Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Liệu Trung Quốc có thực tâm hoà hoãn với Hoa Kỳ?


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một họp báo ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 24/5/2020.@REUTER

Chính sách của Trung Quốc qua phát biểu của Vương Nghị

Trong buổi trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã ngày 6/8, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có những đánh giá về quan hệ Trung – Mỹ hiện nay và đưa ra phản hồi về một số điểm đối đầu chính trong quan hệ giữa hai nước.

Ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc luôn duy trì tính liên tục và ổn định trong chính sách đối với Mỹ, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thách thức trong quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời đưa ra tín hiệu rằng Trung Quốc không mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục đi đến đáy. Ông thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ đang đối mặt với cục diện nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, song Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc tạo ra Chiến tranh Lạnh mới”.

Phân tích về bài phát biểu mới nhất của Vương Nghị, các học giả cho rằng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra chủ trương cơ bản là “dĩ hòa vi quý” trong chính sách đối với Mỹ, nhấn mạnh không muốn đấu nhau với Mỹ đến mức cả hai bên tổn hại, đều thua và trong thời gian tới cũng không chạy đua với Mỹ về việc gây ra sức ép lên nhau, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp đối phó linh hoạt hơn. Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh chia rẽ quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đối phó với tình hình xấu nhất.

Ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc luôn mong muốn cùng Mỹ xây dựng quan hệ Trung-Mỹ phối hợp hài hòa, hợp tác và ổn định”, đồng thời sẵn sàng ứng phó một cách bình tĩnh và hợp lý trước những kích động và nôn nóng của Mỹ, xoa dịu cục diện căng thẳng hiện nay thông qua đối thoại bình đẳng và mang tính xây dựng.

Ông cho rằng cần phải thiết lập một khuôn khổ rõ ràng cho quan hệ Trung-Mỹ, bao gồm cả việc từ chối chia rẽ, duy trì hợp tác. Ông chỉ rõ, bên cạnh việc tạo ra lợi ích phát triển sáng tạo, toàn cầu hóa và thương mại tự do cũng mang lại những mâu thuẫn và vấn đề đối với cơ cấu kinh tế và phân phối lợi ích của mỗi bên. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh hơn nữa thông qua tự cải cách, thay vì mong đợi việc chia rẽ, tách rời” để giải quyết vấn đề.

Theo ông Vương Nghị, lợi ích Trung–Mỹ giao thoa sâu sắc, việc tách rời một cách cưỡng bức sẽ gây ra tác động lâu dài đến quan hệ song phương và gây nguy hiểm cho an ninh của chuỗi công nghiệp quốc tế và lợi ích của các nước.

Phó giáo sư Thành Hiểu Hà của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng bài phát biểu mới nhất của Vương Nghị cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ về cơ bản là ổn định, phát đi các tín hiệu hòa hợp” và “hướng về phía trước”. Chuyên gia Thành Hiểu Hà dự đoán trước khi chính phủ khóa mới của Mỹ lên nắm quyền, Trung Quốc sẽ không nhất thiết phải áp dụng chiến lược ngoại giao trả đũa tương xứng trong ngoại giao với Mỹ, khiến quan hệ Trung-Mỹ không thể kiểm soát và tiếp tục xấu đi. Ông nói: Trong thời gian tới, có thể thấy Trung Quốc suy nghĩ lý tính nhiều hơn, khoan dung và không muốn leo thang thêm xung đột ngoại giao với Mỹ”.

Hình minh hoạ. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, TX bị đóng cửa hôm 22/7/2020
Hình minh hoạ. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, TX bị đóng cửa hôm 22/7/2020 Reuters

Về cơn bão ngoại giao xung quanh việc đóng cửa trụ sở tổng lãnh sự quán của nhau giữa Mỹ và Trung Quốc trong tháng 7/2020, ông Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc không mong muốn và không có lợi ích trong việc gây ra một cuộc chiến ngoại giao” với Mỹ, nhưng cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục phạm sai lầm, thì Trung Quốc sẽ theo đến cùng”.

Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu cứng rắn về Trung Quốc tại Thư viện Tổng thống Nixon ở California. Các nhà phân tích cho rằng đây là một trong những yếu tố trực tiếp để ông Vương Nghị tổ chức buổi phỏng vấn này.

Về tuyên bố của ông Pompeo rằng các chính sách tiếp xúc với Trung Quốc của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm đã thất bại, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng lập luận này đã trở lại tâm lý Chiến tranh Lạnh, phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của trao đổi Trung-Mỹ trong mấy chục năm qua. Ông nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” và nhấn mạnh: “Trung Quốc ngày nay không phải là Liên Xô năm xưa, chúng tôi càng không có ý định trở thành một nước Mỹ thứ hai”.

Vương Nghị khẳng định Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể tôn trọng chế độ xã hội của Trung Quốc, tôn trọng sự lựa chọn của người dân Trung Quốc và từ bỏ chủ nghĩa can thiệp đã thất bại. Nguyên văn trong phát biểu của ông ta như sau: “Mỹ cũng nên vứt bỏ mộng tưởng về cải tạo Trung Quốc theo nhu cầu của mình, đình chỉ can thiệp vô lý vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đình chỉ chèn ép ngang ngược các quyền lợi chính đáng của Trung Quốc”.

Phó giáo sư Lý Minh Giang của Học viện Quan hệ Quốc tế Rajalenan thuộc Đại học Công nghệ Nam Dương (Singapore) cho rằng bài phát biểu của Vương Nghị mang đậm ý tứ kêu gọi gửi đến Mỹ, nhằm truyền tải những thông điệp chính sách rõ ràng hơn tới Mỹ, nhưng hiệu quả thực tế còn hạn chế.

Lý Minh Giang cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sức ép to lớn từ chủ nghĩa dân tộc ở trong nước. Bài phát biểu của Vương Nghị cũng là lý lẽ gửi đến người dân Trung Quốc, không để người dân  trong nước hiểu lầm phản ứng bình tĩnh và lý trí của chính quyền Trung Quốc trước sự hung hăng của Mỹ là đang nhượng bộ và chịu khuất phục trước Mỹ.

Vấn đề biển Đông trong phát biểu của Vương Nghị

Ở một khía cạnh khác, Vương Nghị chỉ ra rằng Mỹ gần đây đang không ngừng gieo rắc các rắc rối ở Biển Đông, vi phạm cam kết không nghiêng về bên nào trong nhiều năm qua, đồng thời cố ý gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), qua đó nhằm mục đích trói buộc các nước trong khu vực lên chiếc chiến xa của Mỹ, từ đó phục vụ chính trị nội bộ và địa chiến lược của Mỹ”.

Ông Vương Nghị cảnh báo Biển Đông không thể trở thành chiến trường của chính trị quốc tế, đồng thời kiến nghị loại bỏ mọi sự can thiệp, nhanh chóng nối lại tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC). Điều này cho thấy có khả năng Trung Quốc hy vọng thông qua những hành động cụ thể để giảm bớt căng thẳng gần đây trên Biển Đông nhằm đạt được COC để giảm sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông. Bộ Ngoại giao Và cũng có khả năng Trung Quốc sẽ hành động để đẩy nhanh đàm phán COC nhằm trấn an các nước Đông Nam Á, tuy nhiên bản COC này phải “theo ý” Trung Quốc.

Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo âm mưu của Trung Quốc

Ngày 6/8, Lầu Năm Góc cho biết, trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ quan ngại về hành động gây bất ổn” của Trung Quốc gần Đài Loan và Biển Đông.

Phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn của Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nêu rõ: Bộ trưởng Esper cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc tuân thủ luật pháp, pháp chế, tiêu chuẩn và đáp ứng những cam kết quốc tế”.

Người phát ngôn cũng cho biết thêm Bộ trưởng Esper tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương mang tính xây dựng, ổn định và hướng tới một kết quả”.

Ngày 5/8, trả lời câu hỏi tại Diễn đàn an ninh Aspen trực tuyến, Bộ trưởng Mark Esper cho rằng thế giới đang chứng kiến Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn” trong đại dịch COVID-19 và hành động theo cách trái với quy tắc quốc tế. Trung Quốc đang cố gắng lợi dụng thảm họa COVID-19 để tạo lợi thế cho các mục đích tuyên truyền. Các hành vi của Trung Quốc đã thực sự quá mức, chúng tôi thấy họ tiếp tục cố gắng và phô trương sức mạnh ở Biển Đông.

Cũng tại diễn đàn, Bộ trưởng Esper nêu rõ: Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam vài tháng trước”

Thời gian gần đây, Trung Quốc đang xây dựng một loạt tổ hợp giám sát trải rộng trên nhiều khu vực ở Biển Đông. Nhiều địa điểm thuộc vùng biển của Trung Quốc, song một số khác lại thuộc vùng biển quốc tế.

Hình minh hoạ. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, TX bị đóng cửa hôm 22/7/2020
Hình minh hoạ. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, TX bị đóng cửa hôm 22/7/2020 Reuters

Dư luận đang dấy lên nhiều lo lắng, ít nhất là bởi khả năng phục vụ cả các mục tiêu dân sự và quân sự của mạng lưới này. Dù có bề ngoài là các công trình và hệ thống dân sự, song những hạ tầng được nhắc đến có thể là một phần nỗ lực của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) nhằm kiểm soát Biển Đông. Rất khó để tưởng tượng những dữ liệu giám sát mà hệ thống này thu về sẽ không được PLAN tiếp cận và sử dụng cho các mục tiêu quân sự. Đây cũng có thể chỉ là “bề nổi” của mạng lưới giám sát quy mô hơn, hầu hết đều nằm dưới đáy biển, những hạ tầng góp phần củng cố lợi thế chiến lược của Trung Quốc trong khu vực trước các quốc gia khác, và có thể được dùng để giám sát hoạt động của Hải quân Mỹ.

Thêm nữa, Trung Quốc mới đây đã sửa đổi các quy định về đường thủy với nội dung nhấn mạnh các vùng duyên hải”, thay vì cụm từ “ngoài khơi” như trước. Trang tin Indo-Pacific News cho rằng Trung Quốc đang tích cực thể hiện quyền kiểm soát tại vùng biển (Biển Đông). Vì vậy việc thay đổi cụm từ ngoài khơi sang duyên hải có thể là bước tiếp theo để quốc gia này hợp thức hóa các tuyên bố chủ quyền của mình (tại Biển Đông)”. Chưa rõ các tổ hợp giám sát đang được thiết lập rộng khắp ở Biển Đông có thực sự hữu ích cho mục tiêu này hay không, song sự hiện diện của chúng trong các vùng biển khu vực cũng đã có những ý nghĩa biểu tượng rất đáng chú ý.

Tiến sỹ Collin Koh, nhà nghiên cứu làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam School cho rằng mạng lưới này không chỉ đơn thuần có giá trị biểu tượng trên phương diện chính trị. Ông nói: Khu vực này bao gồm các vùng biển nhạy cảm… Hải Nam là căn cứ quan trọng của Hải quân PLA, với tư cách không chỉ là một căn cứ của lực lượng hải quân, mà còn là căn cứ đảm bảo năng lực răn đe hạt nhân trên biển”. Ông cho rằng những tổ hợp kể trên phản ánh khả năng kiểm soát ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với vùng biển khu vực, và trong trường hợp cần thiết, những hạ tầng này có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu phục vụ vấn đề an ninh.

Theo một số nguồn tin, các tổ hợp giám sát mới được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Hải Nam. Cùng với các đảo nhân tạo và Vạn lý Trường thành Ngầm, những hạ tầng này thiết lập nên một mạng lưới giúp Trung Quốc thâu tóm quyền kiểm soát khu vực, thậm chí là cả vùng biển quốc tế. Và từ đó, Trung Quốc sẽ từng bước củng cố sự hiện diện của mình ở khắp mọi ngõ ngách của Biển Đông.

Nguồn: RFA/Nguyễn Trường

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh