Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, December 22, 2024

“Tuần trăng mật” của Duterte với Trung Quốc đã kết thúc


Hình vệ tinh của Maxar cho thấy tàu dân quân biển của Trung Quốc ở đá Ba Đầu (Trường Sa) hôm 23/3/2021

Lời nói gió bay

Tình hình ở Biển Đông lại một lần nữa trở nên phức tạp, lần này xảy ra xung quanh rạn Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Đài Loan đang tranh chấp.

Chính quyền Philippines đã công bố những bức ảnh của hơn 200 tàu thuyền Trung Quốc tập hợp tại đó từ ngày 7/3. Ngoại trưởng Philippines Theodore Locsin tuyên bố rằng Manila phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana kêu gọi Bắc Kinh ngừng xâm lược”, rút đội tàu về, cho rằng tình hình hiện tại là “hành động khiêu khích nhằm quân sự hóa khu vực này”.

Bác bỏ các cáo buộc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Do các điều kiện trên biển, một số tàu cá Trung Quốc đã trú ẩn gần rạn Đá Ba Đầu. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn bình thường và hy vọng tất cả các bên có thể đánh giá việc này một cách hợp lý”.

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố: Mỹ có chung lập trường với đồng minh Philippines, lo ngại việc các tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại khu vực Đá Ba Đầu. Chúng tôi yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc dùng lực lượng bán quân sự đe dọa và khiêu khích các nước khác, gây xói mòn hòa bình và an ninh.”

Canh bạc thất bại của Duterte

Sau khi Philippines đã thắng vụ kiện lịch sử trước Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tại Tòa trọng tài vào năm 2016. Khi trở thành Tổng thống, Duterte đã quyết định bỏ qua Phán quyết này và quay sang nồng hậu” với Bắc Kinh, phớt lờ cách tiếp cận đối đầu của chính phủ tiền nhiệm. Sau 5 năm, nỗ lực tuyệt vọng của Duterte nhằm biến Philippines thành một người bạn hữu hảo của Trung Quốc đang ở ngã rẽ sống còn, do các động thái không có đi có lại của Trung Quốc, cùng với sự hỗ trợ quốc tế không đáng kể và đàm phán không mấy tiến triển giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Quyết định vào tháng 2/2020 của Duterte (sau đó đã rút lại vào tháng 6), chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng Mỹ-Philippines (VFA) và tuyên bố tháng 2/2021 của ông yêu cầu Mỹ trả chi phí nếu muốn duy trì VFA, là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Manila- Washington vẫn không mấy êm đẹp. ASEAN, được cho là sẽ đối phó với những thách thức như vậy ở cấp độ ngoại giao đa phương, cũng tỏ ra bị động trước những tình huống như vậy.

Ngay cả ở cấp khu vực, các biện pháp đối phó chính trị-quân sự hạn chế của Indonesia, cũng như nỗ lực của Philippines trong việc hợp tác với Trung Quốc về cơ bản đều không mang lại kết quả tích cực cho tranh chấp Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong vài tháng qua, với các hành động hung hăng của Trung Quốc dâng cao hơn bao giờ hết. Bên cạnh chiến lược cắt lát salami”, được thực hiện thông qua cải tạo và quân sự hóa các đảo, Trung Quốc đang tăng cường thay đổi thể chế trong nước để nâng cao năng lực cho lực lượng của mình trên mọi mặt trận.

AP21084150282113.jpg
Hình vệ tinh của Maxar cho thấy hàng loạt tàu dân quân biển của Trung Quốc ở đá Ba Đầu (Trường Sa) hôm 23/3/2021. AP

Song song với việc Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) nỗ lực tinh gọn lực lượng và đẩy mạnh chiến lược Chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) ở các vùng biển Đông Nam Á, Luật Hải cảnh mới được thông qua cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu nước ngoài hoặc bất kỳ vật thể lạ nào xâm phạm yêu sách “đường 9 đoạn” mở rộng của Trung Quốc. Ngay sau khi đạo luật này được thông qua, ngư dân Philippines đã cho biết họ đã bị dân quân và hải cảnh Trung Quốc cản trở không cho đánh cá ở khu vực đảo Thị Tứ ở Trường Sa.

Cho dù Đại sứ Philippines tại Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc hứa sẽ không áp dụng Luật Hải cảnh mới với Philippines, nhưng sự kiện tại Đá Ba Đầu hiện nay đã cho thấy lời hứa của Trung Quốc dường như không có trong hiện thực. Điều này cũng cho thấy “tuần trăng mật” trong chính sách thân Trung Quốc của Duterte đang kết thúc một cách đau đớn.

Đông Nam Á phải thức tỉnh

Những diễn biến này đặt ra thách thức trực tiếp đối với chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các bên có tranh chấp là Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan.

Nhiều hoạt động hung hăng và mạnh bạo của Trung Quốc được thực hiện trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các bên tranh chấp khác. Đây là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Trong số tất cả các bên có yêu sách ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam là nạn nhân của hầu hết các hành động đơn phương của Trung Quốc.

Dù đây không phải là lần cuối cùng Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền bằng cách xâm phạm EEZ của nước khác, điều đáng báo động là Trung Quốc đang ngày càng quyết liệt hơn trong các nỗ lực của mình. Số lượng lớn các tàu Trung Quốc hiện diện trong EEZ của Philippines cho thấy Trung Quốc muốn đe dọa và bắt nạt Philippines trong bối cảnh Manila không còn là đối tác quân sự thân thiết của Mỹ như trước cuộc bầu cử của Duterte vào năm 2016.

000_96B6UY.jpg
Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại thượng đỉnh Mỹ Trung ở Alaska hôm 18/3/2021. AFP

Những động thái này cũng phù hợp với tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội năm 2010 rằng Trung Quốc là nước lớn, lớn hơn tất cả các quốc gia ASEAN cộng lại. Đây là sự thật hiển nhiên”. Rõ ràng, Trung Quốc biết rằng các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế này, trừ khi họ quyết định các chiến lược mang tính bước ngoặt và tham gia các thỏa thuận hợp tác quân sự do Mỹ cùng các đối tác và đồng minh dẫn đầu.

Những diễn biến lặp đi lặp lại này làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Trung Quốc trong việc duy trì hiện trạng ở Biển Đông, đàm phán COC và nỗ lực hòa giải những khác biệt với các bên tranh chấp ở Đông Nam Á. Điều này cũng cho thấy đối với Trung Quốc, vấn đề tranh chấp lãnh thổ được xếp hạng rất cao trong danh sách các ưu tiên chiến lược. Sự quyết đoán bất cần của Trung Quốc, không quan tâm đến các phản ứng chính sách của các nước láng giềng như Philippines, khiến các cơ chế mới như “Bộ tứ” ( Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) trở nên đặc biệt phù hợp. Việc Trung Quốc tiếp tục gây hấn ở Biển Đông có thể buộc các nước trong khu vực tính đến việc phối hợp với các nước cùng chí hướng” chống lại Bắc Kinh. Có những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cam kết thiết lập lại các mối liên hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh, đối tác và những người bạn cũ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vấn đề tự do hàng hải và Biển Đông đóng vai trò nổi bật trong các chính sách châu Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chính quyền mới.

Đặc biệt, Mỹ đang rất muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực hơn nữa . Mỹ cũng đang thúc đẩy các hợp tác quân sự và quốc phòng với Việt Nam. Tuy nhiên, sự đáp ứng của Việt Nam vẫn chưa thể hiện vai trò tích cực mà Việt Nam có thể thực hiện.

Sự thất bại rõ ràng trong chính sách thân Trung Quốc của Duterte chứng tỏ Trung Quốc sẽ không phân biệt bạn và thù khi đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu hiện đại hóa” vào năm 2050. Và điều này sẽ là “bài học xương máu” cho Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Sự ngạo mạn  Dương Khiết Trì đối với những người đồng cấp Mỹ tại cuộc họp ở Alaska vừa kết thúc không chỉ trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận truyền thống của Trung Quốc đối với Mỹ, mà còn dự báo sự xâm nhập của Trung Quốc vào Biển Đông sẽ không chỉ là sự cố một lần. Các nước Đông Nam Á cần phải có kế hoạch đối phó những hành động liên tiếp như vậy trong tương lai.

Nguồn: Đặng Uyên Tường @ RFA

Tags: , ,

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh