Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát phần mềm thoại và công nghệ hoán đổi khuôn mặt


Khách ghé thăm gian hàng của Tencent tại Triển lãm 5G Thế giới ở Bắc Kinh vào ngày 22/11/2019. (Ảnh: Jason Lee/File Photo/Reuters)

Sau lệnh cấm ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse của Hoa Kỳ vào tháng trước, chính quyền Trung Cộng đã đưa ra thông báo chính thức hôm 18/03 nhằm thắt chặt kiểm soát Internet đối với phần mềm thoại trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, gây áp lực buộc các công ty công nghệ nội địa thực hiện các biện pháp giám sát.

Người dùng Trung Quốc đã sử dụng cuộc trò chuyện âm thanh của Clubhouse để tham gia các cuộc thảo luận toàn cầu trong thời gian thực về các chủ đề nhạy cảm bị Trung Cộng kiểm duyệt, chẳng hạn như cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ứng dụng nhắn tin âm thanh có thể che giấu danh tính của người dùng – nó có thể thay đổi giọng nói và các tin nhắn không bị lưu lại công khai, ngăn chính quyền Trung Cộng giám sát phát ngôn trực tuyến. Do đó, Trung Cộng đã chặn Clubhouse ở Trung Quốc sau khi ứng dụng này được ra mắt vào tháng 4/2020.

Tiếp sau sự phổ biến của Clubhouse, các công ty công nghệ Trung Quốc như Xiaomi đã tung ra các nền tảng mạng xã hội âm thanh tương tự, sử dụng công nghệ hoán đổi khuôn mặt để thay đổi giọng nói. Công ty Xiaomi sản xuất điện thoại thông minh và các ứng dụng di động.

Các ứng dụng thoại và tin nhắn âm thanh trực tuyến đặt ra thách thức đối với hệ thống giám sát internet của Trung Quốc và do đó, chế độ này đang hành động để kiểm soát chúng. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã phát hành một thông báo chính thức trên trang web của mình hôm 18/03 cho biết CAC và Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan an ninh mạng và các cơ quan công an tăng cường đánh giá tính bảo mật của phần mềm thoại xã hội  và các công nghệ internet và ứng dụng mới liên quan đến công nghệ hoán đổi khuôn mặt, để duy trì an ninh quốc gia và trật tự công cộng.

Theo Tân Hoa xã, CAC và Bộ Công an đã triệu tập lãnh đạo của 11 công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm cả Alibaba, NetEase Cloud Music, Xiaomi và Tencent, để gây áp lực buộc họ phải cấm phần mềm thoại trên nền tảng của họ.

Theo CAC, 11 công ty đã không cần mẫn thực hiện các quy trình đánh giá bảo mật liên quan đến các ứng dụng nhắn tin âm thanh trên nền tảng truyền thông xã hội của họ và phần mềm thay đổi giọng nói liên quan đến công nghệ hoán đổi khuôn mặt. Cơ quan này kêu gọi họ tiến hành đánh giá an ninh và khắc phục các mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh internet một cách kịp thời, đồng thời gửi báo cáo cho CAC và các cơ quan công an.

Một nhà hoạt động trên mạng internet Trung Quốc họ Đinh nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) hôm 18/03 rằng biện pháp gần đây của Trung Cộng cho thấy họ có ý định tiếp tục kiểm soát chặt chẽ internet và cuối cùng tiếp quản các công ty công nghệ thuộc sở hữu tư nhân.

“Tôi nghĩ tình trạng kiểm soát này ngày càng chặt chẽ hơn. Bước tiếp theo sẽ là quốc hữu hóa các công ty công nghệ lớn như Tencent và Alibaba,” cô nói.

Nhà hoạt động trên mạng internet Trung Quốc Thẩm Chi nói với RFA rằng khi nhà chức trách yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet thực hiện đánh giá bảo mật và gửi dữ liệu và báo cáo, điều đó cho thấy rằng các công ty tư nhân này đang tham gia hệ thống giám sát của chế độ Trung Quốc và trở thành một phần của chính phủ.

Một kỹ thuật viên CNTT họ Triển đã giải thích quá trình giám sát trực tuyến với RFA.

“Các công ty cung cấp dịch vụ internet này có cơ chế thu thập giọng nói ban đầu của bạn trong tin nhắn âm thanh trên TikTok hoặc các nền tảng khác, đồng thời ghi lại và lưu trữ chúng trên máy chủ của họ. Nó không được cung cấp cho công chúng và các công ty khác, nhưng nó được kết nối với các cơ quan công an,” ông cho biết.

Ông cho biết trong tương lai, phần mềm điện thoại di động nội địa hoặc các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc sẽ thu thập thông tin sinh trắc học, bao gồm giọng nói, cũng như các dữ liệu cá nhân khác.

“Nó tương đương với một cơ quan công an. Họ [các công ty công nghệ] có cơ chế để theo dõi bạn và buộc bạn chịu trách nhiệm. Nó đã được triển khai trong ngành [công nghệ]. Tôi biết rằng ở những nơi công cộng có dịch vụ internet và máy tính, chẳng hạn như quán cà phê internet và trung tâm dịch vụ văn phòng trong khách sạn năm sao, CAC đã [lắp đặt] một cổng nhân bản ở lối vào dữ liệu ở đó và dữ liệu bạn nhập và nhận về phải được chuyển qua cổng dữ liệu này, vốn là cổng dữ liệu của Cơ quan Công an.”

Theo CAC, các quan chức Trung Quốc cũng đang yêu cầu các công ty công nghệ gửi báo cáo cho chính phủ để đánh giá an ninh nếu họ có kế hoạch bổ sung các chức năng mới hoặc dịch vụ thông tin mới “có khả năng huy động xã hội”.

Do Alex Wu thực hiện
Nguyễn Lê@ePochTimes biên dịch

Tags:

More Stories From Trung Cộng

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh