQDÐ chủ trương đánh chiếm đồn binh tỉnh Kiến An, để rồi từ vị trí này sẽ phát động đi đánh chiếm các nơi khác.

Ngày 13 tháng 2, theo lệnh bộ Tư lệnh khu Hải Quảng, các Ðảng viên VNQDÐ chuẩn bị đánh chiếm đồn binh Kiến An.

Các lực lượng võ trang được điều động để tấn công các trại binh Pháp gồm có:

Các Ðảng viên thuộc Tỉnh Ðảng bộ Kiến An, do cán bộ HỘI chỉ huy.

Các Ðảng viên công nhân Khu Ðảng bộ Hạ Lý (Hải Phòng), phần đông là thợ thuyền, phe phen nhà máy xi măng, do các cán bộ Trần Văn Nghìn và Nguyễn Văn Nuôi chỉ huy.

Ðoàn cảm tử gồm các thanh niên, học sinh thuộc Thành Ðảng bộ Hải Phòng, do cán bộ Nguyễn Huy Thọ chỉ huy.

Một số khác gồm 50 Ðảng viên được điều động từ mỏ Mao Khê về, do hai cán bộ Nguyễn Văn Ðài và Trần Hữu Quyết chỉ huy.

Ngoài ra trong các trại binh Pháp đều có các Ðảng viên quân nhân, phần đông là hạ sĩ quan và binh sĩ, do các Cán bộ: Mai, San, Sửu chỉ huy, chịu trách nhiệm làm nội ứng.

Theo đúng quyết đề nghị, thời khởi sư đánh úp các đồn binh Pháp ở Kiến An vào đúng hồi 1 giờ đêm 13 tháng 2, trong đánh ra và ngoài đánh vào.

13 tháng 2 nhằm ngày 15 tháng giêng âm lịch, trong đêm khuya gió lạnh, các chiến sĩ Việt Quốc được võ trang gươm, dáo, bom, súng, lục, đánh tay đeo “Ðảng hiệu” nửa đỏ nửa vàng, trên có hai giòng chữ đen: “THE€ CHẾT GIẾT GIẶC PHÁP” “BỎ MÌNH CỨU NƯỚC NAM”, và mang một băng hiệu dài có hàng chữ lớn: “VIỆT NAM CÁCH MẠNG QUÂN” bắt chéo trước ngực qua lưng. Mọi người được sắp thành hàng ngũ, tản mác đi tới địa điểm chờ lệnh công phá các đồn binh địch.

Ðối với các đảng viên cư ngụ tại Kiến An, Hải Phòng thì có thể tới địa điểm tấn công một cách dễ dàng, nhưng riêng đối với các đảng viên từ Mao Khê về, thì thật là một vấn đề nan giải.

Các chiến sĩ được lệnh tập trung tại An Dương, một khu ngoại ô Hải Phòng. Ðồng chí Ðài được lệnh phải bố trí anh em quanh trại lính Khố Xanh tỉnh Kiến An trước hồi 1 giờ đêm. Khi thấy bên trại Khố Ðỏ có tiếng súng nổ, là xung quanh công phá. Một đồng chí quân nhân Chánh quản trong trại binh ấy sẽ sẵn sàng mở cổng trại đón tiếp anh em.

Nhưng làm cách nào để qua được cầu Niệm? Cây cầu nối liền Hải Phòng Kiến An. Hai đầu cầu đều có quân đội và mật thám canh gác, đò ngang cũng bị tập trung tại chân cầu.

Ðồng hồ tay chỉ 10 giờ 30 phút. Trời tối lại mưa phùn gió bấc thổi mạnh làm cho da thịt tê tái, lạnh buốt thấu xương. Anh em được lệnh cởi quần áo cùng võ khí cuốn lại, đội lên đầu buộc chặt xuống cằm, chờ lệnh sang sông.

Hầu hết các chiến sĩ đều biết bơi, và mực nước sông cầu Niệm vào mùa ấy cũng chỉ độ hơn hai thước tây.

Giữa dòng sông, bỗng một tiếng rú phát lên, ôi thôi! Một đồng chí chết đuối rồi! Một đồng chí, anh Ðài liền lặn xuống mò hồi lâu không tìm thấy, mãi khi bơi vào gần tới bờ mới đụng phải, vội đưa lên bờ làm hô hấp cứu cấp, nhưng vô hiệu.

“Anh Trần Hữu Quyết đã bỏ dở nhiệm vụ của Ðảng giao phó, Anh đã trở nên người thiên cổ rồi!”

Lúc bấy giờ là 12 giờ thiếu 10, còn gần 1 giờ nữa, để tới địa điểm tập trung. Anh em liền tập trung dùng gươm, đao đào ngay một cái huyện bên bờ sông làm lễ mặc niệm an táng đồng chí Quyết.

Bởi nhật kỳ sai biệt, Yên Bái và các nơi khác đã hành động trước rồi, Pháp quân đã thiết quân luật, bố trí đề phòng, cuộc nội ứng cũng như ngoại công không thành. Khu rút lui qua bến Cầu Niệm, địch quân đem binh truy kích, nhưng cách mạng quân đã đi xa.

PHỤ DỰC, VĨNH BẢO

1

Trở về địa phương, các chiến sĩ VNQDÐ chọn hai huyện Phụ Dực, Vĩnh Bảo, vì hai tên tri huyện này rất độc ác, tham tàn.

Hồi 20 giờ ngày 15 tháng 2, Hòa Quang Huy Ðào Văn Thê tức Giáo Thê cùng Nguyễn Văn Hộ chỉ huy 40 võ trang đồng chí đến đánh úp huyện lỵ Phụ Dực thuộc tỉnh Thái Bình. Tri huyện là Trương Trọng Hiền trốn thoát, con gái hiền là Trương Thị Kim 18 tuổi, đem hết vàng bạc châu báu ra dâng lễ cách mạng quân, nhưng tất cả đều được trao trả lại. Trương Thị Kim cũng được tha, một thiếu nữ xét ra vô tội.

Tịch thu được 6 khẩu súng trường và một số đạn rồi bắc loa kêu gọi dân chúng đến tập hợp tại Huyện đường, giải thích lý do, kể tội thực phong và kêu gọi đoàn kết.

5 giờ sáng hôm sau, cho thiêu hủy hết hồ sơ công văn, cách mạng quân kéo sang bến đò Nghìn, để sẽ hợp quân lại tiến đánh đồn binh Ninh Giang theo chương trình đã được hoạch định. Nhưng đợi mãi không thấy tới, nên tự giải tán.

2

Cũng ngày 15 tháng 2, tại làng Cổ Am, Trần Quang Diệu tập hợp các đồng chí lại bàn rằng: “Nếu nay chúng ta kéo nhau đến đánh chiếm huyện lỵ Vĩnh Bảo, tất Tri huyện Hoàng Gia Mô sẽ thừa cơ lộn xộn chạy trốn mất. Vậy thiết tưởng nên dùng mưu điệu y ra khỏi Huyện lỵ mà bắt, thì hay hơn. Nhân tôi có quen với y, nên vẫn thường đi lại, vậy nay tôi xin lãnh xứ mạng đến báo tin cho y biết: Là tôi được tin có một số cách mạng quân nổi lên, định đánh chiếm huyện lỵ chúng ta vào chiều nay, thế tất y sẽ đi báo với đồn Ninh Giang. Thừa khi ấy chúng ta chiếm cứ luôn Huyện lỵ và phái một số cách mạng quân ra đón đường giết chết y”.

Ðược các đồng chí đồng ý, Trần Quang Diệu liền đến mật báo với Tri huyện Hoàng Gia Nô theo đúng kế hoạch dự liệu. Mô hốt hoảng vội kêu tài xế đánh xe hơi ra, có hai tên lính cơ đi hầu, lên đồn binh Khố Xanh Ninh Giang báo cáo xin quân tiếp viện.

Hoàng Gia Mô đi khỏi, cách mạng quân liền kéo tới chiếm cứ huyện lỵ không gặp một sức chống cự nào! Ðảng kỳ liền được thượng lên kỳ đài. Cách mạng quân chia làm 3 toán: 10 người ở lại giữ huyện, 10 người ra phục kích ở đầu làng Nam Tạ đón Hoàng Gia Mô, còn 10 người lãnh nhiệm vụ ra ngoài huyện phố, tuyên truyền giải thích cho dân chúng hiểu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng.

Thể theo lời yêu cầu, trưởng đồn Ninh Giang cấp cho Hoàng Gia Nô 6 lính Khố Xanh, 6 súng trường và một số đạn. Họ Hoàng có ý nghi ngờ, cho hết lính lên xe hơi trở về huyện, còn họ Hoàng kêu xe tay kéo theo sau xe hơi. Về tới đầu làng Nam Tạ, cách huyện lỵ độ 50 mét, xe hơi chở lính bị ngừng lại, vì đường đã bị ngáng bằng cây tre chặn ngang. Cách mạng quân tràn ra, liệng vào xe hơi một trái tạc đạn, khiến xe hơi bị lật nhào xuống ruộng, nhưng nhân đêm trời tối, lính và tài xế thừa cơ chạy trốn. Hoàng Gia Mô khi về tới, thấy xe hơi bị lật nhào, đường bị ngáng. Biết ngay là có biến, liền xuống xe kéo, và được trưởng tuần phố huyện là tên Lợi hướng dẫn vào ngay làng Ðiềm Liêm, phía sau làng Nam Tạ, lấy quần áo vải nâu cho Hoàng Gia Mô thay, rồi đưa họ Hoàng vào ẩn náu trong một đống rơm sau nhà Ký Toản.

Ðược vợ Ký Toản mật báo, vào khoảng 6 giờ sáng hôm sau, cách mạng quân kéo tới, bắn một phát súng vào đống rơm, trúng phải đùi huyện Mô, Mô rẫy rụa nhưng không chịu ra, liền bị lôi ra trói lại, xỏ đòn tre vào giây lưng da của huyện Mô khiên về huyện đường xét xử. Trần Quang Diệu tuyên bố:

“Chúng tôi đến đây với mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp và tất cả những ai đã cúi đầu theo giặc làm hại đồng bào.

“Tên tri huyện Hoàng Gia Mô là một trong những tên đã hà hiếp tàn nhẫn bóc lột đồng bào! Là một tay tôi tớ lợi hại của giặc. Chắc đồng bào còn nhớ vụ Hoàng Gia Mô đã mưu mô vớ bọn thực dân mưu toan chiếm 6.000 mẫu ruộng của đồng bào ở bãi Dương Am để làm tư kỷ. Bản thân nó đã có tội với quốc dân rồi! Ðến cha ông nhà nó lại còn đắc tội hơn.”

Toàn thể đồng chí cũng như đồng bào có mặt tại đấy đồng thanh yêu cầu xử tử Hoàng Gia Mô.

Vợ Hoàng Gia Mô giốc hết vàng, bạc, châu báu trong tủ sắt ra làm lễ dâng cách mạng quân, xin tha tội chết cho chồng, nhưng bị cực lực từ khước. Còn Hoàng Gia Mô thì kêu van:

“Ðó là tội của ông cha tôi làm, xin các ông tha chết cho tôi, tôi xin làm một công dân để phụng sự cách mạng, và xin dâng hết của cải cũng như ruộng đất cho cách mạng.”

Hoàng Gia Mô tức thời bị giết chết bằng một phát súng trường, vát xác xuống dòng sông Cầu Mục.

Người được thực dân đưa về thay thế Hoàng Gia Mô là Cung Ðình Vận. Thừa cơ hội, Cung Ðình Vận đã khủng bố lương dân một cách vô cùng dã man để vừa lòng quan thầy thực dân, mà vơ vét tiền bạc của nhân dân không biết bao nhiêu mà kể! Thế mà đến khi Cung Ðình Vận vị Việt Minh giết chết hồi đảo chính 1945, VM lại rêu rao ầm ỷ rằng: “Cung Ðình Vận là một cán bộ cao cấp của VNQDД Ôi! thật là tuyên truyền xuyên tạc đến hết chỗ nói.

Tính từ ngày chính thức thành lập Việt Nam Quốc Dân Ðảng cho đến ngày “TỔNG KHỞI NGH¹A”, vỏn vẹn mới được 2 năm và 1 tháng, tổng cộng là 776 ngày. Ðương ở trong thời kỳ tổ chức, như vậy là đã đốt giai đoạn hàng chục năm. Hơn nữa, VNQDÐ tổ chức “TỔNG KHỞI NGH¹A” giữa thời thực dân toàn thịnh, bầy lũ chó săn đông đúc tựa như đàn dòi, cố Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học và cố Chủ tịch Ban Lập pháp Nguyễn Khắc Nhu, lại hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh tại đào, bị thực dân kết án khuyết tịch 20 năm cấm cố. Thế mà tạo nổi lực lượng khả dĩ tiến hành được cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA”. Thực là một chuyện phi thường, một kỷ luật không tiền khoáng hậu trong lịch sử cách mạng thế giới.

Bởi bí quyết nào? Các vị tiên liệt tiền bối chúng ta đã làm nên được cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” oai hùng vĩ đại ấy?

Các bí quyết ấy phải chăng là “hành động và đoàn kết”, hành động liên tục, đoàn kết chặt chẽ, quanh minh chính đại, vô vụ lợi, phát xuất do một ý tưởng cao cả, do những con người đảm lược, lúc nào cũng chỉ biết giữ cho lòng mình trong sạch, không bợn một chút nhơ: “DANH LỢI” , chỉ biết phụng sự cho lý tưởng cách mạng một cách sáng suốt, nhiệt thành, dũng cảm vô điều kiện.

Hành động quang minh, lại vô điều kiện, ánh hào quang chiếu rạng vào lòng người dân khiến họ bừng thức tỉnh, thấu đáo bổn phận người dân đối với đồng bào, với Tổ quốc mến yêu, khiến họ hy sinh tất cả cho cách mạng. Do đó mà lớn mạng, bất chấp mọi sự ngăn chặn phá hoại, khủng bố của bè lũ thực dân.

Yếu tố ấy lại được thúc đẩy bởi những sự bạo ngược, tham tàn thối nát, dã man, vô nhân đạo của thực dân và phong kiến: nên đã sớm gây thành “Trận bão lửa cách mạng”, lòa sáng trong đêm lịch sử mồng 9 rạng mồng 10 tháng 2 năm 1930, thiêu hủy khí thế hung hăng bạo tàn của bè lũ xâm lăng thống trị và làm choáng mắt bọn “cách mạng áo cơm, cơ hội chủ nghĩa”

________________________________________________________________

GHI CHÚ

 (7) Nguyễn Quang Triểu là người chú đồng chí với Nguyễn Thái Học

(8) Theo tài liệu của L. Marly giám đốc mật thám Ðông Dương viết trong cuốn “Contribution à l’histoire des mouvements politique de l’Indochine Francaise”

(9) Louis Marty, Giám Ðốc mật thám Ðông Dương đã viết trong cuốn “Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’Indochine Francaise” rằng: VNQDÐ đã có đầy đủ về quân lực đóng ở Ðông Dương. Các đảng viên ghi lực lượng của ta về nhân lực và võ khí. Người ta đã lập bản đồ nơi đóng quân, nơi chứa võ khí và nơi để đạn dược. Cuối cùng nhiều lính pháo thủ đồng lõa với Ðảng như những biến cố cho thấy..”    

Nguồn: HOÀNG VĂN ĐÀO: Lịch sử VNQDĐ

More Stories From Lịch Sử Cận Đại

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh